Tiêm mũi viêm màng não mủ – Biện pháp quan trọng bảo vệ con trẻ

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Minh Vỹ

Bác sĩ tiêm chủng

Viêm màng não mủ là một căn bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ em. Bài viết này sẽ thông tin đến bạn mức độ nghiêm trọng của bệnh, tầm quan trọng của tiêm mũi viêm màng não mủ và những lưu ý cần biết khi cho trẻ đi tiêm để đảm bảo an toàn tiêm chủng và đạt hiệu quả phòng ngừa tốt nhất. 

1. Viêm màng não mủ và nguyên nhân gây bệnh

Viêm màng não mủ là tình trạng viêm của màng não, khi mà các yếu tố gây bệnh xâm nhập vào dịch não tủy gây ra viêm nhiễm trong khu vực này. Đây là một căn bệnh phổ biến, thường xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi, với khả năng gây tử vong cao. Những trẻ may mắn sống sót sau khi mắc bệnh thường phải đối mặt với các hậu quả nặng nề về thần kinh và vận động.

Có nhiều loại vi khuẩn gây ra viêm màng não mủ, nhưng các vi khuẩn phổ biến nhất là H. influenza (Haemophilus influenza), phế cầu (Streptococcus pneumonia), và não mô cầu (Neisseria meningitidis). Ở trẻ sơ sinh, vi khuẩn như Escherichia coli, Listeria monocytogenes, và B. streptococcus cũng có thể gây ra căn bệnh viêm màng não này.

Triệu chứng của viêm màng não mủ thường bao gồm sốt, li bì, mệt mỏi, trẻ thường không có tinh thần ăn uống. Các biểu hiện này có thể đi kèm với các triệu chứng khác như viêm nhiễm đường hô hấp trên. Với trẻ sơ sinh, triệu chứng thường khá kín đáo, bao gồm bỏ bú, nôn trớ, thở không đều, và ngưng thở. Ở trẻ lớn hơn, triệu chứng cứng cổ thường xuất hiện.

Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm màng não mủ

Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm màng não mủ

Tiêm vắc xin phòng viêm màng não mủ là một biện pháp quan trọng để ngăn ngừa mắc căn bệnh này và giảm nguy cơ gặp biến chứng ảnh hưởng đến thần kinh, vận động.

2. Tiêm vắc xin viêm màng não mủ cho trẻ rất quan trọng

Viêm màng não mủ là một bệnh nhiễm khuẩn màng não với các biểu hiện và biến chứng nguy hiểm. Trong số các loại vi khuẩn gây bệnh viêm màng não mủ, Haemophilus influenzae tuýp B (HIB) chiếm tỷ lệ cao nhất, đặc biệt phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tại Đông Nam Á và Việt Nam, hơn một nửa trường hợp viêm màng não mủ do HIB xuất hiện ở trẻ nhỏ dưới 6 tháng. Bệnh có thể bùng phát vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, đặc biệt thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 là thời điểm có tỷ lệ cao nhất.

Bệnh viêm màng não mủ tiềm ẩn nguy cơ tử vong cao và để lại di chứng nghiêm trọng cho dù chữa khỏi, bao gồm rối loạn tâm thần, điếc, liệt và các vấn đề về thần kinh. Việc tiêm phòng bằng vắc xin là biện pháp hiệu quả để phòng bệnh với tỷ lệ ngăn chặn lên đến 90%. Bên cạnh đó, tiêm mũi viêm màng não mủ còn giúp trẻ hạn chế nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp (một số chủng vi khuẩn gây viêm màng não mủ có thể gây ra bệnh về hô hấp).

Tiêm mũi viêm màng não mủ cho trẻ là rất quan trọng

Tiêm mũi viêm màng não mủ cho trẻ là rất quan trọng

Hiện nay có nhiều loại vắc xin giúp nhăn ngừa căn bệnh viêm màng não mủ.

– Vắc xin 5 trong 1: Quinvaxem và Pentaxim – có khả năng ngăn ngừa đồng thời 5 loại bệnh nguy hiểm, bao gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib gây ra.

– Vắc xin 6 trong 1: Hexaxim và Infanrix Hexa – đây là hai loại vắc xin 6 trong 1, có khả năng ngăn ngừa tới 6 loại bệnh chỉ bằng một mũi tiêm duy nhất. Chúng bao gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, viêm màng não mủ và cả viêm phổi do vi khuẩn Hib gây ra.

– Vắc xin Quimi-Hib: Đây là loại vắc xin đơn, dùng để ngăn ngừa viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib gây ra. Vắc xin này thường tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên. Tuy nhiên, ở Việt Nam, có các loại vắc xin 5 trong 1 và 6 trong 1 đã bao gồm thành phần phòng viêm màng não mủ, do đó vắc xin Quimi-Hib thường được sử dụng như vắc xin tiêm nhắc lại cho trẻ trên 1 tuổi.

Lịch tiêm phòng viêm màng não mủ cho trẻ bao gồm 3 mũi tiêm hoặc 4 mũi tiêm (bao gồm mũi nhắc lại) tùy thuộc vào từng loại vắc xin và theo chỉ định cụ thể của bác sĩ. Bố mẹ cho con tiêm theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn tiêm chủng và giúp vắc xin đạt hiệu quả phòng ngừa tốt nhất.

3. Tiêm phòng viêm màng não mủ ở đâu?

Phụ huynh có thể đưa bé tiêm vắc xin Quinvaxem tại trạm y tế phường hoặc xã theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Đây là cách phổ biến và tiện lợi để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

Bên cạnh đó, các phụ huynh có thể đăng ký cho con tiêm các loại vắc xin phòng viêm màng não mủ như Quimi-Hib, Pentaxim, hoặc Infanrix Hexa tại các bệnh viện có phòng tiêm chủng hoặc tại các trung tâm tiêm chủng uy tín. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn chọn loại vắc xin không có sẵn tại trạm y tế phường/xã hoặc trong trường hợp trạm y tế phường/xã đang hết vắc xin.

Việc đảm bảo trẻ được tiêm phòng đúng lịch và đầy đủ mũi tiêm là vô cùng quan trọng để trang bị cho trẻ hệ miễn dịch khỏe mạnh, chống lại vi khuẩn gây ra viêm màng não mủ.

Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI là địa chỉ nhiều bậc phụ huynh tin tưởng

Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI là địa chỉ nhiều bậc phụ huynh tin tưởng

Bạn có thể đặt lịch tiêm chủng cho con tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, tại đây, cơ sở luôn đảm bảo sẵn sàng vắc xin để bé tiêm phòng đúng lịch. Ngoài ra, bạn và bé còn được hưởng những tiện ích tốt như khám sàng lọc trước tiêm miễn phí với bác sĩ chuyên khoa, dịch vụ tận tình, chu đáo, phòng chờ thoải mái, thoáng đãng, có khu vui chơi dành riêng cho trẻ. Điều này đảm bảo bé và bạn sẽ có một trải nghiệm tiêm chủng thuận lợi và thoải mái.

4. Lưu ý khi tiêm viêm màng não mủ

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng bố mẹ cần biết khi đưa trẻ đi tiêm vắc xin viêm màng não mủ hay bất cứ vắc xin nào khác:

– Hãy chủ động thông báo về tình trạng sức khỏe của con trước khi tiêm chủng. Nếu trẻ đang ốm, sốt, sinh non, có tiền sử dị ứng, hoặc đã có phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước, hãy đề nghị bác sĩ kiểm tra sức khỏe của con kỹ càng trước khi tiêm.

– Để đảm bảo sự an toàn của trẻ, hãy theo dõi trẻ sau tiêm chủng. Trẻ cần được theo dõi ít nhất 30 phút tại điểm tiêm chủng và tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng.

– Sau tiêm chủng, trẻ có thể trải qua một số tác dụng phụ thông thường như sốt, đau hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, quấy khóc, và có thể khó chịu. Hãy chú ý đến trẻ và đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu thấy các phản ứng này kéo dài trên 1 ngày.

– Nếu trẻ sốt cao sau tiêm chủng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc hạ sốt cho con. Việc sử dụng thuốc này phải tuân thủ chỉ định và hướng dẫn từ cán bộ y tế để đảm bảo an toàn.

– Những phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin thường rất hiếm gặp. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn cần theo dõi con thật kỹ, nếu xảy ra các biểu hiện bất thường như co giật, bỏ bú, khó thở, tím tái, hãy đưa trẻ tới cơ sở y tế.

Trên đây là những thông tin hữu ích về tiêm mũi viêm màng não mủ cho trẻ. Bố mẹ có bất kỳ câu hỏi hoặc lo ngại nào có thể tham khảo ý kiến từ bác sĩ tiêm chủng tại TCI

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital