Trẻ nhỏ bị hóc xương cá luôn khiến cha mẹ và người lớn lo lắng, bởi, dù chưa biết hậu quả lâu dài ra sao, nhưng việc trẻ đau, chảy máu, khóc nhiều cũng đủ khiến chúng ta lo sợ. Trong những tình huống này, việc xử trí đúng cách với trẻ hóc xương là điều rất cần thiết.
Menu xem nhanh:
1. Nhận biết nhanh tình huống hóc xương cá ở trẻ
Trong thời gian gần đây, khá nhiều tình trạng hóc xương cá nguy hiểm được đề cập trên báo đài. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những ca hóc xương cá phức tạp này là việc xử lý chậm trễ hoặc không xử lý triệt để tình trạng hóc xương. Chính vì thế, việc xử lý xương hóc là điều hết sức cần thiết.
Hóc xương cá có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và đối tượng. Nhưng trong đó, trẻ em là những đối tượng thường hay xảy ra tình trạng hóc xương nhất, thường do nguyên nhân chủ quan từ đặc trưng, thói quen ăn uống của trẻ, và cũng do những vấn đề vô tình từ sự chuẩn bị của người lớn.
Trẻ có thể bị hóc xương cá trong khi đang dùng bữa ăn với món cá, nếu có những triệu chứng như sau:
– Trẻ nhỏ bỗng dưng khóc và không ăn nữa.
– Nghẹn, muốn nôn trớ.
– Dấu hiệu đau cổ họng: đưa tay lên cổ họng như muốn lấy hoặc móc trong miệng.
– Chảy dãi nhiều
– Dãi có lẫn màu hồng – dấu hiệu của việc xương cá đâm vào niêm mạc gây chảy máu
– Ho nhiều
Một số triệu chứng khác có thể kèm theo nếu tình trạng của trẻ nghiêm trọng như: ho sặc sụa, mặt tím tái, tình trạng khó thở, mắt trợn ngược,…
Cha mẹ cần nhận biết nhanh tình huống hóc ở trẻ để xử trí hợp lý.
2. Xử trí nhanh và phù hợp khi trẻ bị hóc xương cá
Khi trẻ bị hóc xương cá, cần chú ý xử lý nhanh cho trẻ. Trong đó, việc để trẻ bình tĩnh, tránh tiếp tục khóc hay nấc là điều rất quan trọng, vì những hành động này càng làm tình trạng hóc của trẻ nặng nề hơn.
2.1. Với tình trạng trẻ nguy kịch, không tỉnh táo
Nếu trẻ có biểu hiện không tỉnh táo, có các dấu hiệu nguy kịch như mặt tím tái, khó thở, hay thậm chí là có dấu hiệu bất tỉnh hoặc ngất, cần sớm liên hệ với cấp cứu y tế để phòng nguy kịch cho trẻ. Bên cạnh đó, cần nhanh chóng tiến hành sơ cứu trẻ bằng các hình thức phù hợp.
Với trẻ dưới 1 tuổi, cần sử dụng các vỗ lưng, ấn ngực để lấy xương cá hóc khỏi khu vực hầu họng của bé. Lúc này, người sơ cứu đặt trẻ trên bàn tay và dọc cánh tay của mình với tư thế người hơi cúi để đảm bảo đầu của trẻ thấp hơn chân. Sau đó, dùng hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) của tay không giữ trẻ để ấn theo hướng lên trên vào phần giữa ngực của trẻ khoảng 5 lần.
Nếu trẻ vẫn chưa tỉnh táo lại, cần thực hiện tiếp sơ cứu lấy xương cá. Khi trẻ đang trên tay, người hỗ trợ hãy giữ nguyên tư thế trẻ, dùng tay còn lại đỡ và đặt trẻ nằm úp dọc cánh tay. Chú ý lúc này, đầu trẻ vẫn thấp hơn so với chân trẻ, đồng thời cần chú ý bàn tay giữ vùng cổ cằm của trẻ để tránh tình trạng trẻ tuột ngã. Khi đó, hãy xác định vùng lưng giữa hai bả vai của trẻ và thực hiện vỗ vào lưng trẻ 5 cái bằng gót bàn tay để đẩy xương cá ra ngoài cho trẻ.
Trong tình trạng trẻ trên 1 tuổi, có thể thực hiện nghiệm pháp Heimlich với cơ chế tác động lực đẩy lên vùng thượng vị để đẩy xương cá lên qua đường miệng.
2.2. Với trẻ tỉnh táo
Trẻ em thường khó hợp tác để kiểm tra vị trí xương cũng như gắp xương cá hóc. Do đó, nếu trẻ không có các hiện tượng nguy kịch, cha mẹ và người lớn nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ với các thiết bị cần thiết.
2.3. Tránh một số sai lầm khi cha mẹ xử trí trẻ bị hóc xương
Có khá nhiều hành động chữa hóc cha mẹ thường hay thực hiện khi con hóc xương cá, nhưng không hề đúng:
– Vuốt ngực hay vuốt lưng trẻ với suy nghĩ để xương cá xuôi xuống cơ quan tiêu hóa. Điều này thực tế khá vô nghĩa và tốn thời gian vì cách này không có tác dụng làm hết hóc xương.
– Dốc ngược trẻ do nghĩ rằng cách này sẽ làm xương cá dốc ngược ra khỏi họng miệng.
– Dùng tay móc họng cho trẻ kèm theo rủi ro xương cá đâm sâu hơn hoặc làm tổn thương thực quản trẻ nhiều hơn khi móc xương.
– Dùng các mẹo dân gian, cho trẻ ăn thật nhiều để xương cá xuống ruột mà không lường nguy cơ khối xơ tắc ruột hoặc xương cá thành dị vật tiêu hóa với trẻ.
– Sau khi trẻ hết khóc, không đưa trẻ đến các bác sĩ để kiểm tra tình trạng sót xương cá trong cổ họng và đường thở.
3. Cảnh báo tai nạn hóc xương cá từ chuyên gia
Vấn đề hóc là hiện tượng rất dễ bắt gặp. Và dù không phải lúc nào các trường hợp hóc cũng nguy hiểm nhưng hầu hết các tai nạn hóc xương lâu ngày đều gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Các bác sĩ cho biết, tình trạng hóc xương cá gây ra nhiều nguy hiểm cho trẻ hơn những gì người lớn thường hay nghĩ:
– Trẻ bị tổn thương hầu họng với nguy cơ các bệnh viêm nhiễm họng và đường hô hấp.
– Nguy cơ xương cá rơi vào khu vực đường thở, gây áp xe, viêm nhiễm dây thanh, phế quản, phổi,… Thậm chí, xương cá có thể trở làm tắc nghẽn khu vực đường thở, khiến trẻ khó thở, nghẹt thở,… Nhiều trường hợp xương cá đâm vào mạch máu có thể gây nhiễm trùng máu trẻ.
– Xương cá cũng có thể rơi xuống các cơ quan tiêu hóa, làm thủng dạ dày, ruột,… khiến trẻ dễ đối diện với nguy cơ viêm phúc mạc với nhiều nguy hiểm.
Có thể nói, trẻ nhỏ bị hóc xương cá phải đối mặt với nhiều vấn đề nguy hiểm đến sức khỏe lâu dài mà cha mẹ cần chú ý. Cha mẹ nên đưa trẻ đến các bác sĩ tai mũi họng trong tình huống này để được thăm khám, gắp xương cá và phòng ngừa biến chứng viêm nhiễm hiệu quả, phù hợp cho con. Bên cạnh đó, cần tăng cường cảnh giác để hiện tượng hóc xương cá không xảy ra với trẻ trong nhà cũng như các thành viên trong gia đình mình.