Viêm bàng quang, sỏi bàng quang, ung thư bàng quang là các bệnh lý về bàng quang thường gặp. Tùy vào từng loại bệnh với mức độ nặng – nhẹ cụ thể của mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp.
Menu xem nhanh:
Các bệnh lý ở bàng quang cần biết
1. Viêm bàng quang
Trong số các bệnh lý về bàng quang thì viêm bàng quang là bệnh phổ biến nhất, thường gặp ở cả nam và nữ.
Viêm bàng quang là hội chứng tổn thương bàng quang mạn tính, không chỉ tác động xấu tới vùng bàng quang mà còn ảnh hưởng tới các vị trí xung quanh như xương chậu. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, chủ yếu là vi khuẩn Ecoli, táo bón kéo dài, sinh hoạt tình dục không an toàn, vệ sinh cá nhân không sạch sẽ.
Tham khảo : Triệu chứng viêm bàng quang
Một số trường hợp do làm việc trong môi trường phải ngồi nhiều, chế độ ăn uống không hợp lý, thường xuyên phải chịu các áp lực tâm lý, mệt mỏi, căng thẳng sẽ làm suy giảm sức đề kháng và dẫn đến căn bệnh viêm bàng quang.
Khi bị viêm bàng quang, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng như:
- Thường xuyên có cảm giác muốn đi tiểu, mót tiểu, cảm thấy nóng rát khi đi tiểu
- Tiểu rắt, tiểu ra máu
- Nước tiểu đục, có mùi hôi
- Căng tức vùng bụng dưới, sốt nhẹ, ớn lạnh
Bệnh viêm bàng quang nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
- Làm suy giảm chức năng của bàng quang
- Ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người bệnh
- Ảnh hưởng tới đời sống vợ chồng
2. Sỏi bàng quang
Sỏi bàng quang chiếm tỷ lệ khoảng 1/3 số ca sỏi đường tiết niệu, là loại bệnh gặp ở nam giới nhiều hơn nữ.
Sỏi bàng quang được hình thành chủ yếu do hiện tượng ứ đọng nước tiểu trong bàng quang. Sỏi bàng quang được chia làm 2 loại:
- Sỏi từ hệ tiết niệu trên (thận, niệu quản) rơi xuống.
- Sỏi sinh ra tại bàng quang: do dị vật như chỉ khâu, mảnh đạn, đầu sonde do quá trình ứ đọng nước tiểu ở bệnh nhân hẹp niệu đạo, u tuyến tiền liệt, chít hẹp cổ bàng quang, túi thừa bàng quang, túi thừa niệu đạo.
Ngoài ra, sỏi bàng quang còn gặp ở một số trường hợp ngồi một chỗ quá lâu, ít hoạt động thể lực, thường xuyên nhịn tiểu, lười uống nước…
Bệnh sỏi bàng quang thường gây ra các triệu chứng như:
- Tiểu dắt, tiểu buốt
- Nước tiểu đục, nước tiểu có màu đỏ
- Sốt nhẹ
- Đau bụng dưới
Sỏi bàng quang nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ dẫn đến biến chứng viêm bàng quang. Nguyên nhân là do sỏi to làm tổn thương niêm mạc bàng quang, khi co bóp, sỏi cọ xát nhiều lần vào niêm mạc gây viêm, loét và nhiễm khuẩn, thậm chí chảy máu.
3. Ung thư bàng quang
Ung thư bàng quang là một khối u bắt đầu trong bàng quang, một cơ quan hình cầu ở vùng xương chậu, nơi chứa nước tiểu. Kích thước của khối u có thể nhỏ hoặc lớn, có khả năng phát triển sâu vào lớp cơ của bàng quang và có thể di căn sang các bộ phận khác của cơ thể.
Ung thư bàng quang là bệnh nguy hiểm, có thể tái phát thường xuyên. Ung thư bàng quang nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn tới thiếu máu, đi tiểu không kiểm soát được và tắc niệu quản gây chặn dòng tiểu bình thường xuống bàng quang (ứ nước thận).
Biến chứng nguy hiểm nhất là khối u di căn xa tới các cơ quan khác trong cơ thể. Chính vì thế, người bệnh cần phát hiện và điều trị sớm ung thư bàng quang.
Các triệu chứng cảnh báo ung thư bàng quang có thể gặp phải như:
- Xuất hiện máu trong nước tiểu
- Xuất hiện cơn đau bất thường ở vùng bụng, hông, vùng chậu
- Mất cảm giác ngon miệng
- Đau rát khi đi tiểu, gia tăng tần suất đi vệ sinh, gặp khó khăn trong việc kiểm soát tiểu tiện
- Sụt cân nghiêm trọng
Các bệnh lý về bàng quang dễ gặp và rất nguy hiểm. Chính vì thế chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện và điều trị kịp thời bệnh (nếu có).