Mí mắt bị sụp là tình trạng mí trên của mắt sụp hoặc rủ xuống thấp hơn mức bình thường. Có những nguyên nhân nào gây nên tình trạng sụp mí? Hãy tìm hiểu về tình trạng bệnh lý này và những nguyên nhân gây bệnh trong bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1.Nguyên nhân khiến cho mí mắt sụp
Mí mắt sụp tuy không ảnh hưởng ngay đến thị lực của người bệnh nhưng có thể ảnh hưởng về lâu dài và cản trở tầm nhìn. Ngoài ra, bệnh còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ khá nhiều. Vậy đâu là nguyên nhân khiến cho mắt bị sụp mí?
1.1. Mí mắt bị sụp do bẩm sinh
Sụp mí không phải là bệnh phổ biến nhưng đa phần những trường hợp sụp mí thường xuất hiện ở trẻ nhỏ và là do yếu tố bẩm sinh. Cơ nâng mí chịu trách nhiệm làm cho mí mắt mở to và cụp xuống liên tục trong quá trình chớp mắt. Vì nguyên nhân bẩm sinh mà cơ nâng mí bị liệt khiến cho mí mắt không thể nâng lên hết cỡ như bình thường. Đây chính là hiện tượng sụp mí, khi nói đến sụp mí do bẩm sinh thường là nói đến đối tượng trẻ em.
Trẻ em khi bị sụp mí sẽ có thói quen ngửa đầu lên trên và nhướn mày để cố gắng nhìn hình ảnh phía trước được rõ hơn. Lâu dần những thói quen này sẽ ảnh hưởng để đầu, cổ và cả dáng của trẻ.
Những trẻ vừa sinh đã thấy hiện tượng sụp mí rõ rệt có thể dẫn đến chậm phát triển thị lực và gặp các vấn đề như:
– Chuyển động mắt bị bất thường
– Bệnh về cơ mắt bẩm sinh
– Dễ bị các khối u hạt trên mí mắt
– Khả năng cao bị nhược thị
– Mắc các tật khúc xạ mắt khác như cận, viễn, loạn thị
Chính vì vậy, trẻ em khi bị mắc sụp mí bẩm sinh cần được đưa đi kiểm tra để được kịp thời chữa trị, tránh ảnh hưởng đến thị lực, mắt và những vấn đề khác liên quan.
1.2. Mí mắt bị sụp do lão hóa và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Đối với những người lớn tuổi, lão hóa chính là nguyên nhân lớn nhất khiến cho mí mắt sụp. Quá trình lão hóa tự nhiên khiến cho da không còn độ đàn hồi căng bóng mà bị chùng nhão và chảy xệ. Da ở phần mi mắt cũng không ngoại lệ, nhất là những người hay phải làm việc ngoài trời và tiếp xúc với nhiều ánh sáng mặt trời mà không có những biện pháp bảo vệ đôi mắt.
Phần da chùng nhão ở mí mắt sẽ tự do sà xuống nhãn cầu khiến cho một phần mắt bị che khuất gây nên hiện tượng sụp mí.
1.3. Nguyên nhân sụp mí do tổn thương dây thần kinh, bệnh tật hoặc chấn thương
Trong một vào trường hợp, dây thần kinh điều khiển cơ mắt và các cơ xuy quanh mắt bị tổn thương là nguyên nhân chính làm cho mí mắt sụp hoặc phần da xung quanh mắt bị chảy xệ.
Bên cạnh đó, việc chấn thương các dây chằng làm nhiệm vụ nâng mí mắt cũng có thể là nguyên nhân của sụp mí. Những bệnh lý có thể khiến cho dây chằng và các cơ nâng mí bị suy yếu có thể là:
– Bị chấn thương do cơ hoặc dây chằng bị kéo căng quá mức
– Có những khối u ở xung quanh hoặc sau mắt
– Bệnh nhân bị tiểu đường
– Người mắc bệnh nhược cơ, loạn dưỡng cơ, hội chứng Horner
– Một số người bị đột quỵ
– Bị lẹo mắt biến chứng
2. Cách điều trị bệnh sụp mí như thế nào?
Bệnh sụp mí có cần điều trị không hay điều trị như thế nào sẽ tùy thuộc và nguyên nhân gây ra bệnh. Nếu sụp mí là do lão hóa và không quá ảnh hưởng đến khả năng nhìn của người bệnh thì có thể không cần phải điều trị vì lão hóa là quy luật không thể thay đổi của tự nhiên và ai cũng sẽ bị lão hóa.
Nếu sụp mí gây ra những vấn đề về khả năng nhìn, thị lực và ảnh hưởng đến thẩm mỹ thì có thể cần phải điều trị. Phương pháp điều trị bệnh sụp mí, nhất là do bẩm sinh thường là phẫu thuật.
Phẫu thuật thường để giải quyết vấn đề thẩm mỹ cho người mắc. những cũng có một số trường hợp, phẫu thuật sụp mí để hạn chế tình trạng ảnh hưởng thị lực.
Người bệnh cần đi thăm khám với bác sĩ nếu:
– Thẩm mỹ hoặc thị lực bị ảnh hưởng nhiều
– Sụp mí còn liên quan đến những bệnh lý khác như nhìn đôi hoặc mắt xuất hiện bất thường
Không chỉ có phẫu thuật, người bệnh còn có thể áp dụng những phương pháp sau để cải thiện tình trạng sụp mí của mình.
– Sử dụng thuốc nhỏ mắt để làm giảm tình trạng căng tức mỏi mắt, đây cũng là một nguyên nhân khiến cho mí mắt sưng lên và che khuất tầm nhìn.
– Để mắt được nghỉ ngơi hợp lý thay vì làm việc liên tục trong nhiều giờ. Mắt phải điều tiết và làm việc nhiều khiến cho mắt bị mỏi mệt nên cần phải được nghỉ ngơi xen kẽ giữa, cách này rất hiệu quả trong việc cải thiện mí sụp.
– Sử dụng các loại thực phẩm tốt cho đôi mắt. Cụ thể như:
+ Ăn nhiều những loại thực phẩm có chứa vitamin B12, có trong các loại hải sản, thịt cá, trứng sữa, và các loại đậu.
+ Ăn nhiều rau củ quả và trong rau củ quả chứa nhiều hợp chất beta-carotene và lutein rất tốt cho thị lực.
+Sử dụng nhiều loại thực phẩm chứa những chất chống oxy hóa như nho, việt quất, sô cô la để hạn chế khả năng lão hóa của da, giúp da chậm chảy xệ, chùng nhão.
– Đừng quên dưỡng ẩm cho mắt và đeo kính bảo vệ mắt khỏi ánh sáng mặt trời bằng những cách đơn giản như:
+ Đắp mắt bằng dưa chuột vì những loại axit có trong dưa chuột có thể đẩy nước thừa ra khỏi mí mắt, giúp da săn chắc hơn.
+ Đắp mắt bằng hỗn hợp nha đam, sữa chua, yến mạch trong 20 phút
+ Đắp mặt bằng trà túi lọc cũng có khả năng làm ẩm cho vùng da mắt, hạn chế thâm mắt.
– Thường xuyên tập luyện những bài tập vận động cơ mắt, giúp cơ và vùng da xung quanh mắt được săn chắc hơn, hạn chế tình trạng sụp mí. Có thể thực hiện những động tác tập thể dục cho mắt như sau:
+ Rướn chân mày lên cao nhất có thể, nháy mắt 7 lần rồi nhắm chặt mắt trong 5 giây. nên thực hiện 10 lần/ ngày và lặp lại hàng ngày.
+ Dùng ngón tay để nâng nhẹ, xoa và ấn từ từ vùng da hốc mắt xuống dưới mắt và vòng lên xung quanh mắt.
Trên đây là những thông tin về tình trạng mí mắt bị sụp và cách khắc phụ, hy vọng sẽ hữu ích với nhiều bạn đọc.