Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh uốn ván

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Minh Vỹ

Bác sĩ tiêm chủng

Hà Nội xuất hiện ca bệnh tử vong do uốn ván. Điều này rung lên hồi chuông cảnh tỉnh mọi người dân trang bị kiến thức và chủ động phòng tránh bệnh. Xem ngay nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh uốn ván dưới đây!

1. Bệnh uốn ván là bệnh gì?

Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính nghiêm trọng với tác nhân chính gây bệnh là vi khuẩn Clostridium tetani và do ngoại độc tố protein mạnh phát triển trong môi trường thiếu oxi. Khi nhiễm trùng xảy ra, độc tố được sản xuất và lan truyền trong cơ thể, gây tổn thương cho hệ thần kinh trung ương và não, dẫn đến cứng cơ và có thể gây tử vong nhanh chóng.

Bệnh uốn ván thường được nhận diện thông qua các triệu chứng như tăng trương lực cơ và cơn co cứng

Bệnh uốn ván thường được nhận diện thông qua các triệu chứng như tăng trương lực cơ và cơn co cứng

Tình trạng nhiễm trùng uốn ván thường được nhận diện thông qua các triệu chứng như tăng trương lực cơ và cơn co cứng. Tỷ lệ tử vong do uốn ván là rất cao, dao động từ 25-90%, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh mắc uốn ván thì con số này lên đến 95%. Điều này đồng nghĩa là một khi vi khuẩn uốn ván đã tấn công và gây bệnh trong cơ thể thì người bệnh rất có nguy cơ không qua khỏi.

Bệnh có sự phân bố rộng rãi, xuất hiện tại nhiều tỉnh thành trong cả nước và có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Đặc biệt, tỷ lệ mắc bệnh chiếm phần lớn các vùng nông thôn, nhất là ở các khu vực sâu, xa, nơi tỷ lệ tiêm chủng vắc xin vẫn còn thấp.

2. Uốn ván lây bệnh như thế nào?

Uốn ván có thể lây bệnh cho người thông qua các con đường sau:

Bệnh uốn ván thường lây vào cơ thể con người thông qua các vết thương hở và sâu bị nhiễm bẩn từ đất, cát, bụi bẩn, phân người hoặc phân của các loài gia súc. Nha bào uốn ván cũng có thể xâm nhập qua các vết rách, vết bỏng, vết thương dập nát hoặc các vết thương, vết xước nhỏ.

– Việc sử dụng chung kim tiêm, kim xăm hoặc kim xỏ khuyên cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh uốn ván.

Vi khuẩn uốn ván có thể xâm nhập vào cơ thể người từ những vết thương hở

Vi khuẩn uốn ván có thể xâm nhập vào cơ thể người từ những vết thương hở

– Trong một số trường hợp, nha bào uốn ván có thể gây nhiễm trùng sau các ca phẫu thuật, nạo thai không đảm bảo vệ sinh. Nếu cơ thể bị hoại tử hoặc có các dị vật xâm nhập và nhiễm bẩn, nó sẽ tạo điều kiện cho nha bào uốn ván phát triển do môi trường thiếu oxi.

– Uốn ván còn xâm nhập và gây bệnh cho trẻ sơ sinh trong quá trình sinh nở. Điều này thường xảy ra khi cắt rốn bằng dụng cụ không đảm bảo vệ sinh hoặc khi rốn của trẻ không được vệ sinh sạch sẽ và băng đầu rốn không được khử trùng, dẫn đến nhiễm nha bào uốn ván.

3. Triệu chứng đặc trưng nhận diện bệnh uốn ván

Bệnh uốn ván có hai dạng chính: uốn ván toàn thân và uốn ván cục bộ.

– Uốn ván toàn thân thường là dạng phổ biến hơn, đa số bệnh nhân bị chẩn đoán mắc uốn ván toàn thân. Triệu chứng thường xảy ra của uốn ván toàn thân bao gồm căng cứng cơ hàm, cơ bụng, lưng, vai, tay hoặc đùi. Tình trạng này kéo dài có thể khiến người bệnh bị rách cơ hoặc gãy xương. Bên cạnh đó, bệnh nhân thường phải trải qua cơn co giật mạnh và cảm nhận đau nhức toàn thân.

– Trong khi đó, uốn ván cục bộ hiếm gặp hơn và thường xuất hiện tại các nhóm cơ gần vùng thương tổn.

Ngoài triệu chứng căng cứng cơ và co giật, người bệnh cũng có thể gặp các biểu hiện khác như sốt cao, đau nhức đầu thường xuyên, tiểu không thoải mái hoặc cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Đôi khi, bệnh nhân có thể mất kiểm soát khi đi tiểu.

Do đó, khi phát hiện những dấu hiệu như trên, người bệnh cần nhanh chóng đi khám để được theo dõi và chữa trị kịp thời, chạy đuổi với thời gian chuyển biến nặng của bệnh uốn ván.

4. Cách phòng nhiễm trùng uốn ván

Bệnh uốn ván là một bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao, do đó, việc thực hiện phòng ngừa bệnh là rất quan trọng. Trong đó, tiêm vắc xin phòng uốn ván được các chuyên gia Y tế đánh giá là phương pháp hiệu quả và an toàn.

Vắc xin uốn ván là loại vắc xin bất hoạt, còn được gọi là giải độc tố uốn ván (Tetanus toxoid), được sử dụng để ngăn ngừa bệnh uốn ván. Việc tiêm phòng vắc xin uốn ván được khuyến cáo cho tất cả mọi người từ trẻ em, trẻ vị thành niên đến người lớn, người cao tuổi và cả phụ nữ mang thai, tuỳ thuộc vào khuyến cáo của từng quốc gia.

Cách hiệu quả nhất để ngăn chặn mọi cơ hội tấn công của vi khuẩn uốn ván là tiêm vắc xin ngừa uốn ván

Cách hiệu quả nhất để ngăn chặn mọi cơ hội tấn công của vi khuẩn uốn ván là tiêm vắc xin ngừa uốn ván

Tại Việt Nam, có nhiều loại vắc xin phòng uốn ván, bao gồm vắc xin uốn ván đơn và vắc xin phối hợp với các bệnh khác như bạch hầu, ho gà, viêm gan B, viêm phổi/màng não do vi khuẩn Hib. Liều tiêm vắc xin uốn ván sẽ phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của từng đối tượng.

– Trẻ em được tiêm vắc xin phối hợp 6in1 phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và viêm phổi/màng não do vi khuẩn Hib bắt đầu từ lúc 6 tuần tuổi và mỗi mũi cách nhau ít nhất 4 tuần, tiêm mũi nhắc lại cho trẻ sau mũi 3 ít nhất 12 tháng.

– Phụ nữ mang thai lần đầu cần tiêm vắc xin uốn ván ít nhất 2 liều cách nhau 1 tháng trước khi sinh. Những lần có thai sau, chỉ cần tiêm 1 liều cách lúc sinh tối thiểu 1 tháng. Nữ giới trong độ tuổi sinh đẻ cũng cần tiêm vắc xin uốn ván theo phác đồ 0-1-6 tháng.

– Các đối tượng khác như thanh thiếu niên, người trưởng thành, người cao tuổi,… cũng cần tiêm vắc xin uốn ván với 3 mũi cơ bản theo phác đồ 0-1-6 tháng để dự phòng cho bản thân. Và để duy trì hiệu quả bảo vệ, mỗi 5-10 năm cần tiêm một liều nhắc lại vắc xin uốn ván.

– Trong trường hợp không tiêm phòng uốn ván, cần tiêm ngay vắc xin và huyết thanh chống uốn ván (SAT) trong vòng 24 giờ sau khi bị thương để tăng cường bảo vệ cơ thể. Không cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và phát triển tại vùng bị thương.

Vắc xin uốn ván rất an toàn, bao gồm cả trong thời kỳ mang thai và cho những người mắc bệnh HIV/AIDS. Một số phản ứng phổ biến sau tiêm vắc xin bao gồm đỏ và đau tại chỗ tiêm (25-85% trường hợp), sốt, mệt mỏi và đau cơ nhẹ (dưới 10% trường hợp). Phản ứng dị ứng nặng xảy ra rất hiếm. Các loại vắc xin ngừa uốn ván này cũng đã có mặt tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, sẵn sàng chủng ngừa cho mọi khách hàng bất kể lúc nào.

Như vậy, bài viết vừa chia sẻ đến các bạn thông tin về nguyên nhân gây bệnh, triệu trứng và cách phòng ngừa bệnh uốn ván. Để được tiêm chủng an toàn và hiệu quả với các bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực dịch tễ và vắc xin, nhằm bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe và tính mạng của bản thân, tới ngay Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital