Bệnh trĩ là căn bệnh hậu môn – trực tràng rất phổ biến và đem lại nhiều phiền toái. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng có nhận thức đúng đắn về điều trị bệnh. Bài viết này sẽ bàn luận liệu bệnh trĩ điều trị tại nhà là nên hay không nên? Điều trị như thế nào mới đem lại hiệu quả triệt để?
Menu xem nhanh:
1. Tổng quát những thông tin cần biết về bệnh trĩ
Bệnh trĩ là căn bệnh lành tính, không nguy hiểm ngay lập tức đến tính mạng. Tuy vậy, căn bệnh này lại ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng sống, chất lượng cuộc sống người bệnh. Bệnh hình thành do sự giãn ra quá mức của các tĩnh mạch hậu môn – trực tràng. Cơ chế hình thành nên tình trạng này là do áp lực lên các tĩnh mạch. Mặt khác, có giả thuyết cho rằng rối loạn tuần hoàn khiến máu không qua tĩnh mạch về tim. Máu ứ trệ lại tại các tĩnh mạch hậu môn. Sự ứ trệ đó dẫn đến giãn nở, cuối cùng là hình thành nên bệnh trĩ.
Nguyên nhân thúc đẩy sự hình thành bệnh trĩ có thể đến từ nhiều lý do khác nhau. Có thể kể đến lý do điển hình như bệnh táo bón kéo dài, tình trạng ngồi quá lâu. Người mang vác vật nặng cũng rất dễ mắc trĩ. Ngoài ta, phụ nữ mang thai và sinh con cũng có khả năng rất cao bị bệnh trĩ ghé thăm.
1.1. Phân loại bệnh trĩ và các mức độ bệnh trĩ
Bệnh trĩ được chia thành hai loại bệnh chính là trĩ nội (internal hemorrhoids) và trĩ ngoại (external hemorrhoids). Ngoài ra, bệnh trĩ hỗn hợp là sự kết hợp của trĩ nội và trĩ ngoại cả về đặc điểm và vị trí của búi trĩ.
Trĩ nội là tình trạng bệnh trĩ có các búi trĩ nằm bên trong ống hậu môn và phía trên đường lược hậu môn. Trái lại, trĩ ngoại là tình trạng búi trĩ mọc bên ngoài hậu môn ngay từ đầu, nằm bên dưới đường lược. Khi trĩ nội sa ra ngoài, búi trĩ nội kết lại cùng búi trĩ ngoại tạo nên một búi trĩ hỗn hợp.
Bệnh trĩ được chia thành 4 cấp độ nói chung:
– Đối với trĩ nội, các cấp độ tương ứng với độ sa của búi trĩ. Trĩ nội phát triển: búi trĩ nhỏ, nằm hoàn toàn trong ống hậu môn – búi trĩ thi thoảng sa ra ngoài nhưng tự co lại – búi trĩ sa ra ngoài phải dùng tay đẩy vào – búi trĩ sa ra ngoài không thể dùng tay đẩy vào.
Đối với trĩ ngoại, bệnh cũng có 4 cấp độ: Hình thành trĩ từ các chấm nhỏ xung quanh hậu môn – Các búi trĩ lớn dần lên – Búi trĩ tăng kích thước nhanh gây tắc, nghẹt hậu môn – Búi trĩ rơi vào các biến chứng nguy hiểm như hoại tử, nhiễm trùng,..
1.2. Bệnh trĩ có biểu hiện đặc trưng ra sao?
Ở bệnh trĩ, các biểu hiện chung đều là cảm giác cộm, vướng hậu môn do các búi trĩ. Ngoài ra, một số biểu hiện khác như ngứa ngáy, đau đớn hậu môn, đi tiêu ra máu. Đặc biệt, bệnh trĩ còn có biểu hiện là hậu môn chảy dịch gây cảm giác ẩm ướt, nhớp nháp. Sự ngứa ngáy khiến bệnh nhân thấy phiền toái, tự ti hơn.
Đối với bệnh trĩ nội, biểu hiện đặc trưng là chảy máu khi đi đại tiện. Bệnh càng nặng thì lượng máu chảy ra càng nhiều, thậm chí máu có thể ra theo cả tia. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh, gây ra biến chứng thiếu máu rất nguy hiểm.
Đối với bệnh trĩ ngoại, đặc trưng trong các biểu hiện là cơn đau. Bệnh trĩ ngoại đau đớn hơn nhiều so với trĩ nội. Các búi trĩ nằm bên ngoài thường xuyên cọ xát với trang phục, ghế ngồi,.. Các búi trĩ ngoại cũng rất dễ bị nhiễm trùng nếu bệnh nhân không chú ý vệ sinh hoặc gây ra các tổn thương lên chúng.
2. Bệnh trĩ: có nên tự điều trị tại nhà hay không?
2.1. Giải đáp: Bệnh trĩ điều trị tại nhà có nên không?
Bệnh trĩ là căn bệnh lành tính, có thể chữa khỏi nhưng sẽ không tự khỏi. Đồng thời, trĩ không thể khỏi dựa vào các phương pháp tự phát tại nhà. Bệnh nhân cần được thăm khám và chẩn đoán bởi các bác sĩ chuyên khoa. Sau đó bệnh nhân sẽ được chỉ định phương pháp phù hợp với tình trạng bệnh. Sau đó, bệnh nhân cần tuân theo chỉ định và hướng dẫn từ phía bác sĩ.
Bệnh trĩ điều trị tại nhà được chỉ khi bệnh nhân đã đi khám, được kê đơn và hướng dẫn điều trị tại nhà bởi các bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, người bệnh không được tự ý điều trị bằng các loại thuốc nam, thuốc bắc, thuốc truyền miệng không được kiểm chứng tính an toàn. Nói cách khác, nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ, bệnh nhân không nên để bệnh trĩ điều trị tại nhà.
Có rất nhiều các loại thực phẩm, các bài thuốc được cho rằng có tác dụng đối với việc cải thiện tình trạng bệnh trĩ. Tuy vậy các bài thuốc này hầu hết không thể điều trị triệt để bệnh mà chỉ có thể hỗ trợ điều trị bệnh. Bệnh nhân cần được tham vấn trực tiếp từ các bác sĩ trước khi sử dụng để tránh các biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, với những loại thuốc đắp lên hậu môn, bệnh nhân cần đặc biệt chú ý vì chúng có thể gây nhiễm trùng trực tiếp lên búi trĩ.
2.2. Các phương pháp điều trị trĩ khác: Đừng chủ quan để bệnh trĩ điều trị tại nhà
Bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ (cấp độ 1,2) sẽ được điều trị bằng phương pháp nội khoa: sử dụng thuốc được bác sĩ kê đơn và hướng dẫn cách sử dụng. Trên thực tế, các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc và bệnh nhân sẽ điều trị tại nhà. Bệnh nhân dựa trên đơn và các chỉ dẫn về liều lượng, thời gian sử dụng, cách sử dụng. Các loại thuốc có thể dưới dạng uống, dạng bôi,… Các loại này chủ yếu được chia ra: thuốc giảm đau – giảm triệu chứng, thuốc hỗ trợ nhuận tràng, thuốc giúp tăng độ bền tĩnh mạch,….
Bệnh nhân trĩ khi gặp các tình trạng nặng hơn (cấp độ 3,4) sẽ được chỉ định phẫu thuật hoặc dùng thủ thuật cắt bỏ hoàn toàn búi trĩ. Các phương pháp thường được sử dụng như Phương pháp cắt trĩ Milligan Morgan- Ferguson, phương pháp thắt mạch, khâu treo búi trĩ. phương pháp mổ cắt trĩ ít xâm lấn Longo
Trong đó, phương pháp mổ trĩ Longo được ưa chuộng hơn cả do tính chất ít xâm lấn, ít đau, thời gian hồi phục nhanh chóng.
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc có nên để bệnh trĩ điều trị tại nhà cùng những phương pháp điều trị bệnh phổ biến hiện nay. Bệnh nhân nên bám sát các biểu hiện bệnh và đến các cơ sở y tế chuyên khoa càng sớm càng tốt để việc điều trị thuận lợi và đem lại hiệu quả cao hơn.