Bệnh trĩ thuộc nhóm bệnh hậu môn trực tràng và có liên quan mật thiết đến đường tiêu hóa. Chính vì vậy, thực đơn cho người bị bệnh trĩ rất cần được chú ý và điều chỉnh cho phù hợp. Bài viết sẽ cung cấp cho quý độc giả những điều cần nhớ khi xây dựng thực đơn cho người bệnh trĩ.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh trĩ: Những thông tin cơ bản cần biết
1.1. Định nghĩa và phân loại bệnh trĩ như thế nào?
Bệnh trĩ (có tên tiếng anh là hemorrhoids) xảy ra do tình trạng giãn nở quá mức tĩnh mạch hậu môn và trực tràng. Sự giãn ra đó hình thành nên các búi trĩ.
Dựa theo vị trí các búi trĩ và đặc tính bệnh mà trĩ được chia thành trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội là khi các búi trĩ nằm trong ống hậu môn và trên đường lược. Trong khi đó, trĩ ngoại là khi búi trĩ nằm bên dưới đường lược và bên ngoài ống hậu môn. Bệnh trĩ hỗn hợp là khi bệnh nhân có cả cá búi trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội sa ra ngoài và kết lại với trĩ ngoại thành một khối gọi là búi trĩ hỗn hợp.
Bệnh trĩ nói chung được chia thành 4 cấp độ. Đối với bệnh ở cấp 1,2, bệnh trĩ chỉ cần điều trị nội khoa bằng thuốc. Ngoài ra kết hợp ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Đối với bệnh ở mức độ 3,4 hoặc độ 2 không đáp ứng với thuốc, bệnh nhân sẽ phải can thiệp ngoại khoa như mổ trĩ, dùng thủ thuật,..
1.2. Bệnh trĩ biểu hiện thế nào, nguyên nhân do đâu?
Bệnh trĩ có những biểu hiện rất đặc trưng theo từng loại và từng cấp độ. Ở bệnh trĩ nội, dấu hiệu điển hình là đại tiện ra máu. Khi bệnh trở nặng, máu có thể ra nhỏ giọt hoặc thành từng tia. Điều này rất dễ khiến người bệnh thiếu máu do mất đi quá nhiều máu. Bệnh trĩ ngoại dễ phát hiện hơn, ít chảy máu hơn nhưng lại đau đớn dữ dội và tiềm ẩn nhiều biến chứng hơn.
Ngoài những biểu hiện trên, bệnh trĩ có những biểu hiện chung như ngứa ngáy hậu môn, tăng tiết dịch gây ẩm ướt nhớp nháp hậu môn, có các khối sa (các búi trĩ).
Có rất nhiều nguyên nhân được cho là yếu tố gây tăng nguy cơ bị bệnh trĩ hoặc tăng nặng tình trạng như
– Chứng táo bón kéo dài không có biện pháp hạn chế. Táo bón thường xuất phát từ chế độ ăn ít chất xơ, ít nước. Người bệnh thường xuyên phải rặn mạnh do phân cứng. Hành động rặn này gây ra không ít áp lực lên hậu môn trực tràng. Từ đó làm giãn tĩnh mạch hậu môn gây ra bệnh trĩ.
– Người làm công việc bê vác nặng nhọc kéo dài hoặc người thường xuyên ngồi lâu.
– Người cao tuổi dễ bị trĩ, thường bị táo bón do hệ tiêu hóa suy giảm, nhu động ruột giảm,..
– Nữ giới mang thai, sinh con (sinh thường). Rặn đẻ sai cách có thể làm trĩ nặng hơn.
– Không uống đủ nước hoặc lạm dụng rượu bia, sử dụng chất kích thích…
2. Làm thế nào để xây dựng thực đơn cho người bệnh trĩ một cách hợp lý?
Để xây dựng một thực đơn hợp lý cho người bị bệnh trĩ, cần lưu ý những loại thực phẩm nên và không nên sử dụng sau:
2.1. Những thực phẩm cần có trong thực đơn cho người bị bệnh trĩ
– Nhóm thực phẩm chứa nhiều chất xơ cần được bổ sung. Chất xơ là thành phần quan trọng trong quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng và đào thải phân. Người bị bệnh trĩ cần tăng cường bổ sung nhóm chất này bằng các thực phẩm rau củ, hoa quả tươi, ngũ cốc,…
– Nhóm thực phẩm giúp nhuận tràng bởi bệnh nhân trĩ cần các chất nhuận tràng để quá trình đi vệ sinh không gặp quá nhiều khó khăn. Một số thực phẩm có thể kể đến như quả thanh long, khoai lang, rau mồng tơi, đậu bắp, …
– Nhóm thực phẩm chứa nhiều sắt: Một điều quan trọng đối với bệnh nhân trĩ đó là cần bổ sung sắt cho những bệnh nhân mất máu quá nhiều do trĩ. Có thể kể đến những thực phẩm như cá ngừ, gan, khoai tây,… Những thực phẩm này giúp cơ thể có đủ sắt, tổng hợp đủ máu để chống lại thiếu máu do bệnh trĩ chuyển nặng.
– Người bệnh nên sử dụng dầu thực vật như dầu olive, dầu hạt lanh,.. thay cho mỡ động vật do chúng có chứa các axit béo tốt cho cơ thể
– Thực đơn cho người bệnh trĩ cần lưu ý đủ lượng nước cung cấp cho cơ thể. Người bệnh cần uống nhiều nước để làm mềm phân, dễ đại tiện.
2.2. Thực đơn cho người bị bệnh trĩ cần tránh gì
– Người bị bệnh trĩ cần hạn chế việc ăn quá nhiều các loại thịt có màu đậm như thịt bò, thịt chó,.. Những loại thịt này chứa rất nhiều đạm, có thể gây ra tình trạng khó tiêu, đầy bụng. Ngoài ra, thịt gà với hàm lượng đạm rất cao cũng nên được cân nhắc và lưu ý về lượng khi sử dụng để tránh dẫn đến tình trạng táo bón.
– Hạn chế các loại đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ – những loại thực phẩm đứng đầu trong các nguyên nhân gây nóng trong, táo bón.
– Không sử dụng các chất kích thích, chúng tạo rất nhiều áp lực lên thành ruột và khiến dạ dày tiêu hóa không tốt. Không nên sử dụng bia, rượu, cà phê khi đói.
– Hạn chế ăn mặn. Bệnh nhân trĩ cần tránh ăn quá nhiều muối vì muối có thể khiến cơ thể mất nước. Tình trạng này kéo dài gây cứng phân, táo bón, đi vệ sinh rất khó khăn và đau đớn.
3. Một số biện pháp khác hỗ trợ đẩy lùi bệnh trĩ
Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh có thể kết hợp chế độ tập luyện, vận động bằng một số bài tập cơ bản tốt cho người bệnh trĩ như sau:
– Bài tập co thắt cơ hậu môn: tăng cường khả năng co thắt cho cơ vòng ở hậu môn. Cực kỳ phù hợp cho bệnh nhân mới bị búi trĩ lòi ra ngoài.
– Bài tập nâng hậu môn: Bài tập giúp cơ thể tự có phản ứng co thắt hậu môn khi di chuyển.
– Bài tập đi bộ, bài tập tăng cường tiêu hóa khác,..
Trên đây là những lưu ý về cách xây dựng thực đơn cho người bị bệnh trĩ. Ngoài ra, bệnh trĩ cần được thăm khám và điều trị y tế chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý chữa trị bệnh tại nhà bằng các loại thuốc truyền miệng chưa được kiểm chứng hiệu quả. Hãy đến các cơ sở ý tế chuyên khoa uy tín để được khám và điều trị kịp thời trước khi bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.