Cúm A H5N1 là một loại cúm đã gây tử vong gần 60% người mắc bệnh từ khi xuất hiện trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên. Mặc dù y tế dự phòng và kiểm soát bệnh truyền nhiễm đã phát triển rất nhiều, nhưng cúm gia cầm A H5N1 vẫn tiếp tục lây lan diện rộng. Vậy đã có vacxin H5N1 cho người chưa? Cùng bác sĩ TCI tìm câu trả lời trong bài viết sau.
Menu xem nhanh:
1. Thông tin về dịch H5N1
Trước khi đi sâu vào vacxin H5N1, chúng ta hãy cùng tìm hiểu kĩ về chủng virus gây nên bệnh này. H5N1 là một nhóm virus cúm A thường xuất hiện ở chim và gia cầm. Giống như các loại virus cúm khác, virus A/H5N1 có khả năng lây truyền giữa các loài chim, gia cầm và động vật khác, và có thể chuyển sang người gây tử vong.
1.1. H5N1 có nguy hiểm không?
Cúm A H5N1 là một loại virus cúm rất nguy hiểm vì nó có độc lực cao và có thể gây ra những biến chứng phức tạp và tỷ lệ tử vong cao. Trên 50-60% số người mắc phải loại cúm này có thể tử vong. Khi có các dấu hiệu như dịch tễ, sốt và triệu chứng viêm đường hô hấp, cần đến bệnh viện để xác định chính xác loại virus cúm nhiễm phù hợp và lập kế hoạch điều trị.
Ở Việt Nam, cúm gia cầm H5N1 lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2003. Trong khoảng thời gian từ 2004 đến 2013, đã có 35 trường hợp mắc và 29 trường hợp tử vong do cúm A/H5N1. Biến chủng của virus cúm này đã trở thành một chủng có độc lực mạnh, tỷ lệ tử vong cao, và có thể gây tử vong ở 100% số trường hợp. Bệnh cúm gà trở nên nguy hiểm nhất khi lây sang người, có thể gây viêm phổi cấp tính, tổn thương nhiều cơ quan và tỷ lệ tử vong cao.
1.2. Nguyên nhân lây nhiễm H5N1
Cúm gia cầm A H5N1 (avian influenza) là một loại cúm do virus A/H5N1 gây ra ở chim, động vật có vú và con người. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh cúm A H5N1 trong cộng đồng, như:
– Sống gần trang trại gia cầm và lợn: Sự tiếp xúc gần gũi với gia cầm và lợn tạo điều kiện cho vi-rút cúm biến đổi và dễ lây nhiễm.
– Chợ trời và điều kiện vệ sinh không đảm bảo: Các chợ trời, nơi bán trứng và gia cầm không đảm bảo vệ sinh có thể là nguồn lây nhiễm cho cộng đồng.
– Tiêu thụ thức ăn chưa đủ chín: Ăn thịt gia cầm và trứng chưa được nấu chín cũng có thể gây bệnh.
Virus cúm A H5N1 có một số đặc điểm đáng chú ý:
– Chủng virus biển thể nhanh chóng và chứa gen từ các loài động vật khác nhau.
– Gây bệnh nặng ở con người. Virus được chia thành hai nhóm: virus cúm gia cầm có độc lực thấp (LPAI) và virus cúm gia cầm có độc lực cao (HPAI). Các tuýp số H5, H7 và H9 là có độc lực cao.
– Chim có thể lây nhiễm virus qua phân và nước miếng, làm tăng nguy cơ lây nhiễm trong các đàn chim di cư.
– Virus có khả năng lây trực tiếp từ chim và gà sang người.
– Có khả năng tổ hợp nhiều gen và có thể lây từ người sang người, gây ra đại dịch.
2. Đã có vacxin H5N1 chưa?
Hiện nay, vacxin H5N1 vẫn đang trên giai đoạn nghiên cứu và phát triển. Việt Nam là 1 trong những quốc gia đang đầu tư để phát triển vacxin H5N1 nhằm giải quyết những vấn đề cấp thiết trong tình trạng chủng virus cúm này rất nhiều nguy cơ bùng thành đại dịch lần nữa.
Trước đó, Bộ Y tế đã tiến hành hai đợt thử nghiệm trên hơn 300 người vào năm 2008 và 2009.
Theo Bộ Y tế, việc tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 của vacxin H5N1 trên người sẽ là giai đoạn quyết định cuối cùng. Điều này sẽ giúp Bộ Y tế xác định xem liệu có sản xuất và sử dụng vacxin H5N1 trên quy mô lớn hay không.
Theo nhận định của các chuyên gia tiêm chủng, việc thử nghiệm lần thứ ba này rất quan trọng vì kết quả sẽ quyết định việc sản xuất vacxin H5N1 “made in Việt Nam”.
Nếu chúng ta có thể sản xuất vacxin H5N1 trên quy mô lớn, điều này sẽ có lợi cho công tác phòng chống dịch bệnh vì cúm vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trong nhiều năm tại Việt Nam
Tính đến hiện tại, tỷ lệ tử vong do cúm A/H5N1 tại Việt Nam rất cao, lên đến 50%. Cụ thể, từ khi bắt đầu xuất hiện vào năm 2003, Việt Nam đã ghi nhận 123 trường hợp mắc cúm A/H5N1, trong đó có 61 ca tử vong và chưa có vắc xin H5N1 đặc hiệu.
3. Dấu hiệu và thời gian ủ bệnh của cúm H5N1
3.1. Dấu hiệu nhiễm bệnh cúm H5N1
Người nhiễm virus cúm A H5N1 thường có triệu chứng tương tự cúm thông thường, nhưng có thể có những dấu hiệu nguy hiểm hơn. Các triệu chứng cơ bản của cúm A/H5N1 bao gồm:
– Sốt cao liên tục trên 38°C.
– Người luôn bị lạnh, rét run.
– Bị choáng váng.
– Đau ngực, tim đập nhanh.
– Họng bị sưng viêm, ho khan hoặc có đờm.
Sau nửa ngày, tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Người bệnh có thể gặp khó thở, thở nhanh, da tái tím. Các triệu chứng khác bao gồm đau toàn thân, đau đầu, đau nhức cơ, mất ý thức.
Bệnh cúm A/H5N1 có thể tiến triển đáng ngại và gây biến chứng viêm phổi, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Một số trường hợp hiếm có thể gặp triệu chứng viêm kết mạc. Triệu chứng của bệnh có thể khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn và thể trạng của từng người.
3.2. Thời gian cúm H5N1 ủ bệnh
Theo các chuyên gia điều tra dịch tễ, thời gian ủ bệnh của cúm A H5N1 kéo dài hơn so với các loại cúm mùa khác. Thường mất từ 2-8 ngày và có thể kéo dài đến 17 ngày sau khi người bệnh tiếp xúc với nguy cơ như giết mổ hoặc sử dụng sản phẩm từ gia cầm nhiễm virus như thịt, trứng hoặc tiếp xúc với người đang mắc phải H5N1.
Trong khoảng thời gian này, virus H5N1 tiềm ẩn trong cơ thể, chưa phát tán và chưa có dấu hiệu, chỉ chờ cơ hội để bùng phát.
Tuy nhiên, nếu tiếp xúc nhiều lần với virus, việc xác định chính xác thời kỳ ủ bệnh trở nên khó khăn. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề xuất thời gian ủ bệnh của A/H5N1 là 7 ngày, áp dụng cho việc điều tra và theo dõi những người tiếp xúc với người bệnh.
4. Nhiễm cúm H5N1 có chữa được không?
Cúm A H5N1 hoàn toàn có thể chữa khỏi nhờ vào sự phát triển của y hoa hiện đại. Điều quan trọng là khi bị cúm A H5N1, người bệnh hãy đến bệnh viện để được điều trị. Việc tự điều trị tại nhà không đúng cách có thể gây nguy hiểm cho cả người bệnh và người chăm sóc. Trường hợp bệnh nặng, người bệnh cần nhập viện để được theo dõi, điều trị và phòng ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn thứ phát.
Khi tự điều trị tại nhà, người bệnh cần tuân thủ các biện pháp sau để khỏi bệnh sớm:
– Nghỉ ngơi cho đến khi hạ sốt, thư giãn trong một không gian thoáng đãng. Tránh nơi quá nóng hoặc quá lạnh, không nên nằm trong phòng có điều hòa.
– Đảm bảo có chế độ dinh dưỡng phù hợp, ăn thực phẩm dễ tiêu, nhiều đồ lỏng, ăn nóng và uống nhiều nước. Tránh ăn thực phẩm lạnh, vì nó có thể làm tổn thương họng và làm kéo dài thời gian bệnh.
– Sử dụng nước muối loãng có tác dụng kháng khuẩn để vệ sinh họng 2-3 lần mỗi ngày, giúp giảm triệu chứng đau họng và viêm họng nhanh chóng.
– Vệ sinh mũi bằng thuốc xịt hàng ngày để kiểm soát viêm nhiễm.
Các biện pháp trên sẽ giúp người bệnh ổn định và giảm triệu chứng. Tuy nhiên, để đảm bảo điều trị hiệu quả và tránh biến chứng, việc tìm đến cơ sở y tế là rất quan trọng.
5. Cách đề phòng mắc bệnh cúm H5N1
Cúm là một loại virus thay đổi và có nhiều chủng khác nhau mỗi năm, bao gồm cả chủng A/H5N1 cũng có khả năng thay đổi đột biến. Hiện tại, chưa có vacxin H5N1 hoặc thuốc điều trị đặc trị cho bệnh này.
Để phòng ngừa và kiểm soát dịch cúm A (H5N1) lây từ gia cầm sang con người, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) đưa ra những khuyến nghị quan trọng sau:
– Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm mắc bệnh hoặc không rõ nguồn gốc. Hãy chắc chắn rằng thức ăn gia cầm được nấu chín và nước uống đã sôi. Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn để đảm bảo vệ sinh.
– Tránh giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
– Khi phát hiện gia cầm ốm hoặc chết, không được giết mổ hoặc sử dụng mà hãy thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
– Nếu bạn có các triệu chứng cúm như sốt, ho, đau ngực và khó thở, có liên quan đến tiếp xúc với gia cầm, hãy đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, kiểm tra và điều trị kịp thời.
Mặc dù hiện tại vẫn chưa có vacxin H5N1, tuy nhiên, tiêm phòng chống các chủng cúm nguy hiểm khác là biện pháp hiệu quả để tránh nhầm lẫn giữa cúm A/H5N1 với các loại cúm khác là việc làm rất quan trọng