Viêm gan A là một trong số những bệnh lý có tính truyền nhiễm lây qua đường tiêu hóa phổ biến và chưa có thuốc đặc trị. Tới thời điểm hiện tại, tiêm vacxin phòng viêm gan A là biện pháp tối ưu và hiệu quả nhất trong phòng ngừa bệnh lý này.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về bệnh viêm gan A
1.1. Viêm gan A là bệnh gì?
Đây là một bệnh gây nhiễm trùng toàn thân do một loại siêu vi có tên là Hepatitis A virus – HAV gây viêm nhiễm và hoại tử tế bào gan. Mức độ của bệnh có thể diễn biến từ nhẹ tới nặng, thời gian diễn biến bệnh có thể kéo dài từ vào tuần tới vài tháng.
Viêm gan A không giống với viêm gan B, không gây ra bệnh viêm gan mạn tính, không kéo dài quá 6 tháng và không gây nguy hiểm tới tính mạng.
1.2. Đường lây nhiễm của virus viêm gan A
Ở những đối tượng nhiễm virus viêm gan A, virus được tìm thấy nhiều trong phân, nước tiểu và thậm chí là nước bọt. Chất thải của người bệnh thải ra ngoài sẽ làm ô nhiễm môi trường xung quanh, phát tán virus rộng rãi. Một số đường lây lan chính của virus viêm gan A gồm:
– Ăn thức ăn được chế biến bởi người bị nhiễm viêm gan A.
– Ăn uống nguồn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.
– Tiếp xúc thường xuyên với người nhiễm viêm gan A.
– Quan hệ tình dục với những người mang virus.
Căn bệnh này không lây truyền qua máu bởi virus này không có trong máu. Đường miệng và đường phân là con đường lây lan chính của bệnh.
1.3. Biến chứng có thể gặp
Viêm gan A thường không gây tổn thương vĩnh viễn và không có giai đoạn mạn tính. Tuy nhiên, nếu không điều trị đúng cách và kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng hiếm gặp như:
– Ngứa, vàng da, vàng mắt.
– Suy gan: Thường xảy ra ở người bệnh cao tuổi, có bệnh nền gan trước đó hoặc bị suy giảm miễn dịch.
– Viêm gan tối cấp: Rối loạn chức năng gan, hủy hoại gần như toàn bộ nhu gan.
– Viêm tụy cấp.
2. Lý do nên tiêm vacxin phòng viêm gan A
Tiên lượng đối với virus viêm gan A khá tốt bởi người bệnh sẽ phục hồi hoàn toàn trong vòng 2 tháng, không có biến chứng nặng hay ảnh hưởng lâu dài. Tuy nhiên một số người bệnh cần tới 6 tháng để hồi phục.
Điểm chung nhất của bệnh nhân mắc virus viêm gan A là cần thời gian để cơ thể có thể hồi phục hoàn toàn, điều này gây ảnh hưởng tới học tập và lao động. Vì vậy, biện pháp tối ưu là tiêm vacxin ngăn ngừa sự lây nhiễm của virus viêm gan A.
Vacxin viêm gan A có chứa virus viêm gan A đã được bất hoạt. Khi tiêm vacxin vào cơ thể, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ nhận biết và sinh ra các kháng thể bảo vệ. Nhờ vậy, trong quá trình sinh hoạt, nếu không may bị virus xâm nhập thì cơ thể sẽ nhanh chóng tạo ra kháng thể để chống lại virus viêm gan A.
3. Điều cần lưu ý khi tiêm vacxin viêm gan A
3.1. Đối tượng nên và không tiêm vacxin viêm gan A
3.1.1 Đối tượng nên tiêm vacxin viêm gan A
– Trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 12 đến 15 tháng tuổi.
– Người từ 16 tuổi trở lên và chưa có hệ miễn dịch.
– Đối tượng đang làm việc tại những nơi có nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan A cao.
– Người đã từng du lịch tại nơi có nguy cơ cao bị nhiễm virus viêm gan A.
– Người bị rối loạn đông máu.
– Người chưa từng nhiễm virus viêm gan A.
– Người tiếp xúc trực tiếp với đối tượng bị viêm gan A mà chưa thực hiện tiêm vacxin phòng bệnh trước đây.
3.1.2 Đối tượng không được tiêm vắc xin viêm gan A
– Những người có tiền sử hoặc có nguy cơ dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin viêm gan A.
– Những người đang sốt cao quá 37.5 độ C, thân nhiệt hạ thấp dưới 35.5 độ C hay đang mắc các bệnh cấp, mạn tính.
3.2. Các loại vacxin phòng virus viêm gan A
Hiện nay, những loại thuốc được sử dụng để ngừa virus viêm gan A gồm:
3.2.1 Vacxin Avaxim (Pháp)
– Tiêm phòng vacxin Avaxim 80U cho trẻ từ 12 tháng tuổi đến dưới 16 tuổi.
– Tiêm phòng vacxin Avaxim 160U cho đối tượng trên 16 tuổi.
Cả hai loại này đều tiêm nhắc lại sau mũi tiêm đầu tiên 6 – 12 tháng.
3.2.2 Vacxin Havax (Việt Nam)
– Tiêm phòng cho trẻ từ 2 đến 17 tuổi mũi tiêm Havax định lượng 0.5ml.
– Tiêm phòng cho trẻ trên 18 tuổi mũi tiêm Havax định lượng 1ml.
Loại vacxin này cần tiêm 2 mũi và cách nhau từ 6 đến 12 tháng.
3.2.3 Vacxin Twinrix (Bỉ)
– Trẻ từ 1 đến 15 tuổi: Tiêm 2 mũi và mũi thứ hai cách mũi đầu tiên 6 đến 12 tháng.
– Đối tượng trên 16 tuổi cần tiêm 3 mũi, mũi thứ hai cách mũi đầu tiên ít nhất 1 tháng. Mũi tiêm thứ 3 cách mũi thứ 2 ít nhất 5 tháng.
3.3. Tác dụng phụ có thể gặp sau tiêm vacxin
Bất kỳ loại vắc xin nào được tiêm vào trong cơ thể cũng có thể gây ra những phản ứng tùy từng mức độ nhẹ đến nặng. Nhưng đối với tiêm vacxin viêm gan A rất hiếm khi gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Chủ yếu chỉ là một số tác dụng phụ nhẹ thường gặp như:
– Vết tiêm đỏ, sưng tấy gây khó chịu.
– Sốt khoảng 38.5 độ C.
– Đau đầu, cơ thể suy nhược, đau cơ hoặc xương khớp.
Sau khi tiêm vacxin nên chú ý theo dõi các phản ứng tại chỗ tối thiểu 30 phút. Khi cơ thể có xuất hiện những dấu hiệu bất thường như: Sốt cao quá 38.5 độ C, thay đổi hành vi. Hoặc có những phản ứng dị ứng nặng gồm khó thở, thở khò khè, khàn giọng, nổi mề đay, da tái xanh, chóng mặt, mặt đập nhanh… thì bác sĩ có thể xử lý điều trị kịp thời.
Bệnh viêm gan A sẽ gây những ra những ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Do vậy với độ an toàn và hiệu quả của vacxin viêm gan A thì nên thực hiện tiêm vacxin sớm và kịp thời để kháng thể có thể phát huy khả năng bảo vệ cơ thể được tối ưu nhất.
Bài viết trên là những thông tin và những điều cần lưu ý khi thực hiện tiêm vacxin viêm gan A. Nếu còn thắc mắc nào chưa được giải đáp, liên hệ ngay tới Hệ thống y tế Thu Cúc TCI để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.