Phương pháp điều trị tủy răng khi mang thai

Tham vấn bác sĩ

Viêm tủy răng là tình trạng thường hay xuất hiện ở những phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Điều này là do sự thay đổi hormone của quá trình mang thai. Phương pháp thường được áp dụng để điều trị bệnh này là lấy tủy răng. Tuy nhiên liệu có nên điều trị tủy răng khi mang thai không?

1. Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai hay mắc các bệnh răng miệng

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai sẽ xuất hiện những sự thay đổi hormone Estrogen và Progestorome. Đây là hai loại hormone thay đổi dễ khiến lợi bị sưng, gây tích tụ vôi răng và lây nhiễm những vi khuẩn ở trong khoang miệng.

Khi mang thai, các hormone sẽ làm giãn những cơ vòng thực quản gây nên tình trạng bị trào ngược dạ dày thực quản. Cùng với đó là hiện tượng bà bầu bị nôn mửa do nghén nên khiến răng thường xuyên phải tiếp xúc với axit. Axit sẽ làm xói mòn men răng. độ nhạy cảm của ngà răng cũng sẽ tăng lên

điều trị tủy răng

Phụ nữ đang mang thai dễ mắc các bệnh lý răng miệng

Trên đây cũng chính là những nguyên do dẫn tới việc phụ nữ đang mang thai dễ mắc phải những bệnh lý răng miệng. Đối với các tình trạng răng miệng như viêm lợi, viêm chân răng, … ở bà bầu sẽ ngày một nặng theo sự phát triển của thai kỳ. Thế nhưng sau khi sinh em bé, mức estrogen và progestorome hạ thấp thì tình trạng này sẽ được thuyên giảm.

2. Dấu hiệu của tình trạng bị viêm tủy răng

Khi mắc tình trạng viêm tủy răng, bệnh nhân sẽ có những dấu hiệu sau:

– Răng bị đau nhức âm ỉ và kéo dài.

– Răng của người bệnh có thể bị yếu đi, lung lay.

– Răng bị đau nhức và có thể dẫn tới bị nhức đầu liên tục. Khi về đêm, tình trạng đau càng nghiêm trọng hơn.

– Răng có dấu hiệu bị xuất hiện mủ ở dưới chân răng. Những mụn mủ này không chỉ làm mất đi tính thẩm mỹ mà còn chính là nguyên nhân khiến hôi miệng bởi vi khuẩn đã làm ổ ở trong.

điều trị tủy răng khi mang thai

Khi bị viêm tủy răng, đau nhức răng liên tục có thể dẫn tới đau đầu

– Răng bị vỡ lớn khiến lộ tủy, viêm tủy cần điều trị lấy tủy sớm.

3. Viêm tủy răng ở phụ nữ mang thai có nguy hiểm không?

3.1 Các giai đoạn viêm tủy răng ở thai phụ

Viêm tủy răng ở phụ nữ mang thai thường được chia làm 2 giai đoạn là cấp tính và mãn tính. Biểu hiện cụ thể của từng giai đoạn là:

– Cấp tính: Người bệnh sẽ có cảm giác bị đau nhói từng cơn. Mỗi cơn đau sẽ kéo dài 5-10 phút. Răng cùng nướu sẽ phản ứng ngay khi phải tiếp xúc với nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, khi ăn những món quá chua hay quá ngọt.

– Mãn tính: Bệnh nhân ở giai đoạn này thường có mức độ bị đau răng nghiêm trọng hơn so với ở giai đoạn cấp tính. Cụ thể, ở giai đoạn này, cơn đau có thể kéo dài tới hàng tiếng đồng hồ. Những cơn đau sẽ thường xuất hiện với tần suất dày hơn, cường độ mạnh hơn vào buổi đêm

3.2 Viêm tủy răng ở phụ nữ mang thai có nguy hiểm không?

Phụ nữ đang mang thai bị viêm tủy răng có thể gián tiếp gây ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của thai nhi. Điển hình là tình trạng đau nhức răng sẽ khiến thai phụ ăn không được, ngủ không ngon giấc. Từ đó, người mẹ sẽ dễ bị thiếu chất. Bà bầu không thể thoải mái về tinh thần và sức đề kháng bị suy giảm.

Trên thực tế, tình trạng viêm tủy răng có thể gây nên ảnh hưởng gián tiếp tới cả tính mạng của mẹ cùng bé. Đặc biệt, bệnh nếu không được điều trị phù hợp sẽ tác động tiêu cực nhiều cho cả mẹ và thai nhi. Nguyên nhân là bởi viêm tủy răng không thể tự lành nếu không được điều trị phù hợp. Thậm chí, tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra, lan ra toàn khoang miệng. Vi khuẩn sẽ theo máu tấn công vào cả nhiều cơ quan khác của cơ thể người bệnh.

3. Có nên thực hiện điều trị tủy răng khi mang thai?

điều trị tủy răng khi mang thai

Tùy tình trạng sức khỏe thai phụ, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị phù hợp

Đối với việc điều trị tủy răng khi đang trong quá trình mang thai, do cần tiến hành chụp X-quang. Điều này để có thể xác định tình trạng. Tuy nhiên, những tia nhỏ này sẽ xuyên qua mô xương hàm để vào răng cần điều trị. Đây là vấn đề không tốt cho tình trạng của thai nhi.

Việc điều trị tủy răng trong quá trình mang thai cũng cần chích thuốc tê. Tuy nhiên, trong thuốc tê có thành phần khả năng cao gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Nhìn chung, để có kế hoạch điều trị tủy răng khi đang mang thai phù hợp, các mẹ bầu nên thực hiện tại những nha khoa uy tín, chuyên môn, tay nghề bác sĩ cao để có thể tiến hành tư vấn, tìm ra cách điều trị tối ưu nhất. Bên cạnh đó, bệnh nhân là thai phụ nên thực hiện điều trị ở khoảng 3 tháng giữa thai kỳ. Đây là khoảng thời gian khá dễ chịu cho thai phụ khi điều trị các bệnh lý răng miệng bởi thai nhi đã ổn định hơn, thích nghi được với cơ thể mẹ.

4. Phương pháp điều trị tủy răng khi đang mang thai

Lấy tủy răng là phương pháp điều trị tủy răng khá hiệu quả. Kỹ thuật này có thể giúp loại bỏ toàn bộ những phần tủy răng đã bị hỏng. Khoảng trống sẽ được làm sạch trong trường hợp tủy răng viêm.

Sau khi đã thực hiện lấy tủy răng, bác sĩ sẽ tiến hành phục hình răng bằng kỹ thuật hàn trám Laser hoặc bọc sứ thẩm mỹ. Điều này nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ cho hàm răng và cũng là để răng có thể tồn tại lâu hơn.

Phụ nữ đang mang thai khi bị viêm tủy sẽ được tiến hành kiểm tra trước. Nếu như kết quả kiểm tra đảm bảo về an toàn trong điều trị thì mới có thể thực hiện. Trong trường hợp bà bầu không đáp ứng đủ các điều kiện về sức khỏe thì bác sĩ sẽ hướng dẫn những biện pháp giúp hạn chế sưng đau, lây lan viêm nhiễm. Tới khi em bé ra đời, mẹ có thể tiến hành điều trị tủy răng.

Nhìn chung, với những trường hợp bà bầu gặp tình trạng viêm tủy răng, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, ta nên luaujw chọn nha khoa uy tín để điều trị. Nha khoa cần có đủ giấy phép hoạt động, những trang thiết bị cần thiết và bác sĩ có tay nghề, chuyên môn cao. Như vậy độ an toàn và hiệu quả điều trị mới có thể được đảm bảo.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital