Bệnh uốn ván luôn rình rập xung quanh chúng ta, bất cứ ai cũng có thể nhiễm bệnh. Bệnh tiến triển nhanh và gây tử vong nếu thời gian phát hiện, điều trị bị kéo dài. Vì thế, tiêm phòng uốn ván là cách để mỗi chúng ta tự bảo vệ bản thân tốt nhất. Vậy uốn ván tiêm mấy mũi?
Menu xem nhanh:
1. Con đường lây bệnh uốn ván
Bệnh uốn ván là một bệnh lây nhiễm chủ yếu thông qua các vết thương, đặc biệt là các vết thương hở trên cơ thể. Khi các bào tử vi khuẩn xâm nhập vào vết thương, chúng sẽ phát triển nhanh chóng và tạo ra độc tố gây tê liệt các dây thần kinh. Đặc biệt, trường hợp uốn ván ở sơ sinh thường xuất phát từ việc cắt dây rốn mà không đảm bảo vệ sinh.
Hầu hết các trường hợp nhiễm vi khuẩn uốn ván xảy ra khi bệnh nhân bị té ngã trong các tai nạn giao thông, tai nạn lao động, hoặc bị thương bởi các vật sắc nhọn như đinh gỉ, miếng chai, cành cây… và trong quá trình bị thương, vật sắc này thường bị dính bùn đất và gây ra vết thương hở trên da.
2. Sự nguy hiểm của bệnh uốn ván
Trực khuẩn uốn ván phát triển nhanh trong vùng có vết thương hở trên cơ thể, và sau đó Clostridium tetani bắt đầu giải phóng ngoại độc tố vào máu và tấn công các bản vận động thần kinh – cơ, gây co cứng cơ và gây ra những cơn co giật nguy hiểm. Thường thì cơn co giật xảy ra khi có kích thích, nhưng đôi khi cũng có thể xảy ra tự nhiên. Triệu chứng lâm sàng của bệnh uốn ván có thể là uốn ván toàn thể hoặc chỉ giới hạn ở một khu vực, tùy thuộc vào mức độ nhiễm độc, mức độ hở của vết thương, điều kiện yếm khí và vị trí của vết thương.
Thời gian ủ bệnh của trực khuẩn uốn ván thường là từ 7 đến 10 ngày. Bệnh uốn ván tiến triển rất nhanh, có thể gây suy tim dẫn đến tử vong. Không chỉ ở các nước châu Á, mà ngay cả trong một số nước đang phát triển như châu Phi, Nam Mỹ, uốn ván ở trẻ sơ sinh là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong. Tỷ lệ tử vong do bệnh uốn ván còn phụ thuộc vào điều kiện cấp cứu và thời điểm bắt đầu điều trị. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong do bệnh uốn ván là rất cao, có thể từ 10 đến 80%.
3. Uốn ván tiêm mấy mũi?
3.1. Đối với người chưa tiêm vắc xin có thành phần uốn ván bao giờ
Vắc xin uốn ván khác với 1 số loại vắc xin thông thường chỉ cần tiêm 1 liều và không cần nhắc lại. Vắc xin uốn ván muốn phát huy được hết hiệu quả của chúng, bạn cần tiêm nhắc lại với số mũi tiêm quy định với từng đối tượng khác nhau.
Đối với người chưa từng có kháng nguyên với bệnh uốn ván, số mũi uốn ván cần tiêm là 5 mũi. Với lịch trình cụ thể như sau:
– Mũi đầu tiên: Tại thời điểm bắt đầu bạn đến cơ sở tiêm chủng và tiêm uốn ván.
– Mũi số 2: Ở thời điểm cách mũi đầu ít nhất là 4 tuần.
– Mũi 3: Sau mũi 2 khoảng thời gian ít nhất là nửa năm.
– Mũi 4: Tiêm sau mũi 3 ít nhất 1 năm.
– Mũi 5: Tiêm sau mũi 4 ít nhất 1 năm.
Uốn ván tiêm mấy mũi? Để đảm bảo cơ thể đủ kháng thể chống chọi với nguy cơ bị uốn ván, bạn cần thực hiện đầy đủ 5 mũi tiêm cơ bản trên đối với người chưa từng tiêm vắc xin có thành phần uốn ván bao giờ.
3.2. Đối với người bị thương có khả năng bị uốn ván
Trực khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương ngoài da. Vì thế khi bị thương và vật làm cho bạn bị thương có yếu tốt rỉ sét, bạn cần đi khám và tiêm chủng uốn ván nhằm hạn chế tối đa nhưng nguy hiểm sức khỏe trong tương lai.
Khi đi tiêm bác sĩ sẽ phân loại khách hàng thành từng nhóm đối tượng cụ thể với liều tiêm phù hợp như sau:
– Nếu bạn chưa từng tiêm uốn ván: Cần tiêm ngay các mũi uốn ván theo lịch 5 mũi cơ bản bên trên và tiêm thêm 1 mũi SAT tại ngày tiêm mũi đầu tiên.
– Nếu bạn đã từng tiêm vắc xin uốn ván: Chỉ cần tiêm nhắc lại 1 mũi uốn ván, bỏ qua mũi tiêm SAT.
3.3. Số mũi tiêm uốn ván đối với mẹ bầu
Mẹ bầu là đối tượng dễ bị uốn ván trong quá trình chuyển dạ, sinh nở. Khi tiêm vắc xin uốn ván, kháng nguyên từ người mẹ sẽ truyền sang cho con nhằm hạn chế tối đa khả năng con bị uốn ván cuống rốn.
Vậy uốn ván tiêm mấy mũi với mẹ bầu? Các chuyên gia tiêm chủng khuyến cáo mẹ bầu khi mang thai lần đầu tiên và chưa tiêm phòng vắc xin uốn ván trước đây (hoặc chưa tiêm nhắc lại) nên tiêm 2 mũi vắc xin (bắt đầu từ tuần thứ 20 trở đi). Trong đó, khoảng cách giữa 2 mũi là 4 tuần, mũi 2 tiêm trước thời điểm dự sinh ít nhất 1 tháng.
Với phụ nữ mang thai đã tiêm đầy đủ các mũi uốn ván cơ bản chỉ cần tiêm thêm 1 mũi vắc xin trước khi sinh 1 tháng.
Đối với các lần mang thai sau, mẹ bầu tiêm 1 mũi nhắc lại và không cần quan tâm đến khoảng cách mang thai giữa các lần.
4. Tiêm vắc xin uốn ván ở đâu?
Uốn ván tiêm mấy mũi đã được giải đáp bên trên. Cùng với câu hỏi này, nhiều mẹ bầu cũng thắc mắc nên chọn tiêm uốn ván ở đâu an toàn, uy tín?
Tại Thành phố Hà Nội, Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI là địa chỉ được nhiều mẹ bầu tin tưởng lựa chọn tiêm chủng vắc xin trong suốt hành trình thai kì và sau này. Phòng tiêm có đầy đủ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia y tế chuyên môn tốt, nhiều năm kinh nghiệm sẽ hỗ trợ các mẹ bầu hiểu rõ về lịch tiêm chủng của mình như thế nào là đúng và an toàn nhất.
Đồng thời, trước khi tiêm các mẹ bầu sẽ được bác sĩ kiểm tra sức khỏe tổng quát ban đầu, nhằm đánh giá hiện trạng của mẹ có đủ điều kiện tiêm vắc xin hay không. Bước làm này giúp cho các khách hàng, đặc biệt là phụ nữ mang thai yên tâm hơn trước khi tiêm vắc xin vào cơ thể.
Ngoài ra, lượng vắc xin tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI luôn được cập nhật về hàng liên tục, giúp đáp ứng được nhu cầu tiêm phòng lớn của mọi khách hàng và không có tình trạng vắc xin cận date, hết hạn.
Một ưu điểm nữa tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI là hệ thống bảo quản vắc xin hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn của Bộ Y tế giúp cho vắc xin đến tay khách hàng đảm bảo phát huy được hết dược lực.
Trên đây, bài viết đã giải thích chi tiết uốn ván tiêm mấy mũi. Nếu bạn đọc còn câu hỏi thắc mắc, hãy để lại thông tin để chúng tôi hỗ trợ sớm nhất.