Rất nhiều người trong chúng ta hiện nay đang thực hiện những cách gỡ xương cá mắc cổ sai lầm nhưng không biết. Trong khi đó, rất nhiều mẹo trong số này có nguy cơ gây nên tình trạng xấu, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng của người đang bị hóc. Cùng điểm danh những phương pháp sai lầm này và nâng cao cảnh giác, tránh chữa sai cách khi đối mặt với vấn đề xương cá mắc cổ.
Menu xem nhanh:
1. Hiểu đúng về hóc xương cá
Hóc xương cá là một trong những tai nạn thường gặp trong cấp cứu tai mũi họng. Thông thường, thức ăn sau khi được nghiền nát ở miệng và nuốt sẽ được chuyển qua thực quản theo nguyên lý co thắt, giãn cơ nhu động ruột và đến cơ thắt thực quản dưới và xuống dạ dày. Tuy nhiên, do nhiều vấn đề mà thức ăn trong miệng không được nghiền nát và khi chuyển đến thực quản thì bị vướng lại, gây cảm giác nghẹn, nuốt không trôi, đau trong họng,… và hình thành tình trạng hóc. Tình trạng hóc xương cá cũng hình thành như vậy.
Thông thường, hóc xương cá thường do người bị hóc thụ động trong việc nuốt, không biết xương cá trong miệng hoặc xương cá lớn, sặc, giật mình hoặc vô tình nuốt đồ ăn có xương cá trong miệng. Hoặc, một số người trong trạng thái không tỉnh táo (say rượu bia, chưa dứt gây mê,…) cũng có thể bị hóc xương cá.
Hóc xương cá nhìn chung thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp đặc biệt có thể ảnh hưởng đến tính mạng từ tai nạn hóc xương cá. Xương cá sắc nhọn có thể đâm vào thành họng, thực quản, tạo ra các ổ mủ, áp xe, viêm nhiễm, cản trở việc ăn uống và hô hấp. Xương cá cũng có thể đâm đến động mạch chủ gây chảy máu, nguy hiểm cho tính mạng. Ngoài ra, các trường hợp xương cá lâu ngày di động đến khu vực ruột, dạ dày và làm thủng các cơ quan này. Viêm phúc mạc là biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi đó và ảnh hưởng đến sự sống còn của người bệnh.
2. Những sai lầm khi thực hiện gỡ xương cá mắc cổ
Do là một tai nạn thường xảy ra, nhiều thường thường không quan tâm đến việc chữa hóc một cách phù hợp. Trong đó, nhiều người thường sử dụng cách mẹo hoặc cách do người khác truyền lại. Những hành động này không những khiến cho tình trạng hóc có thể xấu hơn, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề lấy xương cá sau này, đồng thời, khiến sức khỏe và tính mạng người hóc xương nguy hiểm.
Cần cẩn trọng với một số cách chữa hóc thường được sử dựng dưới đây:
2.1. Tiếp tục ăn khi hóc
Việc tiếp tục cố ăn, nhai nuốt, dù có nhẹ nhàng hơn, khi đang bị hóc có thể khiến xương cá cắm sâu hơn. Đây cũng là nguyên nhân khiến tình trạng sưng tấy, phù nề trong họng nặng nề hơn. Bên cạnh đó, nếu xương cá bị rơi vào khu vực dạ dày sẽ càng nguy hiểm bởi nguy cơ đâm thủng ruột, dạ dày của người bị hóc.
2.2. Cách gỡ xương cá mắc cổ bằng mẹo cố nuốt xương cá
Một trong những suy nghĩ thường thấy nhất với những người bị hóc xương cá là cố gắng nuốt xương cá xuống. Trong đó, những cách thường được sử dụng là ăn rau, ăn vỏ bưởi, nuốt cục cơm nóng, ăn chuối khoai,… Tuy nhiên, nhiều người vì thực hiện các cách này mà bị các vấn đề nặng nề như: khối xơ gây tắc ruột; xương cá đâm sâu vào thực quản, đâm vào động mạch chủ, gây chảy máu, nhiễm trùng máu; xương cá đâm thủng ruột, dạ dày, gây viêm phúc mạc nguy hiểm;…
Bệnh nhân khi này thường có biểu hiện đau bụng, chướng hơi, … khi kiểm tra, ổ cụng có dịch mủ và viêm nhiễm cùng tình trạng xương cá đâm. Lấy xương cá lúc này buộc phải sử dụng các hình thức phẫu thuật nặng nề cùng việc kết hợp chữa các biến chứng.
Một số người dùng các mẹo khá như ngậm C, ngậm chanh, uống dấm táo,… Tuy nhiên, đây đều là những cách vô căn cứ. Việc thực hiện những mẹo này khiến việc điều trị đúng bị trì hoãn và có thể sẽ khiến xương cá có thời gian rơi vào những khu vực nguy hiểm hơn.
2.3. Tự mò xương cá trong cổ họng
Nhiều người thường nghĩ rằng, xương cá trong cổ họng có thể lấy ra khi bị hóc và tự dùng tay mò xương cá trong cổ họng. Trên thực tế, nhiều người vì dùng cách này mà vô tình đẩy xương cá vào các khu vực hiểm hóc, khiến việc điều trị khó khăn hơn. Bên cạnh đó, xương cá cũng có thể đâm vào vùng niêm mạc và khiến tình trạng viêm nhiễm nặng nề hơn kèm theo nguy cơ phù nề, khó thở.
2.4. Cách gỡ xương cá mắc cổ bằng các cách dân gian
Nhiều người tin vào việc chữa hóc bằng tỏi đặt cánh mũi, hay rất nhiều cách dân gian khác. Những cách làm này không có căn cứ và có thể gây tình trạng dị vật mũi. Do đó, cần chú ý, tránh thực hiện những hành động sai lầm.
2.5. Dốc ngược trẻ
Nhiều phụ huynh khi con bị hóc thì phản ứng bằng cách: cầm chân, ôm chân dốc ngược trẻ với mong muốn xương cá rơi ngược lại khu vực miệng. Nhưng cách này không phù hợp trong nguyên lý điều trị, đồng thời, có thể khiến trẻ đau hơn.
2.6. Không đến cơ sở y tế kiểm tra hoặc chữa hóc quá muộn
Hóc xương cá lâu ngày thường để lại nhiều biến chứng liên quan đến các vấn đề hô hấp và tiêu hóa. Bên cạnh đó, nhiều người sau khi tình trạng vướng trong cổ họng giảm thì không đi kiểm tra lại tình trạng hóc mà không biết xương cá vẫn đang còn và gây viêm nhiễm, hoại tử mô do tổn thương, dẫn đến những biến chứng nặng sau nhiều ngày tháng bị hóc.
3. Làm thế nào khi bị xương cá mắc cổ?
Để tránh những nguy hiểm mà hóc xương cá có thể gây nên, chúng ta cần chủ động phòng ngừa tình huống này bằng cách cẩn trọng trong ăn uống. Bên cạnh đó, với tình trạng hóc xương cá, cần sớm đến các cơ sở y tế để kiểm tra và gắp xương cá đúng cách. Chú ý rằng, không nên tự ý chữa hóc với những cách vô căn cứ và có thể gây nguy hiểm cho tình trạng sức khỏe của mình trên đây.
Với việc đến các cơ sở y khoa tai mũi họng, người bị hóc sẽ được thăm khám và có cách gỡ xương cá mắc cổ phù hợp. Đồng thời, các bác sĩ sẽ chú ý các vấn đề biến chứng có thể xảy ra để phòng ngừa cho người bị hóc. Ngoài ra, cần chú ý chữa hóc xương cá ngay từ sớm, trán tình trạng để xương cá lâu ngày, khiến biến chứng hóc có thể trở nặng và việc điều trị khó khăn hơn.