Tìm hiểu cách điều trị hen phế quản ở người lớn

Hen phế quản là bệnh lý xảy ra ở nhiều lứa tuổi. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin tổng quan về bệnh hen phế quản khởi phát ở người trưởng thành, bao gồm các nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị hen phế quản ở người lớn.

1. Tổng quan các thông tin về bệnh hen phế quản ở người lớn

1.1 Bệnh hen phế quản khởi phát ở người lớn

Hen phế quản hay hen suyễn là một bệnh là tăng khả năng đáp ứng của đường thở với các tác nhân kích thích khác nhau gây tắc nghẽn đường thở. Sự co thắt các cơ xung quanh đường thở và tình trạng viêm dẫn đến sưng niêm mạc và tăng tiết chất nhầy, từ đó gây khó thở và ho.

Nguyên nhân phổ biến nhất khiến cơn hen bùng phát là nhiễm trùng, tập thể dục, chất gây dị ứng và ô nhiễm không khí.

Bệnh hen suyễn có thể bắt đầu ở mọi lứa tuổi nhưng nếu được quản lý phù hợp và đúng cách, những người mắc bệnh hen suyễn có thể có cuộc sống năng động, bình thường.

Người trưởng thành mắc bệnh hen phế quản hay còn gọi là mắc bệnh hen phế quản khởi phát ở người lớn.

Cách điều trị bệnh hen phế quản ở người lớn

Hen phế quản cần được phát hiện và kiểm soát kịp thời để tránh những nguy hiểm cho sức khỏe

1.2 Nguyên nhân gây hen phế quản khởi phát ở người lớn

– Các chuyên gia y tế chưa xác định được tại sao hen phế quản lại phát triển ở người lớn, nhưng có một số yếu tố nhất định chẳng hạn như tiếp xúc với hóa chất hoặc chất kích thích ở nơi làm việc có thể gây ra bệnh hen phế quản ở người trưởng thành.

Theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ (ALA) cứ 6 trường hợp mắc hen phế quản thì có 1 trường hợp xảy ra do phơi nhiễm nghề nghiệp. Những chất gây ra triệu chứng hen phế quản được gọi là chất gây hen phế quản.

– Một yếu tố nguy cơ khác có thể là dị ứng. Dị ứng gây ra khoảng 30% trường hợp mắc bệnh hen phế quản ở người lớn.

– Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ có thể khiến bệnh hen phế quản khởi phát ở người trưởng thành. Một số phụ nữ phát triển các triệu chứng hen đầu tiên là trong hoặc sau khi mang thai. Hoặc phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh có thể xuất hiện các triệu chứng hen suyễn đầu tiên.

– Hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá có thể gây ra các triệu chứng hen phế quản.

– Các bệnh lý, virus, hoặc nhiễm trùng khác nhau có thể là yếu tố khởi phát hen phế quản ở người trưởng thành. Cảm lạnh nặng hoặc bị cúm thường là yếu tố gây ra bệnh hen suyễn ở người trưởng thành.

– Béo phì dường như làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh hen suyễn khi trưởng thành.

– Những người mắc bệnh hen suyễn khi còn nhỏ có thể bị bệnh hen suyễn tái phát sau này khi lớn lên.

1.3 Triệu chứng hen phế quản khởi phát ở người lớn

Bất kể tuổi tác ra sao, các triệu chứng của hen phế quản có thể bao gồm:

– Ho khan, đặc biệt là về đêm hoặc do phản ứng với các “tác nhân” cụ thể

– Tức ngực; thở khò khè, có tiếng huýt sáo khi thở ra

– Khó thở sau khi tập thể dục hoặc gắng sức

– Hụt hơi

– Cảm lạnh kéo dài

Bệnh hen phế quản ở người lớn và cách điều trị

Triệu chứng điển hình của bệnh hen phế quản

1.4 Một số điểm khác nhau giữa bệnh hen phế quản ở người lớn và trẻ em

Bệnh hen suyễn ở trẻ em và người lớn có một số điểm tương đồng, chẳng hạn như triệu chứng tiêu chuẩn. Tuy nhiên có những sự khác biệt như sau:

– Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng có thể khác nhau ở trẻ em và người lớn. Bệnh hen phế quản phát triển ở thời thơ ấu thường liên quan đến các triệu chứng đến rồi đi. Còn đối với trường hợp bệnh khởi phát ở người trưởng thành, các triệu chứng sẽ dai dẳng và khó kiểm soát hơn.

– Người lớn mắc hen suyễn có thể bị suy giảm chức năng phổi nhanh hơn là trẻ em. Người lớn ở tuổi trung niên có thể bị cứng thành ngực khiến việc điều trị hen trở nên khó khăn hơn.

– Người lớn cũng có nguy cơ tử vong do hen phế quản cao hơn trẻ em. Tuy nhiên nguyên nhân tại sao có điều này vẫn chưa được lý giải rõ ràng, có thể là do các triệu chứng có xu hướng khó được kiểm soát tốt hơn so với trẻ em hoặc do chẩn đoán muộn.

2. Chẩn đoán bệnh hen phế quản ở người lớn

Chẩn đoán chính xác bệnh hen phế quản ở người trưởng thành là điều rất quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch điều trị hiệu quả.

Trong nhiều trường, bệnh hen phế quản khởi phát ở người trưởng thành mất nhiều thời gian để chẩn đoán so với bệnh xảy ra ở trẻ em. Ví dụ, bệnh hen phế quản phát triển ở người lớn đôi khi bị nhầm lẫn với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD.

Để chẩn đoán hen phế quản ở người lớn, cần thông qua khám lâm sàng, khai thác tiền sử bệnh và các xét nghiệm chức năng phổi.

3. Cách điều trị

Điều trị hen phế quản khởi phát ở người trưởng thành có thể bằng sự kết hợp giữa thay đổi lối sống và dùng thuốc. Phụ thuộc vào tình trạng của mỗi người mà phác đồ, kế hoạch điều trị cụ thể sẽ khác nhau. Nhìn chung một kế hoạch điều trị toàn diện thường bao gồm:

3.1  Sử dụng thuốc giãn phế quản – Cách điều trị bệnh hen phế quản ở người lớn

Cách điều trị hen phế quản ở người lớn hầu hết các trường hợp là sử dụng thuốc giãn phế quản. Có nhiều loại thuốc giãn phế quản khác nhau bao gồm cả loại tác dụng kéo dài và tác dụng nhanh. Cả hai đều có vai trò trong việc kiểm soát bệnh và triệu chứng hen.

– Thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh hoạt động bằng cách thư giãn các cơ của đường thở. Khi các cơ xung quanh đường thở được thư giãn, đường thở sẽ mở rộng từ đó khiến người bệnh dễ dàng thở hơn. Người ta thường sử dụng thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh qua ống hít. Thuốc làm giảm các triệu chứng đột ngột chẳng hạn như thở khò khè và khó thở.

– Thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài cũng làm thư giãn đường thở nhưng chúng có tác dụng lâu hơn các loại thuốc hít tác dụng nhanh. Thay vì điều trị các triệu chứng đột ngột, sẽ ngăn ngừa các triệu chứng.

3.2 Sử dụng thuốc Corticosteroid – Cách điều trị hen phế quản ở người lớn

Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể sử dụng ống hít có chứa corticosteroid để điều trị bệnh hen khởi phát ở người lớn. Thuốc hít có chứa corticosteroid không điều trị các triệu chứng đột ngột. Thay vào đó, chúng làm giảm tần suất các triệu chứng.

Bệnh hen phế quản ở người lớn và cách điều trị

Kiên trì và tuân thủ điều trị sẽ giúp người bệnh hen phế quản có thể kiểm soát được bệnh, giảm triệu chứng

3.3 Thay đổi lối sống – Cách điều trị bệnh hen phế quản ở người lớn

Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của bệnh là hút thuốc lá dó đó cần dừng hút thuốc và tránh xa khói thuốc càng sớm càng tốt.

Một việc đặc biệt quan trọng người bệnh cần lưu ý là dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc không kê đơn trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Theo dõi các triệu chứng hàng ngày và nhận biết các dấu hiệu bùng phát. Từ đó chủ động giảm tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích cũng là một kế hoạch trong điều trị, kiểm soát và phòng ngừa hen phế quản hàng ngày. Giảm tiếp xúc với các chất gây dị ứng đã biết càng nhiều sẽ giúp giảm các triệu chứng bùng phát hiệu quả.

Chủ động điều trị các triệu chứng càng sớm càng tốt và tuân thủ điều trị giúp kiểm soát cơn hen trầm trọng, ngăn ngừa các tình huống đe dọa đến tính mạng.

Cách điều trị hen phế quản ở người lớn thường bao gồm thuốc và thay đổi lối sống. Người bệnh nên đến đơn vị y tế chất lượng, bác sĩ giỏi chuyên môn để được điều trị đúng cách bằng phác đồ phù hợp, tránh để bệnh diễn tiến thành biến chứng nặng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital