Cắt Amidan là một trong những giải pháp hiệu quả giúp điều trị hiệu quả tình trạng viêm Amidan. Tuy nhiên nên cắt Amidan trong trường hợp nào? Cắt Amidan như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin này cho bạn.
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan về Amidan
1.1 Amidan là gì?
Amidan là một tổ chức lympho lớn nhất của cơ thể, bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Bên cạnh đó, Amidan cũng sản xuất ra kháng thể IgG cần thiết cho hệ miễn dịch. Khi Amidan bị viêm nhiễm nhiều lần thì khả năng bảo vệ ấy bị giảm đi và amidan trở thành nơi để vi khuẩn tích tụ nhiều hơn.
1.2 Triệu chứng nhận biết viêm Amidan
Việc nhận biết triệu chứng sẽ phụ thuộc vào thời gian khởi phát bệnh: cấp tính hoặc mạn tính.
Viêm amidan cấp tính
Triệu chứng của viêm amidan cấp tính thường xuất hiện đột ngột và có mức độ nặng. Triệu chứng điển hình của bệnh lý này bao gồm:
– Amidan bị sưng to và đau nhức.
– Cổ họng có triệu chứng đau.
– Miệng hôi.
– Cơ thể mệt mỏi, có tình trạng sốt và đau nhức tai.
– Sưng hạch bạch huyết.
– Ở amidan xuất hiện mủ trắng hoặc vàng.
Nếu trẻ nhỏ bị viêm amidan có thể có một số triệu chứng như chảy dãi, chán ăn, khó chịu và quấy khóc vì khó chịu. Tuy khởi phát đột ngột nhưng theo bác sĩ, nếu được điều trị và chăm sóc tốt thì bệnh tình có thể thuyên giảm chỉ sau 7 – 10 ngày.
Viêm Amidan mạn tính
Bệnh lý này thường gặp ở đối tượng vị thành niên và người lớn, nhất là những trường hợp bệnh nhân hay hút thuốc lá, uống rượu bia hay sinh sống trong môi trường ô nhiễm. Khác với giai đoạn cấp tính, viêm amidan mạn tính thường khởi phát âm thầm nhưng lại kéo dài dai dẳng. Bệnh lý này sẽ có những triệu chứng như:
– Bị hôi miệng kéo dài.
– Cổ họng đau.
– Giọng bị khàn, thậm chí mất giọng.
– Khó nuốt, có cảm giác bị vướng ở cổ họng.
– Ho khan, khó thở.
– Bị ngưng thở khi ngủ (nếu như bị phì đại amidan)
Khi bị viêm Amidan mạn tính, người bệnh chỉ có những triệu chứng tại chỗ và rất ít khi phát sinh những triệu chứng khác như sốt, sưng bạch huyết hay bị mệt mỏi. Tuy nhiên, giai đoạn này bệnh thường tiến triển dai dẳng khiến cho amidan bị phì đại và có thể hình thành sỏi amidan.
2. Khi nào nên cắt Amidan?
Amidan sẽ được chỉ định cắt trong các trường hợp như:
– Hiện tượng viêm diễn ra từ 5 – 6 lần/năm và gây nên những biến chứng nghiêm trọng như viêm tai giữa, viêm xoang hoặc những biến chứng nặng hơn như viêm khớp, viêm cầu thận, thấp tim.
– Amidan có kích thước quá phát, khiến cho việc ăn uống bị cản trở, bệnh nhân gặp hiện tượng ngủ ngáy, ngưng thở trong khi ngủ, nhiễm khuẩn tái phát nhiều lần khiến cho cuộc sống bị ảnh hưởng.
– Tại những ngóc ngách của viêm Amidan chứa những chất tiết gây hiện tượng hôi miệng, khi nuốt bị vướng hoặc nghi ngờ bị ác tính.
3. Phẫu thuật cắt Amidan như thế nào?
Phẫu thuật cắt Amidan như thế nào? Cắt Amidan là phương pháp nào chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người. Cắt Amidan là một tiểu phẫu đơn giản được thực hiện giúp loại bỏ khối amidan khỏi cổ họng. Để loại bỏ khối amidan này, có nhiều phương pháp khác nhau được thực hiện trong đó có đột phá Plasma Plus – công nghệ tân tiến nhất hiện nay có xuất xứ từ Mỹ với nhiều ưu điểm nổi bật như:
– Hàn gắn được mạch máu siêu nhỏ có kích thước dưới 1mm.
– Lưỡi dao Plasma chỉ được sử dụng một lần duy nhất và có khả năng tự huỷ, không tái sử dụng lại.
– Plasma Plus sử dụng lượng nhiệt cực thấp, chỉ khoảng 65 – 70 độ C trong khi các phương pháp cắt Amidan trước đây sử dụng lượng nhiệt lên đến 200 độ C.
– Ca phẫu thuật được diễn ra nhanh chóng, chỉ trong vòng 15 – 30 phút tuỳ từng thể trạng người bệnh.
– Người bệnh chỉ phải lưu viện tối đa trong vòng 24h vì thời gian phục hồi sau phẫu thuật rất nhanh chóng.
4. Phương pháp phòng tránh viêm Amidan
Để phòng tránh bệnh viêm Amidan, cần lưu ý một số điều sau:
– Giữ vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, hình thành thói quen súc họng bằng nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn trú ngụ trong vòm họng và ngăn ngừa tình trạng vi khuẩn xâm nhập gây viêm Amidan.
– Kiểm tra răng miệng, khu vực tai mũi họng định kỳ.
– Tăng cường hệ miễn dịch bằng cách bổ sung chế độ dinh dưỡng hàng ngày:
+ Bổ sung đạm: Có trong thịt, cá, trứng, sữa, đậu phụ, đậu đỗ….
+ Bổ sung chất béo: Có trong mỡ động vật, dầu thực vật, các loạt hạt có dầu…
+ Bổ sung tinh bột: Có trong cơm, khoai mì, các loại củ….
+ Bổ sung ăn các thực phẩm giàu vitamin C, rau củ quả tươi.
– Không hút thuốc, không ăn những đồ cay nóng hay chất kích thích, chú ý đeo khẩu trang khi ra đường.
Hy vọng rằng bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích về thắc mắc “cắt amidan như thế nào“. Cần lưu ý khi có những dấu hiệu của bệnh lý này, cần đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và xử lý sớm trước khi xảy ra biến chứng nghiêm trọng.