Viêm tụy mạn tính là tình trạng tụy bị viêm, tổn thương trong một thời gian dài. Chức năng của cơ quan này ngày càng suy yếu, làm ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Nếu không tích cực điều trị, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí tử vong.
Menu xem nhanh:
1. Lý giải về viêm tụy mạn tính và các triệu chứng của bệnh
Viêm tụy mạn tính hay còn gọi là viêm tụy mạn, là bệnh lý do viêm kéo dài dẫn đến sự xơ hóa của nhu mô tụy. Tình trạng này khiến tuyến tụy không còn khả năng tạo enzyme tiêu hóa lẫn khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất béo. Xơ hóa nhu mô tụy kéo dài dẫn tới sự suy giảm sản xuất hormone insulin. Điều này khiến người bệnh bị suy giảm hoặc mất hoàn toàn chức năng tụy.
Viêm tụy mạn có một số triệu chứng nổi bật như sau:
1.1. Viêm tụy mạn tính gây đau bụng
Vị trí của các cơn đau là vùng trên rốn lan sang phải, sang trái và cả phía sau lưng. Cơn đau xuất hiện theo từng đợt, thường kéo dài trong vài ngày hoặc lâu hơn. Đặc biệt, khi người bệnh uống nhiều rượu, ăn các món nhiều dầu mỡ sẽ khiến tình trạng nặng hơn.
Thời gian đầu, cơn đau chỉ âm ỉ, người bệnh có cảm giác tức ách bụng, nóng rát vùng trên rốn sau đó cơn đau nặng hơn. Cơn đau từ âm ỉ thành đau quặn, đau dữ dội, liên tục. Triệu chứng này có thể kéo dài trong nhiều giờ khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu.
1.2. Viêm tụy mạn tính khiến người bệnh suy dinh dưỡng
Vì bị đau liên tục nên đồng thời ảnh hưởng đến ăn uống, khiến người bệnh ăn không ngon, chán ăn. Khi tụy không bài tiết được men tiêu hóa, việc hấp thu dưỡng chất cũng hạn chế. Tình trạng này khiến người bệnh viêm tụy mạn sút cân ngay cả khi vẫn ăn uống đầy đủ.
1.3. Triệu chứng 3 – Tiêu phân mỡ
Phân của người bệnh viêm tụy mạn thường có chất nhầy mỡ, màu nhạt, có mùi khó chịu và lỏng, phân dễ bám dính vào bồn cầu. Nguyên nhân gây ra triệu chứng này là do thiếu men tụy để tiêu hóa chất béo.
1.4. Triệu chứng 4 – Vàng da
Người bệnh viêm tụy mạn vàng do là do tổ chức tụy bị xơ hóa bóp nghẹt phần ống mật chủ đi qua đầu tụy. Sau này khi bệnh trở nặng, người bệnh xuất hiện triệu chứng vàng mắt, nước tiểu sẫm màu.
Bên cạnh đó người bệnh còn bị rối loạn tiêu hóa, buồn nôn và nôn. Các triệu chứng này xuất hiện nhiều khi có cơn đau.
2. Giải đáp về mức độ nguy hiểm của viêm tuỵ mạn tính
Viêm tụy mạn là bệnh lý khó điều trị, khả năng hồi phục như ban đầu không cao và chức năng của cơ quan này đã suy giảm nặng. Tụy là cơ quan đảm nhận nhiều chức năng nội tiết và ngoại tiết quan trọng, vì thế viêm tụy mạn sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa chất trong cơ thể. Nếu không được điều trị, bệnh gây ra một số biến chứng bao gồm:
2.1. Nhiễm trùng
Viêm tụy mạn có nguy cơ cao gây nhiễm trùng tuyến tụy. Nếu không được can thiệp sớm, mô tụy nhiễm trùng có khả năng bị xơ hóa khiến chức năng tuyến tụy suy giảm.
2.2. Nang giả tụy
Nang lớn ở tụy vỡ ra gây nguy hiểm tới sức khỏe do biến chứng nhiễm trùng hoặc chảy máu nội tạng.
2.3. Suy dinh dưỡng
Viêm tụy mạn làm gián đoạn việc sản xuất các enzyme cần thiết trong việc hấp thu, xử lý chất dinh dưỡng bị rối loạn. Vì thế mà người bệnh thường thiếu chất, tiêu chảy dẫn đến suy dinh dưỡng.
2.4. Ung thư tuyến tụy
Viêm tụy mạn dễ tiến triển thành ung thư tụy, tỷ lệ tử vong cao và việc điều trị gặp nhiều hạn chế.
2.5. Tiểu đường
Viêm tụy mạn ảnh hưởng tới khả năng kiểm soát đường huyết, tế bào sản xuất insulin tổn thương nên tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Những bệnh nhân viêm tụy mạn phải chung sống với bệnh trong nhiều năm, khiến sức khỏe suy giảm và nguy cơ tử vong rất cao. Khoảng 50% bệnh nhân viêm tụy mạn tử vong do các biến chứng nguy hiểm trong vòng 20-25 năm.
Bên cạnh đó, điều trị viêm tụy rất khó khăn vì tế bào tụy đã tổn thương nên khó hồi phục, chức năng cũng bị suy yếu vĩnh viễn. Do đó, việc điều trị sớm và phác đồ phù hợp là rất cần thiết để duy trì và kéo dài sự sống cho người bệnh.
3. Tìm hiểu các phương pháp điều trị viêm tụy mạn
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị viêm tụy mạn triệt để. Các phương pháp hiện tại đang với mục đích giảm đau, kiểm soát triệu chứng và biến chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
3.1. Điều trị nội khoa
Chế độ ăn của bệnh nhân viêm tụy mạn cần được thay đổi, hạn chế tối đa chất béo, chia nhỏ các bữa ăn. Bên cạnh đó tăng cường nhóm chất xơ từ rau củ quả tươi. Người bệnh không được uống rượu bia, không hút thuốc lá và không sử dụng chất kích thích.
Bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc để điều trị viêm tụy mạn, cụ thể là:
– Viêm nang lipase
– Thuốc đối kháng receptor H2
– Natri Bicarbonat
– Thuốc giảm đau
– Enzyme tụy thứ phát
– Bổ sung insulin
3.2. Điều trị ngoại khoa
Các phương pháp điều trị nội khoa cho bệnh viêm tụy mạn bao gồm:
Phẫu thuật loại trừ tắc nghẽn ống tụy
Nhằm dẫn lưu nang giả, hỗ trợ giảm đau và ngăn ngừa biến chứng do viêm tụy mạn gây ra.
Phẫu thuật dẫn lưu ống tụy
Mục đích làm giãn ống tụy hoặc cắt đuôi tụy nối thông tụy – hỗng tràng để hạn chế cơn đau cho người bệnh.
Phẫu thuật cắt tụy
Cắt tụy một phần hoặc toàn phần được xem là phương pháp can thiệp cuối cùng. Phương pháp này thường dành cho bệnh nhân đã tiến triển nặng, để tránh vỡ ống tụy và ngăn ngừa các biến chứng khác.
Viêm tụy mạn là bệnh mạn tính nguy hiểm của đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Do đó, ai cũng cần trang bị kiến thức để phòng tránh bệnh lý này và tích cực điều trị ngay từ đầu. Phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp cải thiện kết quả, khả năng hồi phục tích cực hơn và ngăn được những tác động nặng nề do bệnh gây ra.