Sâu răng là một tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh lý này gây ra khá nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng và toàn thân của trẻ. Để có thể chăm sóc, điều trị cho trẻ bị sâu răng ăn kẹo hiệu quả, ta cần nắm được nguyên nhân của tình trạng này.
Menu xem nhanh:
1. Biểu hiện của trẻ bị sâu răng do ăn kẹo
Sâu răng do ăn kẹo rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Khi đó, răng trẻ bị sâu có thể gây đau nhức, tổn thương tới các mô cứng của răng. Điều này là do vi khuẩn ở những mảng bám lâu ngày đã tấn công. Một số trường hợp, răng bị sâu thậm chí có thể xuất hiện lỗ sâu to. Cùng với đó, răng bị đổi màu, nhiễm trùng hoặc mất răng gây nhiều nguy hiểm.
Ở giai đoạn đầu của sâu răng ăn kẹo, trẻ sẽ thường không có những triệu chứng rõ ràng. Ta thường có thể phát hiện khi răng trẻ đã có những lỗ đen nhỏ, nướu răng sưng và màu răng xỉn. Bên cạnh đó, trẻ sâu răng còn có một số biểu hiện:
– Khi trẻ ăn nhai những món cứng hay dai sẽ có cảm giác đau nhức răng.
– Răng trẻ trở nên dễ nhạy cảm, ê buốt khi tiếp xúc với những đồ ăn quá nóng, lạnh. Những món ăn điển hình như sữa chua, kem, nước đá, cháo nóng, … sẽ gây kích thích với răng.
– Răng trẻ bị đau mà không rõ nguyên nhân.
– Miệng trẻ xuất hiện mùi hôi ngay cả khi đã thực hiện vệ sinh sạch sẽ.
2. Nguyên nhân của tình trạng sâu răng ăn kẹo
Sâu răng ăn kẹo ở trẻ là bệnh lý gây nên bởi nhiều yếu tố. Trong đó bao gồm độ cứng men răng suy giảm, chế độ ăn ảnh hưởng tới tuyến nước bọt, vệ sinh răng miệng chưa phù hợp. Và nguyên nhân chính chính là do trẻ ăn quá nhiều kẹo. Từ đó răng miệng gặp phải những tổn thường nghiêm trọng. Việc trẻ ăn kẹo dẫn tới sâu răng là bởi một số lý do sau:
– Trong thành phần của bánh kẹo ngọt có chứa rất nhiều đường. Đây chính là yếu tố thu hút những vi khuẩn gây sâu răng. Khi trẻ ăn nhiều bánh kẹo sẽ khiến khoang miệng thành môi trường lý tưởng để vi khuẩn sâu răng tấn công.
– Răng trẻ ở giai đoạn dưới 7 tuổi sẽ là răng sữa. Khi đó, răng chưa hoàn thiện về cấu trúc. Vì vậy, các thành phần dễ bám dinh ở trong kẹo ngọt khi bám vào răng sẽ khó làm sạch. Từ đó, răng sẽ dễ bị tác động xấu từ vi khuẩn gây nên sâu răng.
– Men răng trẻ thường khá mỏng và yếu hơn so với răng vĩnh viễn. Do đó, răng trẻ sẽ dễ nhạy cảm, chưa đủ chắc khỏe để chống lại sự tấn công của vi khuẩn có trong kẹo ngọt.
– Trẻ thường chưa tự giác trong chăm sóc và thực hiện vệ sinh răng miệng mỗi ngày. Điều này khiến sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng càng thêm mạnh mẽ.
3. Những ảnh hưởng của sâu răng với trẻ nhỏ
Sâu răng do ăn kẹp ở trẻ nhỏ gây ra nhiều ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Tình trạng này nếu kéo dài hậu quả sẽ rất nghiêm trọng:
3.1 Răng bị đau nhức
Ở giai đoạn đầu khi trẻ ăn kẹo dẫn tới sâu răng sẽ chưa có biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên, khi lỗ sâu ngày càng to, thậm chí lan tới tủy thì trẻ phải đối mặt với cảm giác đau nhức dữ dội. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt cũng như tinh thần của trẻ.
Ngoài ra, khi bị sâu răng, trẻ sẽ khó chịu dẫn tới thay đổi tính cách. Dễ cáu gắt, lười giao tiếp, khó tính, … là những điều có thể xảy ra nếu răng sâu còn hoành hành trong miệng trẻ.
3.2 Tủy răng hỏng
Nếu như răng trẻ bị sâu vì ăn nhiều kẹo mà không được phát hiện sớm có thể gây lan rộng tới tủy răng. Tủy bị viêm sẽ là tình trạng rất nguy hiểm. Khi đó, bác sĩ có thể phải can thiệp để nhổ răng, tránh việc những răng khác bị ảnh hưởng.
3.3 Hệ tiêu hóa ảnh hưởng
Bên cạnh những hậu quả trên, sâu răng còn có thể ảnh hưởng hệ tiêu hóa. Cụ thể, răng bị sâu sẽ làm giảm đi khả năng ăn nhai. Thức ăn đưa xuống dạ dày chưa được nghiền nát sẽ khiến dạ dày làm việc quá tải. Từ đó, tình trạng viêm đau có thể xảy ra.
4. Điều trị sâu răng cho trẻ nhỏ
4.1 Điều trị nha khoa
Đối với việc trẻ bị sâu răng, cha mẹ cần sớm đưa trẻ tới nha khoa điều trị. Tùy theo tình trạng cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định hàn trám hoặc nhổ răng sâu:
– Hàn trám răng: Trường hợp trẻ bị sâu răng ăn kẹo đã xuất hiện lỗ sâu nhưng chưa phá hủy đến tủy răng thì bác sĩ sẽ áp dụng trám răng. Các vật liệu nha khoa sẽ được sử dụng để trám bít sau khi lỗ sâu đã được làm sạch.
– Nhổ bỏ răng sâu: Với những răng đã sâu quá nghiêm trọng, ảnh hưởng tới tủy bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ. Điều này để tránh ảnh hưởng tới những răng xung quanh. Đồng thời, sức khỏe răng miệng của trẻ cũng được bảo vệ, ngăn ngừa nguy cơ viêm nướu, viêm nha chu.
4.2 Chăm sóc răng miệng tại nhà
Bên cạnh điều trị nha khoa, cha mẹ cũng nên lưu ý một số điều sau để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ:
– Dạy và đồng hành với trẻ trong quá trình vệ sinh răng miệng. Từ đó, ta cần rèn cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng phù hợp mỗi ngày.
– Giới hạn tần suất ăn vặt của trẻ.
– Lựa chọn cho trẻ các loại kẹo phù hợp, ít đường.
– Thiết lập một thói quen ăn uống lành mạnh, phù hợp cho trẻ. Chế độ ăn của trẻ nên được bổ sung thêm vitamin D3 để giúp phòng tránh sâu răng.
– Tránh cho trẻ ăn buổi đêm ngay trước khi đi ngủ.
– Cho trẻ súc miệng với nước muối loãng ấm sau khi ăn.
– Đưa trẻ đi thực hiện thăm khám nha khoa định kỳ.
Có thể thấy tình trạng sâu răng ăn kẹo rất thường xảy ra ở trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ không nên vì thế mà coi thường. Ngay khi phát hiện, ta nên đưa trẻ tới nha khoa để được kiểm tra, điều trị sớm. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ dễ biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng và toàn thân của trẻ.