Sụp mí là một vấn đề nhãn khoa thường gặp, ảnh hưởng tới thẩm mỹ và thị lực của mọi người. Cùng tìm hiểu ngay các nguyên nhân gây sụp mí mắt và những dấu hiệu thường gặp để chủ động nhận biết và xử trí kịp thời qua bài viết sau đây!
Menu xem nhanh:
1. Sụp mí mắt là bệnh gì?
Sụp mí mắt là phần da mí mắt trên bị chùng xuống, che đi một phần nhãn cầu. Điều này có thể dẫn tới tình trạng thị lực bị cản trở và ảnh hưởng tới thẩm mỹ của khuôn mặt. Một số trường hợp sụp mí có thể tự khỏi, nhưng một số trường hợp thì phải xử trí kịp thời để không ảnh hưởng tới tầm nhìn của mọi người.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Bình thường, mi mắt trên che qua vùng rìa giác mạc trên khoảng 2mm – phần ranh giới giữa lòng trắng và lòng đen. Nếu mi mắt bị chùng xuống và che quá giới hạn kể trên thì được coi là sụp mi. Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng sụp mí, cụ thể:
2.1. Nguyên nhân bẩm sinh
Sụp mí mắt do bẩm sinh chiếm tới khoảng 70% các trường hợp mắc sụp mí mắt. Trẻ mắc sụp mí từ nhỏ do sự rối loạn, thay đổi kết cấu của các sợi cơ nâng mi khiến các tổ chức cơ mất đi hoặc giảm chức năng này. Các chuyên gia chia nguyên nhân gây sụp mí mắt này thành ba dạng chính là sụp mí bẩm sinh đơn thuần, sụp mí mắt bẩm sinh phức tạp và sụp mí bẩm sinh phối hợp. Sụp mí mắt bẩm sinh đơn thuần có thể kết hợp với các tật khúc xạ nhẹ, khiến trẻ bị nhìn mờ. Sụp mí mắt bẩm sinh phúc tạp có bao gồm tình trạng sệ mí và ảnh hưởng của dị dạng, thay đổi kết cấu mặt.Sụp mí mắt bẩm sinh phối hợp còn có sự bất thường của hoạt động nâng cơ mắt, dẫn tới khó mở mắt và mi.
2.2. Nguyên nhân mắc phải
Tình trạng sụp mí có thể xuất hiện ở bất kỳ thời gian, địa điểm hoặc độ tuổi nào được gọi là sụp mí mắt mắc phải. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do chấn thương, liệt dây thần kinh số 3, nhược cơ… Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà sụp mí có thể xảy ra ở một hoặc hai mắt. Ngoài ra, có một số nguyên nhân có thể gây sụp mí trong thời gian ngắn và có thể tự hồi phục. Tuy nhiên, cũng có không ít nguyên nhân gây sụp mí không thể tự phục hồi và cần được điều trị, xử trí bằng các phương pháp khoa học.
3. Dấu hiệu nhận biết
Bệnh sụp mí khá thường gặp trong đời sống và trong lĩnh vực nhãn khoa hiện nay. Mọi người có thể dễ dàng nhận biết bản thân có mắc sụp mí hay không thông qua các dấu hiệu cụ thể sau đây:
– Mí sụp, chảy xệ
– Tầm nhìn bị ảnh hưởng
– Mí mắt che khuất đồng tử
– Mỏi mắt
– Nhức mắt
– Tăng tiết nước mắt
– Khô mắt
– Khuôn mặt không có sức sống…
Nếu gặp phải các triệu chứng kể trên, mọi người có thể tới các cơ sở y tế để khám và đánh giá tình trạng bệnh. Nếu mắc sụp mí, mọi người cần có những biện pháp để cải thiện hoặc điều trị dứt điểm để tránh ảnh hưởng tới thị lực và sức khỏe của mắt.
4. Nguyên tắc điều trị
Người bệnh có các dấu hiệu của sụp mí khi đi khám sẽ được các bác sĩ đánh giá thông qua kiểm tra lâm sàng, kiểm tra thị lực trực quan, chẩn đoán hình ảnh bằng việc soi đèn khe và xác định nhược cơ. Người bệnh sẽ được điều trị bằng các phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng và nguyên nhân gây bệnh.
– Sụp mí do lão hóa: Không cần điều trị, khắc phục thông qua các bài tập thể dục cho mắt, thực hiện massage nhẹ nhàng để cơ mi mắt có sự đàn hồi tốt hơn.
– Sụp mí cản trở tầm nhìn: Điều trị y khoa, sử dụng kính để giữ mí mắt, tránh tình trạng mí sụp quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, dùng kính chỉ có tác dụng tạm thời, khi không dùng thì tình trạng mí chùng sẽ trở về trạng thái ban đầu.
– Sụp mí nặng: Có thể điều trị bằng việc phẫu thuật nâng mí, có tác dụng thắt chặt cơ mi mắt để nâng và cải thiện tình trạng chùng, sụp mí. Đây là một trong những phương pháp được đánh giá cao về hiệu quả điều trị sụp mí và thường được áp dụng hiện nay.
– Sụp mí do bệnh lý: Điều trị dứt điểm bệnh lý để cải thiện sức khỏe thị lực và chức năng của cơ mí mắt.
Người bệnh cần đi khám ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường để được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Đồng thời, cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín, bác sĩ chuyên môn cao giúp cho quá trình điều trị diễn ra an toàn và hiệu quả nhất.
5. Chăm sóc mắt tránh sụp mí
Sụp mí không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn cản trở tầm nhìn và ảnh hưởng tới sức khỏe thị lực. Do vậy, mọi người sinh hoạt khoa học, lành mạnh và chăm sóc đôi mắt đúng cách để ngăn ngừa tình trạng sụp mí.
– Để trung tâm màn hình của máy tính thấp hơn tầm mắt khi làm việc, ngồi đúng tư thế và để mắt nghỉ ngơi khoa học.
– Sử dụng kính râm, chống ánh sáng xanh để bảo vệ mắt khỏi các tác nhân có hại như tia UV…
– Sử dụng nước mắt nhân tạo hoặc dưỡng chất tốt cho mắt để nhỏ mắt khi có hướng dẫn của bác sĩ.
– Bổ dinh dưỡng cho cơ thể và cho mắt từ thực phẩm lành mạnh, an toàn…
– Massage nhẹ cho mắt hằng ngày để kích thích mạch máu lưu thông tốt hơn, duy trì chức năng nâng cơ mi mắt mọt cách hiệu quả.
– Khám mắt và kiểm tra thị lực thường xuyên hơn để chủ động phát hiện sớm bệnh lý, đồng thời tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để bảo toàn sức khỏe cho mắt một cách hiệu quả.
Hy vọng những bài viết trên đây đã giải đáp cụ thể cho bạn về các nguyên nhân gây sụp mí mắt. Nếu phát hiện dấu hiệu lạ ở mí mắt, mọi người nên đi khám sớm để được các bác sĩ xác định đúng bệnh cũng như có các phương án điều trị hiệu quả.