Viêm phổi kẽ có thể xảy ra dưới tác dụng của một số trong các nhóm thuốc kháng sinh, hoá trị chữa ung thư, thuốc ức chế miễn dịch và thuốc điều trị viêm khớp… Ngoài ra, xạ trị ung thư có thể gây b viêm phổi kẽ.
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan về viêm phổi kẽ
1.1. Bệnh phổi kẽ và viêm phổi kẽ
Bệnh phổi kẽ (interstitial lung disease – ILD) hay gọi là bệnh biểu mô phổi kẽ (diffuse parenchymal lung disease – DPLD) là tên gọi của một nhóm bệnh gây tổn thương mô kẽ của phổi (mạch máu phổi, vách phế nang, tổ chức kẽ liên phế nang).
Tổ chức kẽ phổi bao gồm biểu mô mao mạch phổi, biểu mô phế nang, màng nền, tổ chức quanh mạch máu, quanh hệ lympho. Bình thường khi phổi tổn thương sẽ gây kích thích quá trình sửa chữa hàn gắn.
Tuy nhiên, đối với người bị viêm phổi kẽ thì quá trình sửa chữa hàn gắn bị lệch lạc dẫn đến tổ chức quanh phế nang xuất hiện sẹo và dày lên bất thường. Chính vì vậy, màng phổi mao mạch dày lên và xơ cứng dẫn đến vận chuyển oxy qua phổi gặp khó khăn. Thuật ngữ “Bệnh phổi kẽ” cũng nhằm để phân biệt với các bệnh đường thở khác.
Bệnh viêm phổi kẽ là một dạng bệnh phổi kẽ thường gặp. Người bệnh sẽ có biểu hiện khó thở, ho (ho khan, ho ra máu), thở khò khè, tức ngực. Các triệu chứng ngoài phổi có thể kể đến là mệt mỏi, sốt, đau cơ, xương, đau khớp, phù, khô mắt, khô miệng, nhạy cảm với ánh sáng…
1.2. Số liệu thống kê bệnh phổi kẽ
Bệnh phổi kẽ có tiên lượng cực kỳ xấu, 50% ca bệnh chết sau 2,5 năm phát hiện bệnh, có ca chết chỉ vài tháng; 20% bệnh nhân sống trên 5 năm. So với căn bệnh ung thư phổi, bệnh phổi kẽ diễn biến ác tính cao hơn.
Trên thực tế, thống kê tại Hoa Kỳ và châu u cho biết, tỷ lệ dân số mắc bệnh phổi kẽ khoảng 70/100.000 dân. Việt Nam chưa có con số thống kê chính thức. Tuy nhiên ước tính cả nước có khoảng 70.000 người mắc bệnh phổi kẽ. Đáng nói là bệnh phổi kẽ không phải bệnh mới, nhưng do đây là bệnh không lây nên ít được quan tâm.
2. Triệu chứng lâm sàng viêm phổi kẽ
Hầu hết các triệu chứng viêm phổi kẽ không đặc hiệu. Tuy nhiên, việc điều tra kĩ tiền sử các yếu tố nguy cơ, tiền sử bệnh, các triệu chứng lâm sàng giúp xác định chẩn đoán. Cần điều tra chi tiết các mốc thời gian, mức độ nghiêm trọng và diễn biến của triệu chứng.
Các triệu chứng của bệnh dễ dàng nhận biết là:
2.1. Khó thở là triệu chứng gây viêm phổi kẽ
Thường bắt đầu từ ho khan, khó thở nhẹ, nặng dần. Một số ít trường hợp có khởi phát mãn tính.
2.2. Viêm phổi kẽ gây ho
Biểu hiện thường gặp khi mắc bệnh là ho khan. Có thể gặp ho máu trong hội chứng xuất huyết lan toả phổi, bệnh van hai lá.
2.3. Các triệu chứng ngoài phổi
Là dấu hiệu quan trọng để gợi ý chẩn đoán bệnh lý mô liên kết: đau nhức cơ, khớp, ho, sốt, đau khớp, phù nề, da nhạy cảm với ánh sáng, khô mắt, khô môi. Tuy nhiên, dù không có các triệu chứng này người bệnh cũng không loại trừ được các bệnh tổ chức liên kết.
3. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi kẽ
Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh phổi kẽ là do các tác nhân virus, nấm, vi khuẩn. Thông thường, với tổn thương phổi, cơ quan hô hấp sẽ tự sản xuất lượng mô mới đủ để bù đắp chỗ tổn thương. Tuy nhiên, đối với bệnh phổi kẽ, lượng mô tổn thương không được thay thế bởi mô mới mà lại có xu hướng sẹo hoá, dày hơn. Điều này gây trở ngại cho sự hấp thụ oxy và vận chuyển oxy trở lại máu.
Các yếu tố kích thích bệnh phổi kẽ vô cùng đa dạng. Người bệnh cần tìm ra được yếu tố thích hợp nhằm chữa trị cũng như ngăn ngừa bệnh hiệu quả. Dưới đây là các yếu tố gây kích thích dẫn tới tiến triển bất thường của bệnh.
4. Đối tượng dễ mắc bệnh phổi kẽ
Người có rất nhiều yếu tố nguy cơ thì khả năng bị bệnh phổi kẽ càng cao bao gồm:
4.1. Yếu tố tuổi tác
Người trung niên và cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh phổi kẽ cao hơn so với trẻ nhỏ, nhưng thỉnh thoảng cũng có những bệnh nhân nhi.
4.2. Yếu tố nghề nghiệp
Người lao động trong môi trường công nghiệp nặng, khai thác khoáng sản, xây dựng… thường xuyên tiếp xúc với hóa chất và bụi không khí trong môi trường làm việc sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh về phổi nói chung và viêm phổi kẽ nói riêng.
4.3. Bệnh sử
Bệnh phổi kẽ có liên quan đến yếu tố di truyền, nếu người trong nhà có người thân bị bệnh thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn.
4.4. Hút thuốc
Bệnh phổi kẽ xuất hiện phổ biến hơn ở nhóm bệnh nhân có thói quen hút thuốc lá hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc. Bệnh nhân nếu vẫn giữ yếu tố nguy cơ cao thì bệnh cũng tiến triển nặng thêm.
5. Cách điều trị viêm phổi kẽ
5.1. Ngừng hút thuốc lá
Loại bỏ yếu tố căn nguyên bao gồm cai rượu và điều trị tích cực các bệnh đồng mắc là một cách hiệu quả để điều trị viêm phổi kẽ.
5.2. Điều trị bằng thuốc
Dùng corticoid hoặc thuốc ức chế miễn dịch hầu như không hiệu quả. Những năm gần đây, điều trị các thuốc chống oxy hóa như Nintedanib và Pirfenidone đã chứng minh hiệu quả trong việc làm chậm quá trình phát triển của bệnh IPF và được khuyến nghị trong các hướng dẫn điều trị quốc tế hiện nay.
Đặc biệt, thông qua các thử nghiệm lâm sàng lớn trên thế giới thấy Nintedanib, một thuốc ức chế tăng sinh xơ có hiệu quả ức chế có ý nghĩa thống kê tốc độ suy giảm FVC mỗi năm khoảng 50% ở tất cả 3 thử nghiệm. Hiệu quả điều trị kéo dài trong hơn 4 năm. Thuốc dùng đường uống tiện dụng và an toàn và đã được nhiều nước trên thế giới cấp phép sử dụng.
5.3. Tập luyện, điều trị hỗ trợ
Tập luyện và phục hồi chức năng hô hấp, thở oxy để duy trì mức độ bảo hoà oxy> 90% cũng giúp cải thiện tình trạng khó thở và đáp ứng với gắng sức của người bệnh ở giai đoạn nặng.
5.4. Ghép phổi
Ở bệnh lý phổi kẽ nặng hoặc giai đoạn muộn có suy hô hấp, khi giảm FVC dưới 80% số lý thuyết và Dlco giảm dưới 40% số lý thuyết và có tổn thương xơ phổi tiến triển trên phim HRCT là có chỉ định ghép phổi. Tuy nhiên, phải có chỉ định nghiêm ngặt và có sự theo dõi, chăm sóc điều trị trước, trong và sau khi ghép phổi tốt thì mới đảm bảo thành công ghép phổi.
Thu Cúc TCI cung cấp hệ thống trang thiết bị, máy móc tiên tiến, với không gian phòng ốc rộng rãi, thoáng mát, đáp ứng nhu cầu thăm khám về bệnh lý hô hấp cùng các vấn đề sức khoẻ khác. Liên hệ hotline TCI để được hỗ trợ 24/7.