Tiêm vắc xin uốn ván là một trong những biện pháp quan trọng để dự phòng uốn ván, bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho cả mẹ bầu và thai nhi. Vậy, mẹ bầu tiêm uốn ván khi nào và cần lưu ý những gì khi tiêm uốn ván trong thai kỳ? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp giúp các mẹ bầu.
Menu xem nhanh:
1. Uốn ván là bệnh gì?
Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm, khả năng gây tử vong cao. Nguyên nhân của bệnh là vi khuẩn Clostridium tetani, loại vi khuẩn tồn tại trong đất, bụi bẩn và chất thải động vật. Vi khuẩn này tồn tại dưới dạng bào tử, là loại vi khuẩn khá khó tiêu diệt do khả năng chịu nhiệt và kháng thuốc cao.
Khi vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ tấn công vào hệ thần kinh, gây ra những triệu chứng đau đớn như co thắt cơ, đặc biệt là ở hàm và cổ, gây khó thở và có thể dẫn đến tử vong. Theo thống kê, tỷ lệ tử vong do uốn ván lên tới hơn 90%. Tỷ lệ này còn cao hơn ở trẻ sơ sinh, với tỷ lệ tử vong lên tới 95%.
Những người có nguy cơ cao mắc uốn ván bao gồm những người có vết thương hở trên da, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai hoặc sắp sinh, phụ nữ trong quá trình sinh nở, cũng như trẻ sơ sinh qua vết cắt rốn. Do đó, việc tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai sẽ giúp bảo vệ cả mẹ và em bé, đặc biệt là nếu họ chưa được tiêm phòng uốn ván trước đây để tạo miễn dịch.
2. Tại sao cần tiêm vắc xin phòng ngừa uốn ván cho bà bầu?
Tiêm phòng uốn ván là một hoạt động quan trọng mà mọi phụ nữ mang thai bất kể lần nào cũng không nên bỏ qua. Giai đoạn thai kỳ kéo dài 9 tháng 10 ngày là một thời gian đặc biệt nhạy cảm và khó khăn đối với phụ nữ. Bên cạnh việc chú ý đến chế độ ăn uống, hoạt động hàng ngày và cân bằng giữa vận động và nghỉ ngơi, việc tiêm phòng vắc xin là cần thiết để hạn chế khả năng mắc bệnh, bảo vệ sức khỏe cả mẹ và thai nhi, hạn chế tối đa các biến chứng thai kỳ.
Theo đánh giá của các chuyên gia y tế, việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu thực chất là việc tiêm trước để tạo kháng thể cho mẹ và ngăn chặn sự lây nhiễm trong quá trình sinh con, đồng thời cung cấp kháng thể từ mẹ sang em bé, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng uốn ván khi cắt dây rốn. Do đó, việc tiêm phòng uốn ván khi mang thai không chỉ không ảnh hưởng đến thai nhi mà còn giúp bảo vệ sức khỏe toàn diện cho cả mẹ và con.
3. Mẹ bầu tiêm uốn ván khi nào?
Thời điểm tiêm phòng và số mũi tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai sẽ phụ thuộc vào lịch sử tiêm chủng uốn ván trước đó và phụ thuộc vào mẹ bầu mang thai lần thứ mấy.
*Trong trường hợp phụ nữ mang thai lần đầu, nếu trước đó chưa tiêm uốn ván hoặc chưa tiêm đủ liều vắc xin, quy trình tiêm sẽ bao gồm 2 mũi cơ bản như sau:
– Mũi 1: Tiêm khi thai được khoảng 20 tuần tuổi trở lên.
– Mũi 2: Tiêm ít nhất 30 ngày sau mũi tiêm đầu tiên và phải tiêm trước khi sinh ít nhất 30 ngày.
*Trong trường hợp mẹ mang thai lần thứ hai:
– Nếu khoảng cách giữa 2 lần mang thai là dưới 5 năm và đã tiêm đủ 2 liều uốn ván trong lần mang thai trước, thì cần tiêm thêm 1 liều uốn ván khi thai đủ 24 tuần tuổi và phải tiêm trước sinh ít nhất 1 tháng.
– Nếu khoảng cách giữa 2 lần mang thai là trên 5 năm hoặc chỉ tiêm 1 liều uốn ván trong lần mang thai trước, thì nên tiêm cả 2 liều như trong trường hợp mang thai lần đầu.
*Với mỗi lần mang thai sau đó, tiêm nhắc lại 1 mũi uốn ván khi thai đủ 24 tuần tuổi, tiêm trước sinh ít nhất 1 tháng.
4. Lưu ý khi tiêm phòng vắc xin uốn ván cho mẹ bầu
– Sau khi tiêm vắc xin phòng uốn ván, tương tự như các loại vắc xin khác, mẹ bầu có thể trải qua một số tác dụng phụ như sốt, đau nhức tại vị trí tiêm, cảm giác mệt mỏi, khó chịu, và cảm giác không thoải mái. Những dấu hiệu này phổ biến và cho thấy hệ miễn dịch đang phản ứng với vắc xin để tạo kháng thể chống lại vi khuẩn gây bệnh.
– Hầu hết các tác dụng phụ sau tiêm vắc xin phòng uốn ván không kéo dài và không nghiêm trọng, triệu chứng sẽ tự giảm đi sau vài ngày. Không cần sử dụng thuốc giảm đau hoặc điều trị tại vị trí tiêm, vì việc sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
– Sau tiêm uốn ván, mẹ bầu cần tuân thủ một số điều sau để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất sau chủng ngừa: tránh uống các loại đồ uống có cồn như rượu, bia và các chất kích thích khác, hạn chế hoạt động vận động mạnh, cần đảm bảo vùng tiêm được giữ sạch và khô ráo để hạn chế nhiễm trùng vết tiêm.
– Để đảm bảo an toàn tiêm phòng và không bỏ sót các mũi tiêm, mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế uy tín, nơi cung cấp dịch vụ đầy đủ và tận tâm. Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI là một trong những địa chỉ uy tín và được đánh giá cao, nơi mẹ bầu có thể được khám sàng lọc trước tiêm, tiêm phòng bệnh và được theo dõi kỹ càng sau tiêm.
– Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI sử dụng tủ bảo quản lạnh chuyên dụng để bảo quản vắc xin một cách tối ưu, đảm bảo chất lượng vắc xin khi sử dụng, an toàn và hiệu quả cho mẹ bầu. Bên cạnh đó, phòng tiêm còn có đội ngũ bác sĩ chuyên môn để phục vụ khám và tư vấn về tiêm phòng, kịp thời xử lý khi mẹ bầu chẳng may gặp phải các vấn đề bất thường sau tiêm.
Như vậy, bài viết vừa chia sẻ thông tin mẹ bầu tiêm uốn ván khi nào và những điều cần lưu ý khi tiêm. Nếu mẹ bầu còn vấn cứ thắc mắc nào về vấn đề tiêm chủng thai kỳ hay cần tư vấn cụ thể hơn về loại vắc xin cũng như phác đồ tiêm chủng phù hợp, liên hệ Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI ngay mẹ nhé!