Viêm tụy là một trong những bệnh lý có diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp cấp tính, bệnh có thể biến chứng và gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Tìm hiểu những thông tin về bệnh cũng như nguyên nhân gây viêm tụy là cách hữu hiệu để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về bệnh viêm tụy?
Tuyến tụy là một cơ quan quan trọng ở hệ tiêu hóa và hệ nội tiết của cơ thể. Nó nằm ở vùng bụng sau dạ dày, phía bên trái bụng, gần với phần đầu của ruột non..
Viêm tuyến tụy là tình trạng tuyến tụy bị viêm sưng do dịch tiêu hóa hoặc enzim tấn công.
Bệnh được chia ra làm 2 loại phổ biến như sau:
– Viêm tụy cấp: Đây là tình trạng viêm tụy xảy ra đột ngột và tiến triển một cách nhanh chóng. Viêm tụy cấp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là có nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng.
– Viêm tụy mạn tính: Tình trạng viêm tụy kéo dài và thường xảy ra ở những trường hợp như lạm dụng rượu bia hoặc mắc các bệnh lý khác như xơ nang, sỏi mật, tăng mỡ máu… Viêm tụy mạn tính dễ gây suy giảm chức năng tụy, dẫn tới các vấn đề về đường tiêu hóa, đường huyết.
2. Nguyên nhân gây viêm tụy
2.1 Sỏi mật – Nguyên nhân gây viêm tụy
Nếu một viên sỏi mật đi vào ống mật chủ và bị tắc lại tạm thời chặn dẫn lưu dịch tụy từ ống tụy. Điều này khiến các enzym tiêu hóa thức ăn do tụy tiết ra bị nghẽn lại bến trong tuyến tụy. Các enzym tắc nghẽn sẽ tự tiêu hóa tuyến tụy và dẫn tới phản ứng viêm của viêm tụy do sỏi mật.
2.2. Lạm dụng đồ có cồn
Việc uống quá nhiều rượu cũng là nguyên nhân chính dẫn tới viêm tụy. Cơ chế là do các chất độc hại của rượu gây ra các phản ứng viêm trong tuyến tụy hoặc cách nào đó làm kích hoạt các enzym tiêu hóa ở tuyến tụy.
2.3. Một số bệnh tự miễn
Đây là nguyên nhân hiếm gặp của viêm tụy nhưng dễ làm gia tăng tỷ lệ tàn tật và tử vong, xuất hiện các đợt viêm tụy cấp lặp đi lặp lại.
2.4. Lượng mỡ trong máu cao – Nguyên nhân gây viêm tụy
Axit béo tự do làm tổn thương trầm trọng các tế bào thông qua các cơ chế, bao gồm tổn thương nội mô, rò rỉ mạch máu… Tăng triglyceride máu do thuốc cũng là một nguyên nhân quan trọng khác gây viêm tụy cấp
3. Dấu hiệu nhận biết viêm tụy
Theo các chuyên gia, người mắc viêm tụy cấp có thể xuất hiện một loạt dấu hiệu bất thường sau:
– Đau bụng: Đau bắt đầu ở vùng thượng vị và lan đến vùng lưng. Đặc biệt, cảm giác đau có thể nghiêm trọng hơn sau khi ăn, đặc biệt là khi khẩu phần bữa ăn chứa nhiều thức ăn giàu chất béo.
– Chướng bụng: Bụng to và có cảm giác chướng lên.
– Buồn nôn: Người bệnh cảm giác buồn nôn và thậm chí nôn mửa.
– Sốt: Cơ thể xuất hiện triệu chứng tăng nhiệt độ, dẫn đến tình trạng sốt.
– Nhịp tim nhanh: Nhịp tim tăng nhanh ở người bệnh cũng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm tụy.
Triệu chứng viêm tụy mãn tính cũng tương tự như trên. Bên cạnh đó, người mắc viêm tụy mãn có thể gặp tình trạng sụt cân và suy dinh dưỡng, nguyên nhân là do tuyến tụy bị viêm gây suy giảm khả năng điều tiết enzyme quan trọng trong quá trình tiêu hóa.
4. Biến chứng nếu không điều trị bệnh viêm tụy kịp thời
Tuy là một trong những bệnh lý có thể điều trị khỏi với khả năng đáp ứng tốt nhưng lại là bệnh lý có nguy cơ tử vong cao nếu không được can thiệp điều trị kịp thời.
Bệnh sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm có liên quan trực tiếp đến tụy và các cơ quan xung quanh khác.
4.1. Biến chứng của viêm tụy cấp
– Nhiễm trùng, hoại tử tụy: Là tình trạng một phần tuyến tụy hoặc toàn bộ tuyến tụy bị hoại tử. Hoại tử dễ dẫn đến nhiễm trùng huyết, suy đa tặng và tử vong.
– Xuất huyết tụy: Là hiện tượng tuyến tụy bị chảy máu. Biến chứng này có thể gây đau bụng dữ dội, sốc.
– Suy hô hấp: Tình trạng phổi không thể cung cấp đủ oxy cho cơ thể và có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
4.2. Biến chứng viêm tụy mạn tính
– Suy tụy: Tuyến tụy bị suy giảm chức năng, từ đó dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa và đường huyết.
– Đái tháo đường: Tuyến tụy không sản xuất đủ insulin, dẫn đến lượng đường trong máu cao.
– Loét dạ dày: Là tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày, dẫn đến đau bụng, khó tiêu, buồn nôn và nôn.
– Tắc ruột: Là tình trạng ruột bị tắc nghẽn, dẫn đến đau bụng, táo bón, buồn nôn, nôn.
– Ung thư tụy: Là tình trạng các tế bào ở tụy bắt đầu phát triển lên vượt tầm kiểm soát và tạo thành khối u.
5. Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm tụy có thể xảy ra
Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa bệnh viêm tuy mà mọi người có thể tham khảo và áp dụng:
– Ăn uống lành mạnh: Là một trong những yếu tố quan trọng quyết định việc phòng ngừa và điều trị bệnh viêm tụy. Hạn chế tối đa việc ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo và đường, thay vào đó nên tăng cường bổ sung dinh dưỡng từ rau xanh, trái cây và thực phẩm giàu chất xơ.
– Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên: Điều này sẽ giúp cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa và giảm nguy cơ mắc bệnh viêm tụy. Tuy nhiên, hãy nhớ tập luyện với cường độ vừa phải và không quá sức để tránh gây ra các biến chứng khác.
– Kiểm soát cân nặng: Cân quá nặng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tụy. Vì vậy, mọi người hãy kiểm soát cân nặng của mình bằng cách duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện thường xuyên.
– Thăm khám sức khỏe định kỳ: Cơ thể con người hoạt động và phát triển mỗi ngày. Do đó, để kiểm soát được những bệnh lý có nguy cơ tiềm ẩn và gây nguy hiểm thì việc chủ động sàng lọc sức khỏe định kỳ 6 – 12 tháng/lần vô cùng quan trọng.
Bài viết trên đây đã cho bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây viêm tụy, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả. Bên cạnh các phương pháp phòng ngừa, mọi người cần chủ động xây dựng thói quen sống lành mạnh và thường xuyên nâng cao thể trạng bạn nhé