Những đặc điểm cần biết về trĩ bệnh học 

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Vũ Văn Hải

Bác sĩ Ngoại Khoa

“Thập nhân cửu trĩ” – Bệnh trĩ là căn bệnh phổ biến dường như ai cũng từng một lần nghe qua. Vậy trĩ là gì, đặc điểm trĩ bệnh học như thế nào, cần làm gì để ngăn ngừa và điều trị căn bệnh thầm kín này – hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Lý giải cơ chế trĩ bệnh học

Trĩ là tình trạng biến đổi trong cấu trúc bình thường của ống hậu môn, tạo ra các búi thừa sa gây vướng víu, khó chịu và có thể sa ra bên ngoài.

Cơ chế của trĩ thường là do tăng áp lực trong các tĩnh mạch hậu môn hoặc trực tràng. Các tĩnh mạch này có thể xung huyết, chảy máu và có thể bị sa ra ngoài do áp lực bên trong.

Theo nhiều giả thuyết, trĩ còn có thể hình thành do tình trạng rối loạn vận mạch, khiến máu ở tĩnh mạch hậu môn không lưu thông về tim mà ứ trệ tại đây, gây ra giãn mạch máu và gây ra sự hình thành của các búi trĩ.

Bệnh trĩ là bệnh lý hậu môn trực tràng cực kỳ phổ biến - trĩ bệnh học

Bệnh trĩ là bệnh lý hậu môn trực tràng cực kỳ phổ biến

2. Có những loại bệnh trĩ nào?

Bệnh trĩ được chia thành các loại trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp, tùy thuộc vào vị trí búi trĩ phát sinh ở phía trên hay phía dưới ranh giới đường lược ở hậu môn.

2.1. Trĩ nội

Tình trạng tĩnh mạch ở trên đường lược bị phình giãn (ở sâu trong ống hậu môn) được gọi là trĩ nội. do búi trĩ nằm khuất nếu không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Hơn nữa, do vị trí ảnh hưởng không có dây thần kinh cảm giác, trĩ nội thường không đau. Tuy nhiên, búi trĩ có thể phát triển lớn theo thời gian và gây ra hiện tượng sa búi trĩ.

2.2. Trĩ ngoại

Trĩ ngoại là khi các tĩnh mạch bị giãn phình và tạo thành búi trĩ ở phía dưới đường lược. Trĩ ngoại dễ phát hiện và khó chịu hơn trĩ nội vì nó nằm ở bờ ngoài của hậu môn.

Trĩ nội và trĩ ngoại - trĩ bệnh học

Trĩ nội và trĩ ngoại

2.3. Trĩ hỗn hợp

Đây là tình trạng kết hợp bao gồm cả hai loại trĩ: trĩ nội và trĩ ngoại.

Bệnh trĩ thường gây đau nhức, khó chịu và chảy máu khi đại tiện, dù rằng nó không nghiêm trọng hay đe dọa tính mạng. Người bệnh cần sử dụng thuốc, can thiệp xâm lấn và điều chỉnh lối sống để điều trị bệnh lý này.

3. Phân tích các phân độ bệnh trĩ bệnh học

Đối với trĩ nội, chuyên gia phân độ chúng dựa vào độ sa ra ngoài như sau:

Búi trĩ còn nằm bên trong hay đã sa ra khỏi hậu môn tùy thuộc vào sự phát triển của nó.

– Trĩ độ 1: Búi trĩ nằm trong ống hậu môn hoàn toàn và khá khó phát hiện

– Trĩ độ 2: Trĩ thường nằm gọn trong ống hậu môn và khi rặn đại tiện, búi trĩ lòi ra ngoài hoặc thập thò. Tuy nhiên trong trường hợp này, búi trĩ tự thụt vào trong khi đứng dậy

– Trĩ độ 3: Búi trĩ ra ngoài khi đi cầu hoặc đi lại nhiều, ngồi xổm hoặc làm việc nặng. Lúc này, búi trĩ sẽ cần người bệnh dùng tay đẩy nhẹ vào.

– Trĩ độ 4: Búi trĩ nằm ngoài ống hậu môn và không thể đẩy lại bên trong hậu môn được nữa

Đối với trĩ ngoại, các cấp độ của bệnh trĩ được chia thành các mức độ: Trĩ hình thành với kích thước nhỏ – Phát triển và tăng kích thước búi trĩ – Trĩ lớn hơn và gây ra các biểu hiện tắc nghẽn hậu môn, khó chịu và đau đớn trong sinh hoạt – Trĩ hoại tử, viêm nhiễm, các tình trạng nặng nề hơn.

3. Dấu hiệu và các yếu tố tăng nguy cơ hình thành bệnh trĩ là gì?

3.1. Dấu hiệu – triệu chứng trĩ bệnh học là gì?

Bệnh trĩ trở nên phổ biến hơn ở những người cao tuổi do cấu trúc mô nâng đỡ các tĩnh mạch trực tràng và hậu môn trở nên lỏng lẻo và nhão dần.

Ngoài ra, theo định nghĩa cổ điển, trĩ là giãn tĩnh mạch ở vùng hậu môn và trực tràng. Do vậy, dưới đây là bốn triệu chứng trĩ bệnh học phổ biến nhất:

– Đi ngoài ra máu: Triệu chứng phổ biến hơn cả là đi ngoài ra máu, thường là máu đỏ tươi. Tuy nhiên, một số người bị trĩ không có triệu chứng này.

– Cảm giác nặng ở hậu môn

– Đau rát hậu môn: Cảm giác này thường xuất hiện trong và sau khi đi vệ sinh hoặc có thể tiếp tục diễn ra âm ỉ cả ngày, nhất là khi ngồi. Điều này tác động đáng kể đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

– Có thể nhìn thấy búi trĩ sa ra khỏi hậu môn. Búi trĩ có thể thụt lên tự động (ở độ một hoặc 2), phải đẩy bằng tay (ở độ 3) hoặc không thể đẩy vào bên trong ống hậu môn (ở độ 4). Trĩ khi còn nhẹ sẽ gây phiền hà hơn, tuy nhiên với trĩ sa nặng sẽ khiến bệnh nhân khó chịu khi đi đứng và làm việc nặng, bệnh nhân khó có thể thực hiện các hoạt động hàng ngày.

3.2. Các yếu tố tăng nguy cơ gây ra trĩ bệnh học là gì?

Dưới áp lực, các tĩnh mạch xung quanh hậu môn thường căng lên và có thể phồng lên hoặc xuất huyết. Do áp lực gia tăng ở phần dưới trực tràng, búi trĩ có thể phát triển do:

– Tình trạng rặn khi đi vệ sinh, ngồi lâu trên bồn cầu

– Bệnh nhân bị táo bón hoặc tiêu chảy liên tục mà không có biện pháp ngăn chặn.

– Người béo phì, người mang thai, người giao hợp bằng đường hậu môn

– Do chế độ ăn uống ít chất xơ và chế độ vận động không lành mạnh, điều này thường do tính chất công việc làm văn phòng, tài xế đường dài,…

– Bê vác vật nặng trong thời gian dài

Táo bón gây ra bệnh trĩ - trĩ bệnh học

Táo bón là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh trĩ

4. Các hướng điều trị bệnh trĩ nói chung như thế nào?

Điều trị trĩ thường dựa theo phân độ của búi trĩ, thông thường có một số cách điều trị như sau:

– Điều trị nội khoa: Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ – dành cho các trường hợp được bác sĩ chẩn đoán dạng nhẹ. Bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định chuyên khoa và tái khám theo lịch.

– Điều trị ngoại khoa: Ứng dụng các kỹ thuật hiện đại để loại bỏ búi trĩ như Laser Diode – tiêu trĩ không dao kéo. dùng súng Longo, kỹ thuật kinh điển Milligan Morgan- Ferguson,…

Đặc biệt, các biện pháp điều trị cần kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh: Ăn nhiều rau củ, uống nhiều nước, vận động hợp lý, tránh ngồi quá lâu,..

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh trĩ bệnh học, cũng như gợi ý các điều trị dành cho bệnh lý oái oăm này. Bệnh nhân cần thăm khám và điều trị chuyên khoa sớm để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng không mong muốn do trĩ gây ra.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital