Kính cận là vật dụng không thể thiếu của những người bị cận. Tuy nhiên, để có được một cặp kính phù hợp giúp bạn sinh hoạt và làm việc thuận tiện thì việc thăm khám và cắt kính cần được thực hiện chính xác và hiệu quả. Vậy quy trình đo kính cận như thế nào? Bạn cần lưu ý gì khi khám và cắt kính cận? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh cận thị là gì?
Cận thị là một tật khúc xạ thường gặp ở mắt ở cả trẻ em và người trưởng thành. Người bị cận thị có thể nhìn chữ và các đồ vật ở cự ly gần nhưng gặp khó khăn khi nhìn xa.
Nguyên nhân bởi hình ảnh thu được mắt người bị cận sẽ hội tụ trước võng mạc chứ không phải trên võng mạc khiến người bệnh cần nheo mắt để nhìn xa. Bệnh cận thị cần được phát hiện sớm và có biện pháp khắc phục để tránh những bất tiện trong sinh hoạt cũng như tránh gây tăng độ cận.
2. Quy trình và những lưu ý khi đo kính cận
2.1. Quy trình đo kính cận như thế nào là đạt chuẩn?
Đeo kính cận là giải pháp được nhiều người cận thị lựa chọn bởi tính tiện lợi và chi phí hợp lý.
Quy trình đo kính cận vô cùng quan trọng để bạn có một chiếc kính phù hợp giúp việc học tập, sinh hoạt dễ dàng và không gây hại cho đôi mắt. Quy trình đo và cắt kính cận sẽ gồm các bước dưới đây:
– Bước 1: Dùng bảng thị lực điện tử để kiểm tra mắt
Đầu tiên, các bác sĩ sẽ kiểm tra thị lực bằng bảng thị lực điện tử cho mắt. Các loại bảng điện tử này gồm: bảng thị lực chữ cái, bảng chữ E, bảng vòng tròn hở, bảng thị lực cho trẻ em.
Bạn sẽ được hướng dẫn ngồi ở khoảng cách vừa phải và che từng mắt để kiểm tra thị lực từng bên mắt.
– Bước 2: Đo khúc xạ tự động bằng máy:
Bạn sẽ được đo mắt bằng máy đo khúc xạ để xác định độ cận ban đầu của bạn. Nếu kết quả thị lực khoảng 7/10 các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám bước này.
– Bước 3: Kiểm tra mắt bằng máy sinh hiển vi
Bước khám này sẽ giúp phát hiện các bệnh tại vị trí ở bán phần trước của mắt bằng cách cho bệnh nhân nhìn qua kính hiển vi với một khe sáng chiếu vào mắt. Khám bằng máy sinh hiển vi sẽ giúp phát hiện các bệnh lý về mắt như đục thủy tinh thể, mờ, viêm kết mạc, giác mạc,…Tùy vào thực tế tình trạng mắt mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thăm khám thêm bằng một số phương pháp nữa.
– Bước 4: Tiến hành thử kính
Dựa trên kết quả đo độ cận và thăm khám mắt, các bác sĩ sẽ đưa ra độ cận phù với với bệnh nhân. Bạn sẽ được đeo thử kính và đi lại, quan sát đồ vật khoảng từ 15-20 phút để kiểm tra độ phù hợp của kính. Sau khoảng thời gian trên, nếu bạn nhìn tốt, không bị lóa mắt hay mờ, không bị đau đầu hay chóng mặt thì kính phù hợp và bác sĩ sẽ cắt kính hoàn chỉnh.
– Bước 5: Kê đơn kính thuốc và cắt kính:
Bác sĩ đưa ra kết luận số kính và tiến hành kê đơn kính thuốc cho bệnh nhân sau khi khám và thử kính. Bạn sẽ được cắt mắt kính phù hợp dựa trên đơn kính. Sau đó, bạn sẽ được lựa chọn gọng kính mắt phù hợp với dáng gương mặt và sở thích cá nhân.
2.2. Cần lưu ý gì khi đo và cắt kính cận?
Để lựa chọn cặp kính đúng số cận và đáp ứng nhu cầu, bạn cần lưu ý các điều sau đây:
– Lựa chọn cơ sở thăm khám uy tín: Bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi đi thăm khám để chọn bệnh viện/ phòng khám mắt có đủ chuyên môn khám giúp quá trình đo thị lực và chẩn đoán được chính xác nhất.
– Tránh đeo kính sai độ cận của mắt: Khi đeo kính nhẹ hơn độ cận thực tế sẽ khiến mắt cần vẫn điều tiết để nhìn rõ hơn, gây ra tình trạng nhức, mỏi mắt và nguy cơ cao khiến độ cận của mắt tăng nhanh chóng. Nếu đeo kính độ cận cao hơn chỉ định sẽ gây ra tình trạng nhức mỏi mắt do mắt không thích nghi được, đau đầu, chóng mặt. Do đó bạn cần đeo kính theo đúng độ cận để đảm bảo thuận tiện khi sinh hoạt cũng như bảo vệ cho mắt không bị cận nặng hơn.
– Chọn tròng kính mắt đúng: Tròng kính là phần quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực của bạn khi đeo kính. Do đó, bạn cần tuân theo chỉ dẫn từ bác sĩ để chọn tròng kính phù hợp độ cận. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn lựa các loại kính có tính năng chống phản quang, chống chói lóa, chống nước để không bị gặp khó khăn khi tham gia giao thông hay khi hoạt động ngoài trời. Các loại kính chống bụi, chống trầy xước cũng là điều bạn nên quan tâm khi chọn kính để tăng sự tiện lợi khi sử dụng kính.
– Chọn gọng kính chất lượng tốt: Hiện có nhiều chất liệu gọng kính đa dạng như nhựa, kim loại, titan,…tùy theo nhu cầu của người dùng. Bạn lưu ý chọn gọng kính có thương hiệu, chất liệu gọng có độ dẻo và đàn hồi phù hợp để thoải mái khi đeo kính. Tùy vào hình dáng gương mặt, bạn có thể lựa chọn kiểu dáng, màu sắc gọng kính phù hợp.
2.3. Địa chỉ đo và cắt kính cận uy tín ở Hà Nội
Thu Cúc TCI là địa chỉ đo kính cận và cắt kính uy tín, an toàn tại Hà Nội được nhiều người bệnh tin tưởng và lựa chọn. Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa mắt giàu kinh nghiệm trong thăm khám và chẩn đoán các bệnh lý về mắt. TCI sở hữu hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại được nhập khẩu hoàn toàn từ các nước có nền y học tân tiến giúp đo thị lực và phát hiện bệnh hiệu quả.. Quy trình thăm khám được thực hiện đủ các bước, đảm bảo chất lượng. Các loại kính mắt được lựa chọn từ các thương hiệu kính uy tín hàng đầu và có đầy đủ tem chống hàng giả của Bộ Công An để người dùng yên tâm sử dụng.
Hi vọng bài viết này đã cung cấp thêm thông tin cho bạn về quy trình đo kính cận như thế nào và những lưu ý để có cặp kính cận phù hợp. Để được tư vấn và thăm khám chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với TCI nhé.