Dị vật trong phổi là mối lo lắng mà ai cũng phải quan tâm. Điều này có thể liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của chúng ta. Trên thực tế, có nhiều tình huống dị vật trong phổi rất đáng nghi ngại xuất phát từ những nguyên nhân hết sức bất ngờ. Chính vì thế, cần chủ động nắm bắt những nguyên nhân này để phòng ngừa tình huống dị vật phổi hiệu quả, hợp lý.
Menu xem nhanh:
1. Dị vật trong phổi xuất phát từ nhiều nguyên nhân
Dị vật nằm trong phổi là việc xuất hiện các vật lạ xâm nhập ở trong phổi, thường là các vật rắn, có thể là chất vô cơ, hoặc hữu cơ, xâm nhập từ bên ngoài, mà chủ yếu nhất, là hệ quả của vấn đề bị hóc và dị vật rơi xuống khu vực phổi.
1.1. Các nguyên nhân chính
Những nguyên nhân gây hóc và tai nạn dị vật trong phổi có thể do:
– Khóc hoặc cười đùa trong khi đang ăn
– Không tập trung khi nhai, hoặc bị bất ngờ nuốt vội nên nuốt các dị vật vào trong cổ họng, gây hóc và rơi xuống phổi theo thời gian.
– Trẻ hoặc người gia chưa đủ răng, dễ nuốt kèm dị vật trong đồ ăn.
– Thói quen ngậm đồ trong khi chơi hoặc làm việc
– Rối loạn phản xạ ở họng, thanh quản ở trẻ em, người già, người bệnh mới gây mê hoặc người có vấn đề về thần kinh.
– Uống nước suối, bơi ở sông, suối, hồ và bị động vật chui vào đường thở, sống ký sinh trong đó
Những tình huống trên có thể không gây ra vấn dị vật họng một cách trực tiếp, nhưng là nguyên nhân gây tình huống hóc, và dị vật có thể rơi xuống đường thở, khu vực phổi và gây nên tình trạng dị vật phổi.
1.2. Bản chất các dị vật
Về bản chất, mọi vật nhỏ cho vào miệng đều có thể rơi xuống đường thở và rơi vào khu vực phổi. Có thể bắt gặp nhiều kiểu dị vật như: đồ chơi (viên bi, mảnh gỗ,…); đồ dùng hằng ngày ( cúc, đồ trang trí, hạt vòng, nhẫn, đồng xu,…); các loại hạt (táo, na, hồng xiêm, lạc,…); xương hoặc động vật (vỏ tôm, đầu tôm, mang cá, càng cua, xương cá, xương gà,….); động vật sống,…
Trong một số loại tai nạn khác, dị vật có thể là những mảnh xương vụn từ xương sườn của chính bệnh nhân. Điều này thường xảy ra khi bệnh nhân bị tai nạn, gãy xương sườn. Khi đó, các mảnh xương bị vỡ có thể đâm vào phổi, gây nhiễm trùng, xẹp phổi,…
2. Dị vật ở trong phổi luôn nhiều nguy hiểm
Dị vật phổi luôn là mối nguy hiểm cho bệnh nhân. Dị vật có thể gây hoại tử tại chỗ, nhiễm trùng, viêm nhiễm khu vực phổi, áp xe phổi, xẹp phổi, viêm phổi với nhiều nguy hại. Bên cạnh đó, trong nhiều tình huống, dị vật có thể chèn ép hoặc làm nghẽn đường thở, gây khó thở, nghẹt thở, thậm chí là tắc thở.
Những biến chứng của dị vật phổi lúc nào cũng nhiều nguy hiểm. Nếu không được chẩn đoán, xử lý sớm, đúng cách, bệnh nhân có thể đối mặt với nhiều bệnh lý nguy hiểm và nguy cơ tử vong cao.
3. Phát hiện có dị vật ở trong phổi bằng cách nào?
Tùy theo từng trường hợp có thể phát hiện nhanh, sớm dị vật phổi được hay không. Gần như các bệnh nhân sẽ có những hội chứng xâm nhập như ho liên tục để tống dị vật ra. Bệnh nhân có thể ho sặc sụa, tím tái mặt mày, đổ mồ hôi, trợn mắt, thậm chí có trường hợp tiểu tiện không tự chủ.
Các triệu chứng cơ bản ở bệnh nhân dị vật phổi như:
– Ho nhiều
– Sốt
– Khó thở, ngạt thở
– Đau
Khi chụp X-quang phổi thẳng, có thể nhận thấy dị vật rõ ràng. Cần chú ý là, vật nhìn thấy trên phim X-quang rõ ràng chỉ có thể là kim loại. Thông thường, các loại dị bật khác ít khi biểu hiện trên phim, mà trong đó chỉ có hình ảnh biến chứng của dị vật như: tràn khí màng phổi, khí phế thũng, tràn dịch màng phổi, …
4. Phòng tránh dị vật phổi đúng cách
Dựa vào những vấn đề nguyên nhân trên, chúng ta có thể tạo cho mình những thói quen tốt để phòng tránh dị vật phổi hiệu quả, hợp lý:
– Tránh vấn đề cười đùa khi ăn uống.
– Không nên ép, cưỡng bức trẻ ăn uống
– Bỏ thói quen ngậm đồ khi suy nghĩ
– Không cho trẻ tiếp xúc với các loại hạt nhỏ
– Bảo hộ và kiểm tra kỹ càng khi bơi, không nên uống nước trực tiếp từ các nguồn thiên nhiên.
– Nhai kỹ khi ăn, không ăn nhanh, nuốt vội.
– Nhận biết nhanh vấn đề hóc dị vật và nhanh chóng đến đến các cơ sở y tế để được bác sĩ hỗ trợ gắp dị vật ra ngoài, tránh để dị vật rơi xuống phổi.
– Khi bị thương, cần chụp chiếu các nhận cẩn thận, nhất là bị trí phổi để xác định đúng tình trạng và không để những biến chứng lâu dài của bệnh gây nên.
5. Điều trị dị vật phổi đúng cách
Nguyên tắc: Đảm bảo khai thông đường thở, lấy bỏ dị vật sớm nhất có thể.
5.1. Trường hợp tối cấp
Trong trường hợp bệnh nhân ngạt thở, cần sơ cứu gấp bằng nghiệm pháp Heimlich. Lúc này, người hỗ trợ có thể dùng 2 tay ép mạng vào hai bên hạ sườn bệnh nhân khoảng 3 – 5 cái, nhằm tạo áp lực dương tính trong lồng ngực để đẩy dị vật ra.
Một cách khác, hãy để bệnh nhân nằm dốc đầu, sau đó vỗ mạnh vào ngực bệnh nhân, kích thích cho bệnh nhân khóc. Khi này, nếu dị vật tròn nhẵn có thể sẽ rơi xuống họng hoặc vòm mũi họng. Người hỗ trợ hãy đưa ngón tay trỏ vào họng để kép dị vật ra.
5.2. Điều trị cấp cứu
Trong các trường hợp bệnh nhân khó thở do dị vật hóc và rơi vào trong phổi, các bác sĩ sẽ chụp chiếu, xác định vị trí dị vật, sau đó tiến hành mở đường cấp cứu lấy dị vật. Thông thường, cấp cứu này sẽ bao gồm cả việc xử lý các mô hoại tử và các vấn đề viêm nhiễm nếu có. Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần nghỉ ngơi, điều trị hậu phẫu và thực hiện chế độ sinh hoạt, ăn uống phù hợp nhằm đảm bảo phục hồi theo dặn dò của bác sĩ.
Có thể nói, dị vật trong phổi là tình huống nhiều nguy hiểm với những biến chứng và hậu quả liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng chúng ta. Trong khi đó, nguyên nhân gây dị vật trong đường phổi rất dễ dàng gặp phải. Vì thế, cần tích cực tuyên truyền trong cộng đồng về vấn đề này. Đồng thời, khi chẳng may gặp tình huống hóc dị vật, cần sớm đến các cơ sở tai mũi họng để được thăm khám, gắp dị vật đúng cách, tránh dị vật thành dị vật đường thở đe dọa sự an toàn của chính bạn