Tắc tia sữa có mủ là tình trạng nguy hiểm xảy ra ở một số phụ nữ sau sinh. Đây là biểu hiện đáng ngại, có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không được xử lý, điều trị kịp thời. Vậy tình trạng này nguy hiểm như thế nào? Nên làm gì khi gặp phải tình trạng này?
Menu xem nhanh:
1. Tắc tia sữa có mủ là gì?
Đây là tình trạng tia sữa bị tắc sau khoảng hơn 1 tuần, sau đó sữa có mủ và gây đau, tức vùng tuyến vú. Lúc này, sữa rỉ ra sẽ thấy có lẫn kèm mủ màu đục. Núm vú không được vệ sinh sạch sẽ, rất dễ dẫn đến tình trạng viêm tuyến vú, thậm chí ung thư tuyến vú.
2. Biểu hiện cần lưu ý
Biểu hiện, dấu hiệu nhận biết của tình trạng này rất dễ nhận biết. Các mẹ có thể theo dõi một số dấu hiệu sau để kịp thời biết được mình có bị tắc sữa, tia sữa có mủ hay không?
– Có mủ trắng hoặc vàng chảy ra từ đầu vú.
– Bầu ngực căng tức, khó chịu, thậm chí có thể bầm tím, có thẻ đau tới phát sốt, nổi hạch.
– Tia sữa không ra hoặc chỉ ra rất ít kể cả khi mẹ đã nặn, hút.
Tình trạng này thường xuất hiện ở phụ nữ sinh con đầu lòng. Tắc tia sữa thông thường, nếu không được xử lý, khắc phục nhanh chóng sẽ dẫn đến tình trạng sữa có lẫn mủ sau 1 tuần. Cơn đau do tắc sữa có lẫn mủ cũng sẽ nặng hơn cơn đau của tình trạng tắc tia sữa thông thường. Bên cạnh đó, tình trạng tắc sữa lâu ngày còn có thể gây ra u cục, khiến chị em cảm thấy vô cùng mệt mỏi.
3. Nguyên nhân mẹ bị tắc sữa, sữa có lẫn mủ
Về bản chất, đây chính là tình trạng tắc tia sữa kéo dài, gây ra nhiễm trùng, mưng mủ.
3.1. Tắc tia sữa có mủ do tắc nghẽn tia sữa kéo dài
Mẹ bị tắc tia sữa kéo dài từ 1 tuần trở lên, không điều trị, xử lý kịp thời, sữa đọng bị thiu, gây viêm nhiễm. Nguy hiểm hơn, tình trạng này có thể tạo nên những cơn đau tức, hạch sưng, thậm chí làm mẹ bị sốt. Đây được gọi là hiện tượng áp xe vú.
3.2. Tắc tia sữa có mủ do đầu ti bị tổn thương, nhiễm trùng
Cho bé bú sai cách hoặc nặn, hút sữa với lực mạnh, không phù hợp có thể khiến đầu ti bị tổn thương. Tắc tia sữa lâu ngày cộng thêm tổn thương ở đầu ti, dẫn đến viêm nhiễm sẽ dễ gây ra tình trạng tắc tia sữa có mủ.
Đầu vú không được vệ sinh sạch sẽ, bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng sẽ gây ra tình trạng sữa có lẫn mủ. Bên cạnh đó, vấn đề này còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé khi mẹ cho bé ti sữa.
Không chỉ gây đau đớn cho các mẹ bỉm, tia sữa bị tắc, có mủ còn khiến cho:
– Cơ thể suy nhược, mệt mỏi: Tắc sữa lâu ngày khiến cho mẹ cảm thấy mệt mỏi, thậm chí sốt cao hơn 38 độ. Ngoài ra, rất nhiều mẹ bỉm vì tình trạng này mà gặp phải bệnh lý trầm cảm sau sinh. Sữa không về, con nhỏ quấy khóc, ăn uống không ngon miệng, không đủ chất, mẹ càng ngày càng yếu đi và không còn để sức để chăm sóc cho bản thân, luôn trong trạng thái uể oải, thiếu sức sống.
– U xơ, u nang tuyến vú: Sữa hỏng có lẫn mủ bị ứ đọng trong tuyến vú lâu dần bị xơ hóa và có thể kích thích các tế bào chết, oxy hóa tăng sinh, tạo thành các khối u xơ hoặc u nang tại tuyến vú.
– Sức khỏe của bé bị ảnh hưởng: Sữa mẹ cung cấp đề kháng tự nhiên, giúp trẻ phát triển toàn diện. Vậy nên, thiếu sữa mẹ, trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa, đề kháng kém, hay ốm vặt, tốc độ phát triển chậm.
4. Mẹ bị tắc tia sữa có lẫn mủ, nên làm gì?
Để kiểm soát, khắc phục một số vấn đề từ tình trạng tắc sữa, sữa có lẫn mủ do viêm tuyến vú, các mẹ có thể thực hiện một số phương pháp sau:
– Vệ sinh bầu vú, núm vú thường xuyên, tránh để sữa thừa đọng lại.
– Chườm đá để giảm bớt cảm giác căng tức, khó chịu ở hai bầu ngực.
– Uống nhiều nước, sử dụng máy hút sữa hỗ trợ.
Ngoài những cách khắc phục trên, mẹ bỉm bị tắc sữa cũng nên lưu ý tránh:
– Tắm nước lạnh để ống dẫn sữa co lại.
– Nặn bầu vú để cố gắng ép sữa ra ngoài.
Các mẹ bỉm tuyệt đối không nên chủ quan với tình trạng tia sữa có lẫn mủ. Hiện nay, có rất nhiều mẹ vẫn áp dụng một số mẹo dân gian, cách chữa tắc sữa tại nhà dẫn đến nhiễm trùng, bỏng,… Đây đều là những phương pháp chưa được khoa học kiểm chứng và có thể gây ra hậu quá khó lường. Vì vậy, chị em cần đặc biệt lưu ý vấn đề này.
Sử dụng các loại nước lá để uống, trị tắc sữa cũng là một cách làm không phù hợp. Chúng có thể khiến mẹ bị dị ứng, thậm chí ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con bú.
5. Tắc tia sữa có mủ, điều trị ra sao?
Khi có dấu hiệu bị tắc tia sữa, các mẹ cần nhanh chóng tìm cách khắc phục để tránh đầu vú bị viêm, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, việc thăm khám, nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ cũng rất quan trọng. Trong số những giải pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc, massage bầu vú,… thì phương pháp chiếu tia hồng ngoại kích thích thông tia sữa đang được các bác sĩ khuyến cáo nên dùng cho mẹ bỉm.
Phương pháp này sử dụng tia hồng ngoại, tác động tới vùng bầu ngực bị ứ đọng, tắc sữa, kích thích lưu thông, tuần hoàn máu, cải thiện tình trạng sưng, đau bầu ngực ở mẹ bỉm. Bên cạnh đó, việc điều trị này cũng mang lại hiệu quả cao hơn, lên đến trên 95% sau 2,3 ngày. Tia hồng ngoại được chứng minh an toàn cho sức khỏe của mẹ, không làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa, điều trị an toàn, không xâm lấn hay gây đau đớn, tổn thương vùng bầu vú.
Thông tắc tia sữa sớm, xử lý tình trạng tắc sữa có mủ sẽ giúp cho chị em cải thiện được sức khỏe lẫn tâm lý. Chính vì vậy, theo các bác sĩ chuyên Sản phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI, chị em nên khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ sau sinh. Các mẹ cũng cần theo dõi trong thời gian cho bé bú để nắm được tình trạng tắc tia sữa sớm, có kế hoạch khám và điều trị nhanh chóng nhất.
Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI trang bị đầy đủ thiết bị, máy móc nhập khẩu hiện đại, đem lại dịch vụ thoải mái, tiện nghi cho việc chăm sóc sức khỏe của chị em phụ nữ trước, trong và sau sinh. Đặc biệt, bên cạnh phương pháp trị tắc sữa với tia hồng ngoại, các mẹ bỉm sẽ được đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa nhiều năm kinh nghiệm hướng dẫn, chỉ định sử dụng thuốc, xây dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp để cải thiện sức khỏe, kích thích lợi sữa cho con bú.