Nhiều người bệnh không phân biệt được rối loạn tiền đình trung ương và rối loạn tiền đình ngoại biên. Đây đều là một trong hai hội chứng của rối loạn tiền đình. Tuy chỉ chiếm tỷ lệ thấp khoảng 5-10% những người bị rối loạn tiền đình, nhưng rối loạn tiền đình trung ương lại nguy hiểm hơn rối loạn tiền đình ngoại biên. Người bệnh cần có kiến thức để nhận biết, phân biệt và có biện pháp xử trí hiệu quả.
Menu xem nhanh:
1. Rối loạn tiền đình trung ương là gì?
Hệ thống tiền đình của chúng ta gồm hai thành phần chính là nhân tiền đình và đường dẫn truyền. Đảm nhiệm chức năng cơ bản là giữ thăng bằng cho cơ thể và phối hợp cử động của mắt, đầu, thân mình.
So với rối loạn tiền đình ngoại biên, thì rối loạn tiền đình trung ương thường ít gặp hơn, tuy nhiên bệnh lại kéo dài dai dẳng và khó chữa hơn.
Rối loạn tiền đình trung ương xảy ra do có sự tổn thưởng nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân tiền đình ở thân não và tiểu não. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do động mạch mang máu đến nuôi não bộ bị thiểu năng, bởi tình trạng xơ vữa động mạch.
2. Biểu hiện rối loạn tiền đình trung ương
Cơn rối loạn tiền đình trung ương thường khởi phát từ từ hoặc đột ngột, cường độ trung bình nhưng lại kéo dài dai dẳng vài tuần hoặc vài tháng.
Ngoài chóng mặt là triệu chứng điển hình của rối loạn tiền đình ngoại biên, thì rối loạn tiền đình trung ương có biểu hiện đặc trưng nữa là mất khả năng thăng bằng. Ngoài 2 triệu chứng chóng mặt, mất thăng bằng, người bị rối loạn tiền đình trung ương còn có thể có một số triệu chứng thần kinh khác như liệt,… Ngay khi thấy xuất hiện dấu hiệu đau đầu, chóng mặt, ù tai, mất thăng bằng kèm nôn ói, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chẩn đoán.
3. Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình trung ương
Có rất nhiều nguyên nhân gây tổn thương hệ thống tiền đình trung ương gây ra chứng rối loạn tiền đình. Dưới đây là một số nguyên nhân tiêu biểu thường gặp trong lâm sàng như sau:
3.1 Thiếu máu não
Do động mạch mang máu đến nuôi não bị thiểu năng bởi tình trạng xơ vữa, huyết áp thấp, thoái hóa cột sống cổ khiến mạch máu bị chèn ép làm cho não bộ không được cung cấp đủ lượng máu.
Mạch máu não là hệ thống cấu trúc rất phong phú. Nó có thể nhận tới 20-25% lượng máu để nuôi não. Nơi đây liên tục xảy ra quá trình trao đổi chất, chuyển hóa. Từ đó sản sinh ra các gốc tự do không ngừng.
Các gốc tự do này tấn công lên lớp nội mạc mạch máu khiến thành mạch bị tổn thương. Tạo điều kiện cho các chất béo, cholesterol, phospholipid tích tụ lại. Tạo nên những mảng xơ vữa khiến lòng mạch hẹp lại, lượng máu lên não giảm. Dẫn đến rối loạn tiền đình và làm tăng nguy cơ đột quỵ.
3.2 Thoái hóa cột sống cổ
Đối với người bình thường, não vẫn nhận được lượng máu nhất định thông qua động mạch và mạch máu đi qua cổ. Người bị thoái hóa đốt sống cổ, hình thành nên những gai xương, vôi hóa dây chằng hay xơ vữa động mạch… làm hẹp ống sống. Ở một số tư thế động mạch bị chèn ép làm lượng máu đến não không đủ dẫn đến rối loạn tiền đình trung ương.
3.3 Viêm xoang
Khi bị viêm xoang, niêm mạc ở mũi sưng phồng, nhiễm khuẩn khiến chúng ta không thể hoặc khó khăn khi hít thở. Quá trình lấy khí của tai cũng bị mất ổn định. Đồng thời hành động xì mũi quá mạnh, rửa mũi sai cách còn khiến mủ xoang tràn cả vào ống vòi nhĩ gây viêm tai.
Lúc này, màng nhĩ không được làm căng thì sẽ bị lõm ảnh hưởng đến việc nghe, thính lực giảm hẳn. Bên cạnh đó người bệnh còn có thể có thêm triệu chứng chóng mặt, không được thoải mái trong người, hay bị lâng lâng, có cảm giác phần đầu có vấn đề. Biến chứng gây rối loạn tiền đình trung ương.
3.4 Huyết áp thấp
Đây là nguyên nhân chiếm 30% trong tổng các nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiền đình trung ương. Bệnh huyết áp thấp sẽ ảnh hưởng đến các mạch máu, khiến tuần hoàn máu kém, giãn hoặc hẹp mạch máu.
Hình thành các mảng xơ vữa khiến lượng máu lưu thông lên não giảm xuống. Từ đó dẫn đến hệ thống tiền đình tiếp nhận thông tin sai chậm và gây nên rối loạn tiền đình trung ương.
Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như nhiễm trùng, nhiễm độc, chấn thương sọ não, tiểu đường, nhược giáp… Cũng gây ra biến chứng rối loạn tiền đình trung ương
4. Người bệnh rối loạn tiền đình trung ương cần chú ý những gì?
Khi có những biểu hiện trên, trước hết bạn cần đi khám và gặp bác sĩ để nghe chẩn đoán và tìm nguyên nhân gây ra bệnh. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống. Tiếp theo là điều trị theo phác đồ được chỉ định.
4.1 Thực hiện chế độ sinh hoạt đúng đắn và khoa học
Chế độ thể dục thể thao hợp lý
Bên cạnh đó, người bệnh nên điều chỉnh chế độ sinh hoạt cho phù hợp. Cần dành 30 phút mỗi ngày để tập thể dục, thể thao. Giảm làm việc quá căng thẳng, lo âu, stress quá mức. Tự đặt cho bản thân chế độ nghỉ ngơi phù hợp.
Và quan trọng là ngủ đúng giờ, đủ giấc để có thể giảm thiểu được các triệu chứng của rối loạn tiền đình trung ương.
Kết hợp chế độ ăn uống hợp lý
4.2 Cung cấp đầy đủ vitamin
Việc này cũng góp phần vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị rối loạn tiền đình trung ương. Tăng cường bổ sung các loại trái cây, rau củ quả. Đặc biệt các vitamin B6, C, D, acid folic rất tốt cho người bệnh rối loạn tiền đình trung ương. Cần hạn chế tối đa lượng dầu mỡ trong bữa ăn hàng ngày.