Vào mùa lạnh, tình trạng đột quỵ thường xảy ra nhiều hơn so với mùa nóng, điều này chứng minh rằng thời tiết có ảnh hưởng nhất định tới bệnh đột quy. Do đó, việc bị xáo trộn nhiệt độ nhanh chóng có thể khiến cơ thể không thích ứng kịp và gây đột quỵ. Tắm đêm gây đột quỵ là một tình trạng phổ biến và nhịp sống bận rộn có thể khiến thói quen này trở nên phổ biến hơn và có ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.
Menu xem nhanh:
1. Vì sao tắm đêm có thể khiến đột quỵ dễ xảy ra?
Đột quỵ có thể xảy ra với 2 dạng là: xuất huyết trong não, tắc mạch máu não. Không phải ai tắm đêm cũng có thể bị đột quỵ tuy nhiên có nhiều nguy cơ có thể khiến tình trạng này xảy ra. Nhất là khi người bệnh tắm trong thời tiết quá lạnh hoặc tắm quá lâu vào ban đêm.
Tùy theo thể trạng mà việc tắm vào ban đêm có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh bởi thường xuyên tắm đêm có thể là yếu tố ảnh hưởng tới những bệnh lý như: tim mạch, mạch vành, cao huyết áp, tiểu đường…
Tắm đêm với nhiệt độ không phù hợp cũng có thể khiến co, giãn mạch để thoát nhiệt nên dễ dẫn đến co thắt mạch máu đột ngột gây nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
Bên cạnh đó, nếu bạn tắm đêm khi cơ thể nóng nực có thể khiến lỗ chân lông giãn to, điều này cũng khiến nước ngấm qua lỗ chân lông và gây suy giảm miễn dịch. Người khỏe mạnh có thể không bị ảnh hưởng quá nhiều nhưng những người già, phụ nữ, trẻ em, người có nhiều bệnh lý nền… có thể gặp phải suy yếu và đột quỵ.
2. Những nguyên nhân tắm đêm dễ gây đột quỵ
2.1 Tắm đêm gây đột quỵ bởi cơ thể có bệnh lý nền
Nếu người bệnh đã có những bệnh lý nguy cơ như: tiểu đường, cao huyết áp, thiếu máu, mạch vành, rung nhĩ… thì cơ thể thường nhạy cảm với sự thay đổi tuần hoàn trong máu.
Nếu thường xuyên thức khuya và tắm đêm, đối tượng này sẽ có nguy cơ bệnh cao hơn bình thường,
Người bệnh tim mạch và cao huyết áp cũng lưu ý không nên tắm vào sáng sớm bởi lúc này nhiệt độ tương đối thấp trong khi cơ thể huyết áp tương đối cao.
2.2 Tắm đêm gây đột quỵ có thể bởi những thói quen xấu
Nếu bạn thường xuyên đi vệ sinh trước khi tắm cũng có thể khiến tăng áp lực ổ bụng và kích thích các dây thần kinh phế vị khiến áp lực động mạch tăng. Điều này khiến hệ tuần hoàn bị căng thẳng.
Bên cạnh đó nếu bạn dội nước lạnh từ đầu xuống khi tắm có thể khiến cơ thể thay đổi nhiệt độ đột ngột khiến áp lực tăng làm vỡ động mạch ở đầu.
Do đó, thay vì dội từ trên đầu xuống thì hãy làm ướt chân tay để làm quen với nhiệt độ trước.
2.3 Đột quỵ do nhiệt độ khi tắm đêm
Trong thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, việc sử dụng nhiệt độ chênh lệch quá lớn có thể khiến cơ thể phản ứng mạnh, phản ứng đột ngột gây đột quỵ.
Vào mùa hè thì bạn nên hạn chế tắm với nước quá lạnh bởi thời điểm này nhiệt độ môi trường quá cao có thể khiến các động mạch trong cơ thể co lại, lưu thông máu đến tim và não kém tăng nguy cơ đột quỵ.
Cụ thể nếu nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ môi trường chênh lệch quá nhiều có thể sốc nhiệt, chuyên gia khuyến cáo nên tắm nước có nhiệt độ chênh lệch khoảng 5 độ C.
2.4 Tắm ngay sau khi uống rượu bia
Sau khi uống bia rượu sẽ có nồng độ cồn trong máu cao khiến hệ thống mạch máu giãn ra và nhiệt độ tăng. Nếu bạn tắm ngay sau đó có thể khiến vỡ mạch máu gây đột quỵ. Do đó, kể cả không phải ban đêm thì bạn cũng không nên tắm khi cơ thể chứa nồng độ cồn cao.
2.5 Một số nguyên nhân khác
Khi cơ thể quá đói hoặc quá no sẽ khiến các cơ quan hoạt động để tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, quá đói thì lượng đường trong máu xuống thấp và cơ thể thường yếu hơn. Điều này cũng là nguyên nhân có thể gây ra đột quỵ.
Bên cạnh đó, nếu bạn bật điều hòa nhiệt độ quá thấp sau tắm, đi ngủ khi tóc còn ướt, tắm nhiều lần trong ngày… cũng sẽ có những ảnh hưởng tới bệnh đột quỵ.
3. Làm thế nào để xử lý khi đột quỵ do tắm đêm
Một vài trường hợp khi đột quỵ có thể người bệnh sẽ thấy cơ thể thay đổi bất thường: choáng váng, tê yếu tay chân, mất trí nhớ, không linh hoạt ngôn ngữ, chóng mặt thì hãy kịp thời điều chỉnh huyết áp và khám bệnh tại các cơ sở y tế. Trường hợp nặng, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng sau:
– Mệt mỏi, vô lực, yếu sức, tê liệt nửa mặt và lệch miệng khi cười
– Tay chân hoạt động kém, khó có thể nâng cả hai cánh tay lên
– Mất thăng bằng, cơ thể đột nhiên ngã quỵ xuống
– Đau đầu kèm theo buồn nôn.
Vậy cần xử lý thế nào nếu tắm đêm và bị đột quỵ? Khi thấy người có dấu hiệu của tắm đêm gây đột quỵ, bạn không nên sơ cứu cách truyền miệng như: cho ăn uống, bấm huyệt, tạo gió… Khi ăn uống thời điểm này có thể rất dễ nôn, sặc đồ ăn hoặc sặc thuốc gây khó thở.
Bên cạnh đó, bạn cũng không nên tùy ý cho bệnh nhân dùng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ mà hẫy đưa bệnh bệnh nhân đến viện khám ngay.
Bạn có thể đặt người bệnh ở nơi khô thoáng, tìm cách giữ ấm cơ thể và đứa bệnh nhân đến bệnh viện để được sơ cấp cứu kịp thời bảo vệ tính mạng.
Hi vọng những thông tin về tắm đêm gây đột quỵ sẽ giúp bạn có kiến thức để phòng tránh sớm bệnh. Đồng thời hãy cảnh báo thói quen xấu có hại này đến những người xung quanh để ngăn chặn nguy cơ đột quỵ xảy ra. Bạn cũng nên chủ động tầm soát và phát hiện sớm nguy cơ đột quỵ thông qua bệnh lý để có hướng xử lý sớm.