Tiên lượng bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính và những điều cần biết

Với những tiến bộ của y học hiện đại, các phương pháp điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đã và đang trở thành vũ khí tối tân để chống lại sự nguy hiểm của căn bệnh này. Vậy liệu tiên lượng bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính như thế nào và làm cách nào để điều trị bệnh mang đến hiệu quả cao nhất? Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết sau đây nhé!

1. Tìm hiểu về thời gian sống của bệnh nhân phổi tắc nghẽn

1.1 Khái quát chung về tiên lượng của bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính

Căn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hiện nay chưa có phương pháp để điều trị khỏi hoàn toàn, hiện nay các phương pháp điều trị chủ yếu để cải thiện triệu chứng và giúp bệnh nhân có thể “chung sống hòa bình” với căn bệnh này.

Tiêu chí để điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hiện nay hướng đến giảm những triệu chứng của bệnh, ngăn chặn và phòng ngừa tái phát và qua đó kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

Tiên lượng bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính

Bệnh nhân thăm khám và điều trị phổi tắc nghẽn tại Thu Cúc TCI

Bên cạnh dùng thuốc để điều trị, bệnh nhân cần học cách thở đúng để tăng cường chức năng hô hấp của phổi. Từ đó bổ sung dinh dưỡng khoa học và hạn chế cơn bệnh xuất hiện. Đồng thời hạn chế những yếu tố dẫn tới khởi phát cơn hen cấp tính.

Theo đó, bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh một số chế độ sinh hoạt, tập luyện đường thở, kiêng cữ và bảo vệ sức khỏe hợp lý để cải thiện triệu chứng bệnh và ngăn những cơn bệnh cấp tính tái phát.

1.2 Triển vọng mới cho bệnh nhân mắc phổi tắc nghẽn mãn tính

Hiện nay, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đã có nhiều triển vọng mới trong điều trị qua việc kiểm soát triệu chứng và những nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe. Khoa học đang không ngừng nghiên cứu để tìm cách điều trị dứt điểm căn bệnh này.

Liệu pháp tế bào gốc là triển vọng mới trong điều trị cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn giúp giảm triệu chứng và kìm hãm sự phát triển của bệnh. Phương pháp này có ưu điểm là tác động tới cơ chế bệnh sinh với phương pháp sinh học, qua đó trì hoãn và đẩy lùi tổn thương so với phương pháp điều trị truyền thống.

Bên cạnh đó, có nhiều phương pháp điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thông qua sử dụng tế bào gốc trung mô từ mô mỡ và tủy xương để điều trị bệnh. Năm 2025, những kết quả nghiên cứu bước đầu trong điều trị tế bào gốc từ mô mỡ tự thân để điều trị bệnh hiện chưa thấy biến cố bất lợi nào xuất hiện.

Đây là cơ sở để người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể chờ đợi và có niềm tin bệnh có thể điều trị thành công trong tương lai.

1.3 Tiên lượng của bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính như thế nào?

Yếu tố để đánh giá tiên lượng bệnh là những đợt cấp khoảng trên hoặc bằng 2 đợt một năm. Giới hạn đường dẫn khí đối với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể liên quan đến tỷ lệ đợt cấp và tử vong.

Mỗi đợt bệnh cấp tính có thể khiến chức năng phổi giảm và sức khỏe tổng quan của người bệnh cũng giảm đi nhiều so với trước đó và khiến việc điều trị bệnh cũng khó khăn hơn dẫn tới nguy cơ tử vong cao.

Khó có thể đánh giá chính xác tiên lượng của bệnh nhân COPD là bao lâu, tuy nhiên có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới tiên lượng của bệnh như sau:

– Độ tuổi: bệnh nhân trên 65 tuổi thường có nguy cơ khó điều trị và đáp ứng thuốc kém so với những đối tượng khác

Tiên lượng bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính của người già thấp hơn

Bệnh nhân cao tuổi mắc phổi tắc nghẽn mạn tính có tiên lượng điều trị xấu hơn

– Stress: Việc căng thẳng kéo dài có thể khiến cho bệnh có nguy cơ nặng hơn với tần suất và mức độ khó thở tăng dẫn tới những đợt bệnh cấp dẫn tới tử vong

– Giai đoạn của bệnh: người bệnh nếu phát hiện trong giai đoạn muốn(giai đoạn 4/ giai đoạn cuối) thường có tiên lượng xấu hơn so với những giai đoạn sớm hoặc được điều trị sớm.

– Bệnh lý đi kèm: bệnh nhân có những bệnh lý đi kèm như suy hô hấp, viêm phổi sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và việc điều trị bệnh.

2. Phương pháp để làm giảm tiến độ phát triển của căn bệnh nguy hiểm này

Căn bệnh này hiện chưa thể điều trị dứt điểm hay có phác đồ điều trị đặc hiệu, tuy nhiên người bệnh có thể điều trị giảm triệu chứng và giảm sự tiến triển của bệnh nếu được điều tị tích cực và thường xuyên thăm khám.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý những điều sau để tránh tình trạng bệnh nặng hơn:

– Cai nghiện thuốc lá:

Thuốc lá có mối liên quan mật thiết tới bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và khói thuốc có thể dẫn tới suy yếu vách ngăn của các túi khí ở phổi dẫn tới khó hấp thu oxy và loại bỏ CO2.

Phần lớn người nghiện thuốc lâu năm đều có thể mắc phổi tắc nghẽn mạn tính và đa số các trường hợp bệnh nếu không bỏ thuốc lá có thể dẫn tới nguy cơ ảnh hưởng chức năng phổi.

Tiên lượng phổi tắc nghẽn mạn tính với người hút thuốc

Phần lớn người nghiện thuốc lâu năm đều có thể mắc phổi tắc nghẽn mạn tính

Do đó, người bệnh nên bỏ thói quen này để tập trung điều trị COPD và kéo dài thời gian sống.

– Giữ cho môi trường sống sạch sẽ, không ô nhiễm:

Những chất độc hại như chất đốt, khí thải, khói vụi, chất hóa học, chất kích thích… có thể dẫn tới bùng phát tình trạng phổi tắc nghẽn và khiến sức khỏe của bệnh nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Người bệnh nên phòng tránh phổi tắc nghẽn nói riêng và bệnh hô hấp nói chung thông qua bảo vệ và giữ gìn môi trường sống.

– Sống khoa học, vệ sinh đường hô hấp và cơ thể sạch sẽ:

Viêm hô hấp thường xuyên có thể dẫn tới nguy cơ tiến triển phổi tăng theo các đợt bùng phát cấp tính dẫn tới ảnh hưởng tới phác đồ điều trị bệnh sau này. Do đó, người bệnh nên kết hợp giữ gìn sức khỏe và vệ sinh cơ thể kết hợp với phác đồ điều trị khoa học.

Như vậy, tiên lượng bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính có thể khác nhau nhưng điều quan trọng nhất là người bệnh tuân thủ điều trị, nhận sự chăm sóc phù hợp để có thể sống chung với căn bệnh này, tránh ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital