Nghẹt thở hóc dị vật là tình huống nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng của nạn nhân nếu không được sơ cứu đúng cách và kịp thời. Vậy, xử lý nghẹt thở khi hóc dị vật như thế nào đúng cách? Hãy cùng TCI theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về tình huống này.
Menu xem nhanh:
1. Nghẹt thở hóc dị vật chỉ vì… ăn uống thông thường
Hóc dị vật là hiện tượng khá phổ biến trong đời sống. Tình trạng này được nhận biết nhanh qua cảm giác vướng mắc, khó nuốt, đau họng, ho nhiều do dị vật. Trong đó, có những trường hợp đặc biệt, hóc dị vật gây khó thở, nghẹt thở hoặc thậm chí tử vong. Chúng ta thường nghĩ vấn đề nghẹt thở do tình huống đặc biệt gây nên. Hoặc, có thể do những hoàn cảnh đặc thù mà hiếm khi gặp phải. Thế nhưng, đôi khi, tình huống đặc biệt ấy lại rất dễ gặp. Nguyên nhân khiến người bệnh nghẹt thở do bị dị vật họng cũng có thể đến rất đơn giản.
Đã có những tình huống vô tình bị hóc dị vật buộc phải cấp cứu. Khi đang ăn, bệnh nhân bắt đầu bị ho, mặt tím tái và khó thở. Đây là dấu hiệu điển hình của việc hóc dị vật gây nghẹt thở. Tình trạng này thường được hình thành chủ yếu trong tình trạng người bệnh trong quá trình ăn uống (ăn đồ ăn, uống thuốc viên to,…) nuốt vội, khiến đồ ăn, thuốc men bị mắc lại ở thanh quản, khí quản, làm cản trở đường thở. Một số trường hợp khác có thể gây nghẹt thở do hóc như: Trẻ ngậm đồ chơi và nuốt, học sinh ngậm đầu bút không may nuốt phải,….
2. Chữa nghẹt thở do hóc dị vật: Hành động ngay, không chậm trễ
Lưu ý cần thiết cho mọi trường hợp bị ngạt thở, khó thở do hóc là, việc cứu sống bệnh nhân lúc này chỉ được tính bằng phút, bằng giây. Bệnh nhân trong tình huống bị hóc dị vật trên đây rất may mắn là đang ở cùng với những người khác. Trường hợp này đã được nhanh chóng thông báo đến Trung tâm Cấp cứu 115 và có xử trí kịp thời. Thông qua hướng dễ sơ cứu của nhân viên y tế, những người xung quanh đã thực hiện nghiệm pháp Heimlich và cứu sống được bệnh nhân.
Theo các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng TCI, khi bị nghẹt thở do việc tắc, hóc dị vật, người bệnh cần được sơ cứu kịp thời và được theo dõi, thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Việc tắc nghẽn đường thở do các vật lạ có thể làm người bệnh bị bí thở, khó thở, khó nói. Nếu không được sơ cứu nhanh, bệnh nhân nguy cơ cao bị thiếu dưỡng khí, gây tổn thương não, thậm chí là tử vong. Chính vì thế, trong khoảng 3 phút từ khi hiện tượng hóc dị vật gây ngạt thở hình thành, những người xung quanh cần hỗ trợ hết sức để bảo đảm an toàn cho bệnh nhân.
3. Hướng dẫn sơ cứu khi bị tắc nghẽn đường thở do hóc dị vật
Trước hết, cần nhớ lưu ý quan trọng khi sơ cứu cho người bị ngạt thở do hóc dị vật:
– Ngay khi phát hiện tình hình của người bệnh, cần liên hệ với cấp cứu bệnh viện để được hỗ trợ kịp thời.
– Sau các bước sơ cứu, kể cả dị vật đã ra, vẫn cần phải đến bệnh viện để kiểm tra sót dị vật cũng như phục hồi sau ca sơ cứu. Ngoài ra, hãy kiểm tra lại để đảm bảo dị vật không gây thương tổn hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe người bệnh.
3.1. Vỗ lưng bệnh nhân 5 lần bằng gót bàn tay
– Người hỗ trợ sơ cứu xác định vị trí giữa 2 bả vai của bệnh nhân.
– Sau đó, dùng khu vực gót bàn tay (phần cuối bàn tay) vỗ mạnh 5 lần vào vị trí trên. Chú ý để khoảng cách giữa những lần vỗ lưng trên. Thao tác này nhằm đánh vật dị vật khỏi đường thở của bệnh nhân.
– Chú ý: Dùng biện pháp này khi dị vật gây tắc nghẽn đường thở hoàn toàn. Tức là khi người bệnh có biểu hiện nghẹt thở, khó thở, không nói được. Nếu dùng cho tình trạng tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn, phương pháp này có thể khiến dị vật sâu hơn và thành tắc nghẽn đường thở hoàn toàn.
3.2. Thủ thuật Heimlich – đẩy bụng 5 lần
Nghiệm pháp Heimlich là một trong những cách quen thuộc trong điều trị hóc dị vật nói chung và hóc đường ăn uống nói riêng. Để thực hiện cách này, người hỗ trợ và người bị nghẹt thở do hóc cần chú ý:
– Người sơ cứu đứng phía sau người bệnh
– Hai tay người sơ cứu vòng qua eo, khu vực xương sườn của người bệnh và ôm người bệnh.
– Lòng bàn tay nắm đặt ở trung tâm bụng nạn nhân, phía trên rốn và dưới vùng thượng vị.
– Tiến hành đẩy bụng người bệnh theo chiều lên trên và hướng vào bên trong. Thực hiện động tác dứt khoát, riêng lẻ từng lần, cho đến khi dị vật được đẩy ra.
– Nếu bệnh nhân bất tỉnh, cần dừng động tác này ngay.
– Phương pháp trên chỉ áp dụng cho người lớn và trẻ trên 2 tuổi.
3.3. Sơ cứu cho trẻ nhỏ
Với trẻ dưới 2 tuổi bị tình trạng ngạt thở vì hóc, cần thực hiện theo cách khác. Do trẻ dưới 2 tuổi còn khá yếu, do đó, người lớn cần chú ý thao tác nhẹ nhàng. Hãy dùng phương pháp vỗ lưng và ấn ngực cho trẻ:
– Đặt trẻ nằm sấp trên cánh tay trái người sơ cứu, đầu trẻ hướng xuống đất. Ở vị trí này, người lớn nên ở tư thế quỳ một chân sẽ dễ dàng thực hiện hơn.
– Xác định vị trí lưng giữ 2 xương bả vai của trẻ.
– Dùng gót bàn tay vỗ mạnh 5 cái vào khu vực vừa xác định.
– Lật trẻ từ tay trái qua tay phải và kiểm tra tình trạng của trẻ.
– Kiểm tra lại tình trạng của trẻ. Xem xét da trẻ hồng hào chưa, hơi thở đã điều độ chưa và dị vật đã ra trong miệng trẻ chưa.
– Trường hợp dị vật chưa ra: lấy 2 ngón tay ấn 5 lần liên tiếp vào vùng giao giữa hai xương ức của trẻ. Ấn theo chiều từ trên xuống dưới. Sau đó kiểm tra trẻ.
Với các bước sơ cứu trên, hi vọng bạn đã biết cách xử trí nghẹt thở hóc dị vật. Bên cạnh đó, hãy nhớ rằng, việc nhờ đến các bác sĩ y khoa là điều cần thiết. Vì thế, để đảm bảo an toàn cho người bệnh, hãy liên hệ sớm với các cơ sở khám chữa Tai Mũi Họng để được thăm khám và phục hồi đúng cách.