Phác đồ điều trị tủy răng của bác sĩ Răng hàm mặt

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Bác sĩ Răng Hàm Mặt

Viêm tủy răng là một tình trạng nha khoa không thể xem nhẹ. Đây là vấn đề khiến cho người bị không chỉ phải chịu đựng sự đau đớn trong thời gian dài, mà còn có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng đe dọa tới sức khỏe. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số thông tin quan trọng về viêm tủy răng và phác đồ điều trị tủy răng.

1. Khái niệm viêm tủy răng, nguyên nhân và triệu chứng

1.1 Viêm tủy răng là gì?

Viêm tủy răng là một tình trạng nhiễm trùng xảy ra trong tủy răng, phần nằm bên trong răng chứa mô, mạch máu, và dây thần kinh. Viêm tủy răng thường gây ra cảm giác đau và có thể có những biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng và cơ địa của người bệnh.

1.2 Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra viêm tủy răng? Bài viết sẽ liệt kê một số nguyên nhân chính khiến cho tủy răng của bạn bị viêm nhiễm:

phác đồ điều trị tủy răng

Ăn nhiều đồ ngọt liệu có làm ảnh hưởng đến răng miệng?

– Sâu răng: Nguyên nhân chính của viêm tủy răng là vi khuẩn từ mảng bám và axit trong nước miệng xâm nhập vào tủy răng thông qua lỗ sâu răng. Sâu răng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, tạo thành nhiễm trùng và gây đau đớn. Nếu không được điều trị, vi khuẩn có thể lan sang các mô xung quanh, tạo ra các vấn đề khác như viêm nướu, viêm tủy răng, hoặc nhiễm trùng nướu.

– Răng bị tổn thương: Một số vấn đề như nứt răng, mẻ răng hoặc gãy răng do va đập có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng và gây nhiễm trùng.

– Viêm nướu nặng có thể làm tăng nguy cơ vi khuẩn từ nướu xâm nhập vào tủy răng. Nếu không điều trị, nướu co rút lên cao và tạo ra các túi viêm ở nướu, tăng khả năng vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng.

– Hút thuốc lá không chỉ gây tổn thương cho nướu mà còn làm yếu tủy răng, tăng nguy cơ nhiễm trùng và viêm nướu.

Lưu ý rằng trước khi tủy bị viêm, răng của bạn đã phải trải qua những vấn đề khác như sâu răng hoặc viêm lợi. Việc điều trị muộn, điều trị không đúng cách có thể dẫn đến khả năng cao hơn bị viêm tủy. Chính vì vậy, việc thăm khám răng định kỳ với bác sĩ luôn được khuyến khích nhằm phát hiện và xử trí sớm các vấn đề trước khi chúng trở nên nặng hơn.

1.3 Triệu chứng qua các giai đoạn của viêm tủy răng

Trong quá trình điều trị viêm tủy răng, việc phát hiện triệu chứng tại từng giai đoạn có vai trò quan trọng trong việc xác định sự tiến triển và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Bệnh viêm tủy răng thường được phân thành ba giai đoạn cụ thể như sau:

– Giai đoạn 1: Viêm tủy răng mới phát triển
Thông thường, những triệu chứng trong giai đoạn này không rõ ràng nên khó để khẳng định bạn có bị viêm tủy răng hay không. Cơ bản người bệnh chỉ có thể có những dấu hiệu như cảm giác ê buốt nhạy cảm hơn với những loại đồ ăn nhiệt độ nóng quá hoặc lạnh quá. Không phải thời điểm nào cũng gặp tình trạng này nên người bệnh thường coi thường, xem nhẹ và dễ dàng bỏ qua cho đến khi tình trạng trở nên nặng hơn.

Nên đi khám bác sĩ ngay từ những giai đoạn đầu của bệnh

Nên đi khám bác sĩ ngay từ những giai đoạn đầu của bệnh

– Giai đoạn 2: Tủy răng viêm nhưng chưa chết hoàn toàn
Răng sẽ trải qua cảm giác đau đớn kéo dài và có thể sưng nướu, có mưng mủ, cho thấy tủy răng đã bị nhiễm trùng nặng. Trong giai đoạn này, triệu chứng viêm tủy răng đã trở nên rõ ràng hơn, và người bệnh có thể tự kiểm tra thấy. Trên bề mặt răng có thể xuất hiện các lỗ nhỏ màu đen hoặc nâu sậm, kèm theo đau buốt, nhức đầu, và mức độ đau sẽ tăng lên khi người bệnh cố gắng nhai thức ăn. Trong giai đoạn này, bệnh đã phát triển thành giai đoạn 2 và cần phải được điều trị tại phòng khám nha khoa, vì không thể tự điều trị viêm tủy răng tại nhà.

Bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp chuyên môn để loại bỏ toàn bộ phần tủy bị nhiễm trùng, nhằm ngăn chặn sự lan tràn và phát triển của vi khuẩn. Tuy nhiên, khi tủy răng đã bị chết, nó không thể khôi phục lại như trước đó, điều đó làm cho tủy răng trở nên yếu và dễ bị tổn thương, vì vậy người bệnh cần phải chăm sóc răng miệng một cách đặc biệt cẩn thận.

– Giai đoạn 3: Tuy răng chết hoàn toàn gây mất răng
Nếu người bệnh cố gắng tự điều trị viêm tủy răng tại nhà hoặc bỏ qua việc điều trị, bệnh có thể nhanh chóng tiến triển từ giai đoạn 2 sang giai đoạn 3. Trong giai đoạn cuối này, triệu chứng viêm tủy không còn rõ ràng, thay vào đó, có hiện tượng áp xe răng và viêm chóp răng, khiến cho răng dần yếu và có thể tự rụng ra khỏi hàm.

2. Phác đồ điều trị tủy răng

4.1. Khi nào viêm tủy răng cần đến khám nha sĩ?

Nếu bạn băn khoẳn là viên tủy thì có thể tự điều trị tại nhà không thì câu trả lời là không nên. Bất kỳ một loại viêm nhiễm nào cũng cần điều trị mới có thể khỏi hoàn toàn. Đặc biệt là ở khu vực răng miệng, nơi thường xuyên tiếp nhận thức ăn và có nhiều vi khuẩn sản sinh. Chính vì thế cần đến nha khoa để được thăm khám nếu bạn có những dấu hiệu như: Đau răng, nhạy cảm với nhiệt độ nóng quá hoặc lạnh quá, phần lợi bị sưng phồng, đỏ và đau, miệng có mùi hôi khó chịu, răng bị chuyển màu xám hoặc đen,…

4.2. Phác đồ điều trị tủy răng của bác sĩ

Phương pháp tốt nhất để điều trị triệt để viêm tủy răng là tuân thủ theo phác đồ điều trị mà nha sĩ đề xuất. Tùy thuộc vào giai đoạn và mức độ nghiêm trọng của bệnh, nha sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với từng trường hợp. Cụ thể:

– Viêm tủy có khả năng hồi phục : Khi xác định bệnh nhân có triển vọng hồi phục, nha sĩ sẽ sử dụng các liệu pháp như Hydroxit canxi hoặc MTA để điều trị tủy, sau đó sử dụng Eugenate để hàn kín phần trên của răng. Quá trình phục hồi tuỷ thường bao gồm ba bước: chuẩn bị và tạo nốt tủy, đặt hydroxit canxi và hàn nốt tủy.

Bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy răng theo phác đồ

Bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy răng theo phác đồ

– Viêm tủy không hồi phục : Trong trường hợp viêm tủy không thể hồi phục, nha sĩ sẽ thực hiện ba bước điều trị: tiến hành kháng khuẩn, làm sạch và tạo hình ống tủy, sử dụng không gian ba chiều để lấp kín hệ thống ống tủy.

Các bước điều trị tủy răng :
+ Bước 1: Gây tê vùng hoặc tê tại chỗ để làm cho vùng tuỷ răng không có cảm giác.
+ Bước 2: Nha sĩ sẽ sử dụng công cụ nha khoa chuyên dụng để loại bỏ tuỷ tại tất cả các ống tủy.
+ Bước 3: Tiếp theo, nha sĩ sẽ vệ sinh ống tủy thật sạch sẽ, sử dụng vật liệu hàn ống tủy gutta percha phù hợp với kích thước ống tủy.
+ Bước 4: Sau khi hoàn thành, nha sĩ sẽ kiểm tra lại bằng X +quang và sử dụng kỹ thuật lèn dọc, lèn ngang và gutta percha để lấp hệ thống ống tủy.
+ Bước 5: Cuối cùng, thân răng sẽ được hàn kín bằng vật liệu phù hợp.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về phác đồ điều trị tủy răng mà bạn cần biết. Để bệnh được chữa khỏi, hãy chọn một phòng khám nha khoa uy tín và tuân thủ chế độ chăm sóc răng miệng khoa học.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital