Nhổ răng thường là giải pháp cuối cùng để điều trị răng sâu. Điều này sẽ giúp loại bỏ những tổn thương không thể phục hồi ở trên cung hàm người bệnh. Vậy liệu sau khi nhổ răng sâu có thể mọc lại không? Đâu là những lưu ý cần thực hiện khi nhổ răng.
Menu xem nhanh:
1. Những triệu chứng phổ biến của răng sâu
Trong trường hợp xuất hiện những triệu chứng sau đây chứng tỏ bản thân đã mắc phải bệnh sâu răng:
– Xuất hiện những cơn đau răng xảy ra liên tục và đột ngột.
– Xuất hiện cảm giác ê buốt và đau nhức răng, đặc biệt là khi ăn đồ ăn nóng hoặc lạnh.
– Xuất hiện tình trạng mùi khó chịu từ trong hơi thở.
– Xuất hiện vị khó chịu từ trong miệng.
Ngoài ra, một số trường hợp khác thể hiện tình trạng răng sâu có thể thấy được bằng mắt thường. Cụ thể, đó là những vệt có màu nâu, đen bám ở trên răng. Biểu hiện này không chỉ gây mất tính thẩm mỹ mà còn khiến người bệnh thấy mất tự tin khi giao tiếp. Khi đó, chất lượng cuộc sống sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
2. Những trường hợp răng sâu nào cần nhổ bỏ
Thông thường với tình trạng răng sâu, bác sĩ sẽ ưu tiên với phương pháp điều trị bảo tồn răng. Đối với phương pháp nhổ răng, bác sĩ sẽ thường chỉ định đối với trường hợp răng sâu hư hại quá nặng, không thể phục hồi.
Ở giai đoạn đầu, vết răng sâu mới xuất hiện, răng vẫn có thể điều trị bảo tồn và chưa cần nhổ bỏ. Thay vào đó, một số phương pháp điều trị sẽ được tư vấn bằng thủ thuật nha khoa và chăm sóc tại nhà. Thế nhưng, có những trường hợp răng sâu bắt buộc phải nhổ. Đặc biệt là khi răng bị sâu kéo dài dẫn tới tổn thương nghiêm trọng. Khi đó, tủy răng sẽ bị ảnh hưởng hay ngay cả phần chứa những mạch máu, dây thần kinh. Điều này là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sâu răng đã nghiêm trọng và khó có thể phục hồi. Tình trạng bệnh lý có thể lây lan gây nhiễm trùng. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để có thể bảo tồn cho những răng kế cận.
3. Răng sâu có mọc lại không sau khi mổ?
Mỗi người sẽ có tổng cộng hai bộ răng: một bộ răng sữa và một bộ răng vĩnh viễn. Khi đến giai đoạn 6 tháng tuổi, những chiếc răng sữa sẽ bắt đầu xuất hiện. Cho tới khi 3 tuổi, 20 chiếc răng sữa của bộ răng đầu sẽ được mọc đầy đủ.
Sau răng sữa sẽ là quá trình mọc răng vĩnh viễn. Răng vĩnh viễn sẽ lần lượt xuất hiện sau khi răng sữa đã rụng xuống. Quá trình mọc răng vĩnh viễn sẽ bắt đầu từ giai đoạn 6 tuổi đến 13 tuổi. Tùy vào tình trạng mỗi người mà thời gian mọc, thay răng có thể sẽ sớm hoặc muộn hơn so với thời gian trung bình.
Đối với trường hợp răng sâu cần nhổ bỏ, nếu như răng bị sâu là răng sữa, sau khi răng bị nhổ bỏ sẽ có thể mọc lại khi răng vĩnh viễn mọc lên. Tuy nhiên, đối với răng vĩnh viễn khi bị sâu và nhổ bỏ sẽ không thể mọc lại được nữa. Để khắc phục, người bệnh cần tiến hành trồng răng giả hoặc sử dụng hàm giả.
4. Những điều cần lưu ý khi thực hiện nhổ răng sâu
Để đảm bảo hiệu quả và độ an toàn khi nhổ răng, người bệnh cần thực hiện một số lưu ý như sau:
4.1 Trước khi nhổ răng sâu
– Bệnh nhân cần thực hiện ăn no và đánh răng sạch sẽ. Sau đó, trước khi nhổ bỏ, người bệnh cần báo cáo tình trạng sức khỏe cụ thể với bác sĩ.
– Trong trường hợp bệnh nhân mắc phải bệnh cấp tính như viêm chân răng, viêm lợi, … nên điều trị hết giai đoạn cấp tính trước thì mới có thể nhổ bỏ vì dễ gây nên nhiễm trùng lan rộng.
– Nếu bệnh nhân sử dụng loại thuốc chống đông máu thì có nguy cơ sẽ gây nên mất máu trầm trọng. Thông thường, răng sẽ chỉ được nhổ sau khi đã dừng thuốc ít nhất 3 ngày trở lên.
– Phụ nữ đang có thai không nên thực hiện nhổ răng, nhất là trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kì. Điều này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi.
– Phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt cũng không nên thực hiện nhổ răng. Điều này có thể gây nhiều bệnh lý như đái tháo đường hay rối loan thần kinh. Tình trạng này cần có sự phối hợp của các chuyên khoa để đưa ra được sự lựa chọn phù hợp nhất.
– Bên cạnh đó, một số trường hợp khác như bệnh nhân bị tăng huyết áp cũng không nên thực hiện nhổ bỏ răng. Như vậy, nguy cơ bị tai biến mạch máu não sẽ tăng cao.
4.2 Sau khi nhổ răng sâu
Sau khi thực hiện nhổ răng, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
– Thực hiện cắn chặt bông gòn khoảng 30 phút và không súc miệng mạnh tối thiểu 6 tiếng sau khi nhổ răng. Đồng thời, người bệnh không nên cho bất kì thứ gì vào trong ổ răng mới nhổ, không nên súc miệng với nước muối.
– Không thực hiện nhai thức ăn ở vị trí nhổ trong khoảng 2-3 ngày. Đối với ngày đầu, người bệnh nên ăn những món ăn loãng, nguội và không nên ăn các chất kích thích như cafe, bia, hạt tiêu, ớt, …
– Bệnh nhân nên nghỉ ngơi khoảng 1 ngày sau khi nhổ răng.
– Sử dụng thuốc uống, điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ.
– Nếu bệnh nhân nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào bất thường cần liên lạc ngay với bác sĩ hoặc tới tái khám để kiểm tra.
– Người bệnh không nên tập thể dục với cường độ cao hoặc làm việc quá sức dẫn đến cơ thể mệt mỏi, bị ảnh hưởng xấu.
– Bệnh nhân không trực tiếp dùng đá hoặc nước lạnh tiếp xúc với khu vực vết thương mới nhổ răng.
– Bệnh nhân mới nhổ răng không sử dụng ống hút hay nhai kẹo cao su, dùng lực mạnh tại vùng cơ miệng.
Có thể thấy, với trường hợp nhổ răng sâu là răng vĩnh viễn, vị trí đã nhổ sẽ mất răng hoàn toàn. Bên cạnh những lưu ý trên, người bệnh sau khi nhổ răng sâu cần thực hiện chế độ chăm sóc răng miệng phù hợp. Cùng với đó, bệnh nhân hãy tái khám theo đúng lịch hẹn. Hãy kiểm tra định kỳ 6 tháng một lần. Như vậy, tình trạng sức khỏe răng miệng sẽ được kiểm soát.