Thoái hóa võng mạc mắt là một bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe thị lực. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh lý này có thể gây mù lòa và những hệ lụy khôn lường. Tìm hiểu ngay!
Menu xem nhanh:
1. Thoái hóa võng mạc là gì?
Thoái hóa võng mạc (Retinal Degeneration) là quá trình lão hóa và suy thoái lớp tế bào võng mạc mắt do rất nhiều nguyên nhân. Các yếu tố bệnh lý trong cơ thể, sự ảnh hưởng của môi trường bên ngoài… khiến quá trình thoái hóa võng mạc diễn ra sớm và nhanh hơn.
Bệnh thường xuất hiện ở những người trên 50 tuổi hoặc những người mắc tật cận thị, tiểu đường, cao huyết áp. Bệnh diễn tiến và tàn phá thị lực âm thầm, chỉ được phát hiện khi đã ở mức độ nguy hiểm nên tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ biến chứng.
Thoái hóa võng mạc mắt có thể xảy ra ở cả hai thể là thể khô và thể ướt. Ở thể khô, bệnh do những tế bào nhạy ánh sáng ở hoàng điểm bị phá vỡ dần, khiến thị lực trung tâm bị suy giảm. Ở thể ướt, bệnh do các mạch máu bất thường ở sau võng mạc phát triển và thường bị vỡ, rỉ máu trong hoàng điểm. Cả hai thể của bệnh đều để lại những ảnh hưởng lớn về thị lực và sức khỏe của người bệnh.
Đối với người mắc bệnh, thị lực suy giảm, mắt nhìn mờ, khó nhìn là tình trạng thường gặp nhất, có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt. Đồng thời, người bệnh cũng có thể bị xuất huyết thủy tinh thể, có điểm mù trước mắt… Khi phát hiện thấy các dấu hiệu bất thường kể trên, người bệnh cần đi khám nhãn khoa ngay lập tức để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị đúng cách.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Võng mạc được nuôi dưỡng bởi các nhánh mạch máu nhỏ từ động mạch võng mạc trung tâm của mắt. Khi bị các tác nhân gây hại, các nhánh mạch máu này làm ảnh hưởng tới việc cung cấp máu cho tế bào võng mạc, từ đó dẫn tới tình trạng võng mạc bị thoái hóa.
– Thoái hóa võng mạc không tăng sinh: Lưu lượng máu nuôi tế bào võng mạc bất thường do những tổn thương trực tiếp hoặc là kết quả của sự tái tạo các mạch máu nuôi dưỡng võng mạc. Tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, sinh non, ảnh hưởng của tia phóng xạ… là các nguyên nhân chính dẫn tới tổn thương phá hủy mạch máu, tổn thương võng mạc và tắc nghẽn mạch máu võng mạc.
– Thoái hóa võng mạc răng sinh: Hình thành do sự tăng sinh bất thường của mạch máu võng mạc mắt. Tiểu đường gây ra bệnh lý võng mạc đái tháo đường, là nguyên nhân phổ biến hàng đầu dẫn tới tỷ lệ người mắc bệnh võng mạc tăng sinh tăng cao trên thế giới.
– Nguyên nhân khác: Đột biến gen, chấn thương vùng đầu, ô nhiễm môi trường, chế độ ăn không đảm bảo… cũng là những nguyên nhân khiến quá trình võng mạc thoái hóa diễn ra nhanh hơn.
3. Biến chứng của bệnh
Trong các bệnh lý nhãn khoa, cụ thể là bệnh võng mạc thì thoái hóa võng mạc là bệnh lý có tỷ lệ người mắc cao và là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa và các biến chứng nguy hiểm khác như:
– Xuất huyết võng mạc, dịch kính: Do sự dày lên của nền mao mạch và tế bào nội mô khiến tế bào RPE tạo ra yếu tố kích thích hình thành các mạch máu tăng sinh bất thường. Khi các mạch máu mới bị vỡ, sẽ gây ra hiện tượng xuất huyết ở võng mạc hoặc ở dịch kính.
– Phù hoàng điểm: Xuất huyết trên võng mạc khiến máu, dịch và các chất cặn bã bị dồn ứ, lắng đọng gây ra tình trạng phù vùng hoàng điểm.
– Bong tróc võng mạc: Mạch máu mới khi bị vỡ sẽ lành lại sau một thời gian cùng các vết sẹo. Quá trình hình thành sẹo sẽ kéo các tế bào biểu mô sắc tố võng mạc tách ra khỏi mao mạch, khiến võng mạc bị bong tróc.
4. Nguyên tắc điều trị
Nguyên tắc điều trị thoái hóa võng mạc mắt chính là điều trị nguyên nhân hình thành bệnh và điều trị các triệu chứng của bệnh. Theo các bác sĩ nhãn khoa, các phương pháp điều trị bệnh cụ thể hiện nay là:
Liệu pháp quang động laser
Ứng dụng điều trị các bệnh lý đáy mắt thường gặp như thoái hóa võng mạc, bong rách võng mạc… Phương pháp này sử dụng laser để phá hủy tân mạch võng mạc, giúp ngăn chặn tình trạng xuất huyết dịch kính và phù hoàng điểm. Thông qua đó, ngăn chặn bệnh tiến triển nhanh chóng và cải thiện thị lực hiệu quả. Tuy vậy, phương pháp này phải thực hiện nhiều lần do bệnh dễ tái phát và cần được chăm sóc khoa học.
Tế bào gốc đa năng
Được đánh giá là phương pháp mới trong việc điều trị võng mạc bị thoái hóa. Tế bào gốc được nuôi cấy để có thể thay thế, sửa chữa tế bào võng mạc bị yếu, lão hóa hoặc chết đi. Tuy vậy, phương pháp này đang trong quá trình thử nghiệm và hoàn thiện, chưa được áp dụng rộng rãi trong điều trị bệnh.
Thuốc kháng VEGF
Thuốc kháng VEGF được sử dụng để ngăn chặn sự phát triển quá mức gây rò rỉ chất dịch và hình thành mạch máu mới của các yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu. Đây là thuốc kê đơn, có thể tồn tại nhiều tác dụng phụ nên cần được thăm khám kỹ lưỡng và sử dụng với liều lượng và thời gian phù hợp.
Chế độ dinh dưỡng
Bên cạnh việc điều trị với các phác đồ y học do bác sĩ chỉ định, một chế độ dinh dưỡng khoa học cũng sẽ góp phần giúp thúc đẩy mô tế bào nhanh chóng tái tạo và cải thiện thị lực cho người bệnh.
– Người mắc thoái hóa võng mạc cần bổ sung các chất đạm từ hạt ngũ cốc, thịt động vật, vitamin A, vitamin C, vitamin E, Lutein, Zeaxanthin…
– Hạn chế những thực phẩm chế biến sẵn để tránh hấp thu nhiều dầu mỡ, cholesterol khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
– Hạn chế thực phẩm cay nóng, gia vị có thể gây kích ứng như ớt, hạt tiêu, mù tạt…
– Uống đủ nước và ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để cung cấp đủ vitamin, khoáng chất cần thiết.
– Nghỉ ngơi khoa học, hợp lý, tránh áp lực về tinh thần, tránh sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian quá lâu và thăm khám nhãn khoa thường xuyên.
Nếu không điều trị đúng cách và chăm sóc khoa học, thoái hóa võng mạc mắt có thể dẫn tới nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm. Bởi vậy, mọi người cần cảnh giác với bất kỳ sự thay đổi nhỏ nào của mắt. Hãy tới các cơ sở y tế sớm để được thăm khám và điều trị kịp thời, giúp phục hồi thị lực cho mắt một cách hiệu quả hơn.