Giải đáp: Tại sao khám sức khỏe không được ăn? 

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Khám sức khỏe đã và đang là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm, do đó có rất nhiều câu hỏi được đặt ra xoay quanh vấn đề trên. Vậy qua bài viết này, hãy cùng trả lời câu hỏi tại sao khám sức khỏe không được ăn cũng như các vấn đề về hoạt động thăm khám sức khỏe.

1. Khám sức khỏe là gì?

Mặc dù việc khám sức khỏe hiện nay đang rất phổ biến và được nhiều người biết tới, tuy nhiên trên thực tế lại không có nhiều người thực sự hiểu khám sức khỏe là gì và quan trọng như thế nào.

Khám sức khỏe là quá trình mà bác sĩ sẽ kiểm tra cơ thể của bạn xem có biểu hiện hay triệu chứng của tình trạng bệnh lý nào không. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi những câu hỏi liên quan đến tiền sử bệnh lý của người khám, sau đó là kiểm tra các triệu chứng. Ngoài ra, quy trình khám sức khỏe thường bao gồm một loạt các bước như khám lâm sàng, lấy mẫu xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.

Khám sức khỏe chỉ đánh giá tổng quát được tình trạng cơ thể trong thời gian thăm khám. Do đó, để giữ cơ thể luôn khỏe mạnh cũng như nắm được sức khỏe của bản thân, ngoài việc giữ một lối sống lành mạnh thì bạn cũng cần phải đi khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm mầm bệnh giúp quá trình điều trị dễ dàng hơn.

Khám sức khỏe giúp đánh giá tình trạng tổng quan của cơ thể

Khám sức khỏe giúp đánh giá tình trạng tổng quan của cơ thể tại thời điểm thăm khám

2. Khám sức khỏe bao gồm những bước nào?

Để khám sức khỏe toàn diện của người khám cũng như giúp phát hiện những mầm bệnh bên trong cơ thể, việc khám sức khỏe đòi hỏi quy trình khám diễn ra một cách tỉ mỉ bao gồm:

2.1. Khám lâm sàng

Người khám sẽ được đo những chỉ số thể lực như huyết áp, chiều cao và cân nặng. Ngoài ra, bác sĩ tại các chuyên khoa sẽ thực hiện thăm khám các bộ bên ngoài như khám mắt, khám tai mũi họng, khám răng hàm mặt, khám da liễu và khám phụ khoa nhằm phát hiện ra những điểm bất thường trên các cơ quan tương ứng.

2.2. Lấy mẫu xét nghiệm

Mẫu vật được xét nghiệm ở đây chính là máu và nước tiểu, quy trình này giúp đánh giá các chỉ số bên trong cơ thể nhằm phát hiện ra những điểm bất thường.

Xét nghiệm máu sẽ bao gồm xét nghiệm công thức máu và xét nghiệm sinh hóa.

– Xét nghiệm công thức máu giúp đánh giá xem người khám có bị thiếu máu và chức năng của máu có đang bình thường hay không.

– Xét nghiệm sinh hoá nhằm xác định xem các chỉ số đánh giá chức năng của các cơ quan như gan, thận,… có đang ổn định hay không.

Xét nghiệm nước tiểu là tổng phân tích các thông số nước tiểu giúp xác định người khám có nhiễm các bệnh liên quan đến đường tiết niệu hoặc thận hay không. Một số vấn đề rối loạn chuyển hóa cũng được phát hiện qua mẫu vật này.

Lấy mẫu xét nghiêm là bước quan trọng trong khám sức khỏe

Xét nghiệm máu là quy trình thường gặp trong gói khám sức khỏe

2.3. Chẩn đoán hình ảnh

Chẩn đoán hình ảnh là bước không thể thiếu trong mọi gói khám sức khỏe định kỳ. Trong đó, chụp X-quang và siêu âm là hai phương pháp được sử dụng phổ biến nhất. Ngoài hai phương pháp trên, danh mục chẩn đoán hình ảnh có thể bao gồm chụp CT, nội soi hay chụp MRI tùy thuộc vào gói khám sức khỏe định kỳ mà người đăng ký lựa chọn.

3. Trả lời cho câu hỏi: Tại sao khám sức khỏe không được ăn?

Khám sức khỏe cần thực hiện nhiều danh mục khám, trong đó có những danh mục đòi hỏi chúng ta không được dung nạp những chất khác từ bên ngoài vào bên trong cơ thể nếu không sẽ ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán.

3.1. Tìm hiểu những danh mục xét nghiệm đòi hỏi độ chính xác cao nhằm trả lời cho câu hỏi tại sao khám sức khỏe không được ăn

Một số loại xét nghiệm cần nhịn ăn bao gồm:

– Xét nghiệm Cholesterol: Đây là xét nghiệm giúp kiểm tra mỡ máu, nếu nồng độ Cholesterol trong máu quá cao sẽ hình thành những mảng bám ở thành động mạch dẫn tới bệnh lý tim mạch vô cùng nguy hiểm. Xét nghiệm Cholesterol yêu cầu phải nhịn ăn uống trong vòng từ 9 – 12 tiếng trước thực hiện. Người khám chỉ được uống nước lọc cũng như liệt kê ra những đồ ăn và thức uống mình đã sử dụng trong tuần qua để bác sĩ dễ dàng theo dõi.

– Xét nghiệm Glucose: là xét nghiệm giúp kiểm tra lượng đường trong máu, chỉ số nồng độ này cao sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Với loại xét nghiệm này, bạn cần nhịn ăn trong vòng 12 tiếng, không nhai kẹo cao su và sử dụng đồ uống có caffein trong vòng 24 giờ.

– Xét nghiệm Triglyceride: Khi cơ thể thấp thụ calo thì nồng độ Triglyceride cũng tăng cao. Do đó trước khi thực hiện xét nghiệm này, người khám cần nhịn ăn uống trong vòng 12 – 14 giờ, không sử dụng các loại vitamin cũng như uống rượu bia trong vòng 24 giờ.

– Xét nghiệm nồng độ Vitamin: Xét nghiệm này cho phép người khám biết được mình đang bị thiếu các loại Vitamin quan trọng hay không như Vitamin A, Vitamin D,….

3.2. Tại sao khám sức khỏe không được ăn cũng là thắc mắc của mọi người khi thực hiện nội soi

Nội soi dạ dày là kỹ thuật đưa ống nội soi có gắn camera vào dạ dày thực quản để quan sát, nhằm phát hiện các tổn thương ở đường tiêu hóa. Phương pháp này cho phép các bác sĩ chẩn đoán được các bệnh lý như viêm loét dạ dày tá tràng, polyp dạ dày, HP dạ dày hay ung thư dạ dày

Do đó, nếu trong dạ dày còn thức ăn sẽ khiến việc quan sát các tổn thương gặp nhiều khó khăn và thiếu chính xác. Hơn nữa, nếu bạn bị nôn ọe trong quá trình nội soi thì thức ăn còn trong dạ dày có thể gây hạn chế khả năng quan sát của bác sĩ cũng như nguy cơ gây tắc nghẽn đường thở. Vì vậy, với những danh mục nội soi đòi hỏi người khám không ăn uống trong vòng ít nhất là 10 tiếng đồng hồ.

Tại sao khám sức khỏe không được ăn?

Tại sao đi khám không được ăn là một trong những câu hỏi đang nhận được sự quan tâm hiện nay

3. Cần lưu ý những gì trước khi đi khám sức khỏe?

– Người khám cần phải mang đầy đủ giấy tờ tùy thân để làm thủ tục như căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế, một số kết quả xét nghiệm và khám trước đó cũng như các đơn thuốc đang sử dụng để bác sĩ có căn cứ trong việc chẩn đoán.

– Trước khi thực hiện siêu âm ổ bụng cần uống nhiều nước, nhịn tiểu để hình ảnh chiếu lên rõ ràng, chính xác hơn.

– Phụ nữ có thai vui lòng không thực hiện chụp X-quang vì tia X có thể ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi dẫn đến những hậu quả không đáng có.

– Đặt lịch trước khi tới khám để tránh mất thời gian chờ đợi cũng như cần chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện thăm khám.

Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên chọn cơ sở y tế nào thì Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI sẽ là một trong những lựa chọn hoàn hảo để khám sức khỏe định kỳ. Không chỉ sở hữu hệ thống gói khám đa dạng mà TCI còn quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề cùng những nhân viên y tế được đào tạo bài bản, với phương châm “Khám bệnh bằng trái tim – Giao tiếp bằng nụ cười”. TCI còn được trang bị cơ sở vật chất hiện đại, không gian thăm khám rộng rãi lý tưởng, giúp khách hàng dễ dàng di chuyển giữa các khoa phòng. Bên cạnh đó, TCI

Trang thiết bị hiện đại đảm bảo sự chính xác

Trang thiết bị hiện đại đảm bảo sự chính xác trong quá trình thăm khám của TCI

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi tại sao đi thăm khám sức khỏe không được ăn cũng như những thông tin liên quan đến gói khám sức khỏe tổng quát định kỳ. Hy vọng qua bài viết này, người đọc sẽ có thêm kiến thức về khám sức khỏe nhằm nâng cao hiểu biết về hoạt động trên.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital