Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh lý phổ biến mà không chỉ người lớn tuổi mà người trẻ tuổi cũng có nguy cơ gặp phải. Bệnh có thể để lại di chứng thậm chí dẫn đến đột quỵ nhanh chóng. Bệnh đột quỵ nguy hiểm bởi có thể xảy ra nhanh chóng và đột ngột và nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Tìm hiểu thông tin về các dạng đột quỵ phổ biến có thể giúp bạn chủ động phòng tránh hiệu quả từ sớm.
Menu xem nhanh:
1.Khái niệm đột quỵ và những điều cần biết
Đột quỵ xảy ra khi não bị tổn thương nghiêm trọng, có thể là mạch máu nuôi não vỡ hoặc mạch máu tắc nghẽn khiến oxy và dinh dưỡng ở não giảm nghiêm trọng. Tình trạng này càng kéo dài thì các tế bào não càng nhanh chết đi dẫn tới biến chứng thậm chí là tử vong.
Những người gặp phải đột quỵ thường bị giảm sút sức khỏe, mắc các di chứng như cơ thể yếu, tê liệt, mất khả năng ngôn ngữ, cảm xúc rối loạn, thị giác yếu, méo miệng…
Đột quỵ thường xảy ra rất nhanh và không có cảnh báo trước, bệnh có quan hệ mật thiết với yếu tố thời gian, nếu được cấp cứu càng sớm thì bệnh nhân càng có cơ hội sống cao:
– Liệt hoặc một bên mặt yếu, tay chân tê cứng yếu liệt, thường là ở một bên
– Không thể cười bình thường hoặc nâng hai tay qua đầu
– Lú lẫn, nói chuyện khó hiểu, nói linh tinh hoặc biến dạng ngôn từ
– Hai mặt hoặc một bên mắt đột nhiên bị mờ
– Đi loạng choạng, khó giữ thăng bằng, ngã
– Đầu đau dữ dội và đau quặn đột ngột
Đối với bệnh nhân đột quỵ, quan trọng nhất là thời điểm sơ cấp cứu nên ngay khi thấy những dấu hiệu như trên thì cần theo dõi kĩ để tránh di chứng. Đồng thời, nếu từng có tiền sử bệnh đột quỵ thì cần sử dụng thuốc theo chỉ định và đi khám ngay nếu thấy có dấu hiệu lạ.
2. Những dạng bệnh đột quỵ thường gặp
Các dạng đột quỵ khác nhau sẽ có nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên về biểu hiện của bệnh thì tương đối giống nhau ở mỗi người bệnh. Trong đó có người nặng và cũng có người nhẹ.
2.1 Các dạng bệnh đột quỵ do thiếu máu cục bộ
Đột quỵ xảy ra nhiều nhất là bởi mạch máu nuôi não có máu đông hoặc máu đông từ nơi khác trong cơ thể trôi đến não khiến cho mạch máu não bị tắc dẫn tới thiếu máu cục bộ.
2.2 Các dạng đột quỵ do thiếu máu thoáng qua
Đây là dạng đột quỵ nhỏ, xuất hiện bởi máu lưu thông đến não bị chặn đường. Tình trạng này thường diễn ra nhanh chóng nên không làm não bị tổn thương nghiêm trọng.
2.3 Đột quỵ bởi xuất huyết
Các mạch máu trong não có thể bị vỡ khiến máu chảy ra ngoài chèn lên các mô não và khiến các mô này chết đi.
2.4 Đột quỵ bởi huyết khối
Huyết khối(cục máu đông) hình thành ở não hoặc ở cổ có thể dẫn tới đột quỵ, những huyết khối này có thể ở trong động mạch và tích tụ các chất béo. Thời gian dài, cục máu đông sẽ làm cản trở lưu lượng của máu vận chuyển đến não.
2.5 Đột quỵ bởi tắc mạch
Bệnh đột quỵ này xảy ra bởi máu đông từ tim hay một cơ quan nào đó di chuyển đến não. Đặc trưng của người đột quỵ do tắc mạch thường có nhịp tim bất thường ở rung tâm nhĩ.
2.6 Đột quỵ vì những nguyên nhân khác
Khi bác sĩ không xác định được dạng bệnh đột quỵ thì có thể là đột quỵ mã hóa.
Triệu chứng của bệnh tương tự như những dạng đột quỵ khác nhưng lại khó nắm bắt nguyên nhân bệnh đột quỵ.
3. Tìm hiểu những nguyên nhân chính dẫn tới đột quỵ
3.1 Những nguyên nhân không kiểm soát được
Đột quỵ có thể xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân nhưng có những nguồn gốc gây bệnh khó có thể kiểm soát được như:
– Tuổi tác: Những người cao tuổi thường có xu hướng đột quỵ nhiều hơn so với người trẻ, đặc biệt là khi bước qua tuổi 55 và có các bệnh lý nền nguy cơ cao.
– Giới tính: Dù giới tính nào thì cũng đều có thể gặp phải đột quỵ nhưng thực tế thì tỷ lệ nam giới đột quỵ sẽ cao hơn so với nữ giới.
– Gia đình: Những người trong gia đình nếu từng bị đột quỵ thì tỷ lệ đột quỵ của bạn sẽ cao hơn người bình thường khác.
– Chủng tộc: Đa số người Mỹ gốc Phi và Mỹ gốc Tây Ban Nha có tỷ lệ đột quỵ cao hơn.
3.2 Những nguyên nhân có thể kiểm soát được
Bên cạnh những yếu tố không thể can thiệp thì có những nguyên nhân dẫn tới đột quỵ có thể ngăn chặn và kiểm soát được sớm như:
– Tiền sử đột quỵ: Người đã từng bị đột quỵ hoặc đột quỵ nhẹ có khả năng tái phát cao trong thời gian đầu, đặc biệt là trong vòng vài tháng đầu, sau khoảng 5 năm tỷ lệ này sẽ giảm dần.
– Tiểu đường: Nguy cơ đột quỵ từ tiểu đường thường khá cao.
– Tim mạch: Người có các vấn đề về tim mạch có thể có nguy cơ đột quỵ cao.
– Huyết áp cao: Huyết áp có thể gây sức ép tới thành mạch khiến chúng vị vỡ. Bên cạnh đó, huyết áp cao làm tăng nguy cơ tạo huyết khối dẫn tới đột quỵ.
– Mỡ máu: Cholesterol tích tụ ở thành mạch có thể khiến mạch máu tắc nghẽn dẫn tới đột quỵ.
– Thừa cân, béo phì: Những người béo phì thường có nguy cơ mỡ máu, cao huyết áp, tim mạch cao dẫn tới đột quỵ.
– Hút thuốc lá: Khói thuốc vốn được biết đến là rất độc hại, chúng có thể làm tổn thương thành mạch và khiến người bệnh bị xơ vữa động mạch gây hại tim phổi. Từ đó áp lực tới tim tăng khiến người bệnh cao huyết áp, tỷ lệ đột quỵ của người bệnh cao gấp nhiều lần người bình thường.
– Thói quen sống thiếu lành mạnh: Thói quen ăn uống không điều độ, thiếu dưỡng chất, cơ thể ỳ ạch, căng thẳng thường xuyên, sử dụng chất kích thích, uống bia rượu… có nguy cơ đột quỵ cao hơn.
Hi vọng những thông tin trên về các dạng đột quỵ có thể giúp bạn phân biệt được nguyên nhân và tình trạng bệnh của mình. Qua đó điều trị với phác đồ chuẩn nhất và nhanh chóng hồi phục sức khỏe.