Lý do ăn kẹo sâu răng ở trẻ và cách xử trí hiệu quả

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Ngô Việt Anh

Bác sĩ Răng Hàm Mặt

Kẹo là một món ăn khoái khẩu của hầu hết trẻ nhỏ. Thế nhưng nếu trẻ ăn nhiều kẹo và không vệ sinh răng miệng tốt có thể dẫn tới hệ quả ăn kẹo sâu răng. Dưới đây, bài viết sẽ gợi ý tới các phụ huynh cách xử trí và phòng ngừa tình trạng ăn kẹo gây sâu răng ở trẻ nhỏ đơn giản mà hiệu quả.

1. Vì sao trẻ nhỏ ăn nhiều kẹo lại bị sâu răng?

Lý do ăn kẹo sâu răng ở trẻ và cách xử trí hiệu quả-1

Sâu răng vì ăn nhiều kẹo là tình trạng phổ biến ở đối tượng trẻ em

Kẹo bánh là những món ăn yêu thích của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu để trẻ ăn quá nhiều kẹo bánh sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe tổng quát của bé, trong đó có cả sức khỏe răng miệng.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, kẹo thường chứa nhiều đường, thành phần này và khi trẻ ăn kẹo, đường này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn trong miệng sản xuất axit. Axit có thể ăn mòn và phá hủy men răng, dẫn đến hệ quả sâu răng. Bên cạnh đó, trẻ nhỏ khi ăn kẹo hay có thói quen ngậm rất lâu trong miệng. Chính thói quen này khiến kẹo tiếp xúc lâu với bề mặt răng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công men răng.

Vậy kẹo có phải nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ không? Câu trả lời chính là kẹo không phải nguyên nhân gây bệnh sâu răng ở trẻ. Nguyên nhân thực sự khiến trẻ ăn kẹo sâu răng là do vi khuẩn. Đây là “thủ phạm” hình thành nên các khoảng trống trên bề mặt của răng. Sau khi ăn kẹo, nếu trẻ không được vệ sinh răng miệng cẩn thận để loại bỏ vi khuẩn thì hệ quả tất yếu sẽ dẫn đến sâu răng.

2. Sâu răng do ăn kẹo có thể kéo theo nhiều hệ lụy cho sức khỏe

Trẻ sâu răng do ăn kẹo có thể kéo theo nhiều hệ lụy về sức khỏe, ảnh hưởng tới học tập và cả chất lượng cuộc sống mỗi ngày:

– Sâu răng khiến trẻ bị đau nhức răng: Sâu răng có thể gây ra cảm giác đau nhức và ê buốt ở răng trong giai đoạn ban đầu. Tuy nhiên, khi các lỗ sâu trở nên lớn hơn và thâm nhập sâu vào tủy răng, trẻ có thể trải qua cơn đau nhức mạnh mẽ. Tình trạng này không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ mà còn ảnh hưởng đến tâm trạng và tinh thần của bé.

– Sâu răng có thể tiến triển gây hỏng tủy răng: Nếu trẻ nhỏ ăn nhiều kẹo và không được phát hiện và điều trị sớm, sâu răng có thể lan tỏa sâu vào tủy răng, gây viêm tủy. Khi tình trạng này xảy ra, trẻ có thể buộc phải loại bỏ răng để ngăn chúng gây ảnh hưởng đến các răng lân cận.

– Sâu răng có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ: Tình trạng sâu răng có thể dẫn tới làm giảm khả năng nhai và nghiền thức ăn của trẻ. Điều này đồng nghĩa rằng dạ dày của bé phải làm việc với cường độ cao, thời gian kéo dài và tiềm ẩn nguy cơ viêm và đau dạ dày.

3. Cách xử trí sâu răng do ăn kẹo ở trẻ em và phòng ngừa

3.1. Xứ trí răng sâu do ăn kẹo, đồ ngọt

trẻ ăn kẹo sâu răng nên đi khám bác sĩ

Trẻ bị sâu răng cần đi khám bác sĩ nha khoa để có phương pháp điều trị phù hợp

Trẻ ăn kẹo sâu răng là tình trạng rất phổ biến. Hơn thế, men răng sữa ở trẻ em có cấu tạo yếu hơn so với người trưởng thành nên nguy cơ răng trẻ bị vi khuẩn tấn công gây sâu răng cũng cao hơn. Vì vậy các gia đình có trẻ nhỏ nên kiểm soát lượng kẹo cho bé ăn và chú ý quan sát, xử lý sớm nếu thấy trẻ xuất hiện dấu hiệu sâu răng.

Khi phát hiện trẻ bị sâu răng, việc đầu tiên bố mẹ cần làm là đưa con con tới cơ sở nha khoa uy tốt, uy tín để được bác sĩ khám và đánh giá tình trạng sâu răng. Tùy vào mức độ răng sâu của trẻ, bác sĩ sẽ tư vấn về chỉ định cách điều trị phù hợp:

– Trường hợp trẻ có răng chớm sâu, chỉ mới xuất hiện các vết màu trắng mà chưa có lỗ sâu hình thành, bác sĩ nha khoa sẽ áp dụng điều trị theo phương pháp tái khoáng. Đây là phương pháp sử dụng các chất như canxi, photphat và flo để trám vào các vùng răng bị sâu.

– Trường hợp răng của trẻ bị sâu nặng, đã có lỗ sâu màu đen, gây đau hay thậm chí tiềm ẩn nguy cơ bị vỡ mẻ răng, bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành kiểm tra xem tình trạng này đã lan đến tủy hay chưa. Nếu tủy bị nhiễm trùng, trẻ sẽ được điều trị nội nha để bảo tồn răng, sau đó mới trám.

– Trường hợp răng sâu của trẻ đã gây viêm tủy cấp, áp xe xương ổ răng, bác sĩ có thể xem xét việc nhổ răng sâu để tránh các biến chứng và đảm bảo quá trình mọc răng sau này không bị ảnh hưởng.

– Trường hợp trẻ từ 2 – 3 tuổi có hiện tượng răng cửa đen và sún, bác sĩ nha khoa sẽ cân nhắc phương pháp điều trị phù hợp tình trạng răng của trẻ. Nếu răng chỉ ở mức sún nhẹ, bé sẽ được trám răng để ngăn chặn sự phát triển của lỗ sâu. Lý do là vì nếu răng sữa của bé được trám sớm sẽ có thể giữ lại đủ răng trên hàm, giúp quá trình tiêu hóa của trẻ hoạt động hiệu quả. Còn nếu răng trẻ sún ở mức nặng, có lỗ sâu lớn, bác sĩ nha khoa sẽ cân nhắc tới việc nhổ bỏ chiếc răng bị sún.

Thực tế, nhổ răng sún cho trẻ là một quyết định quan trọng. Vì nếu răng sữa của trẻ bị nhổ quá sớm sẽ tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến việc mọc răng vĩnh viễn sau này. Nhiều trường hợp trẻ còn nhỏ bị nhổ răng sữa quá sớm đã gây lệch lạc cho răng số 6 phía trước và xáo trộn vị trí của răng vĩnh viễn mọc sau đó.

3.2. Cách phòng ngừa ăn kẹo sâu răng ở trẻ em

ăn kẹo gây sâu răng ở trẻ

Hãy xây dựng cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng để ngừa sâu răng

Để giúp trẻ không phải đối diện với tình trạng răng sâu, bố mẹ nên nâng cao các biện pháp phòng ngừa sâu răng cho trẻ:

– Tăng cho trẻ ăn thức ăn chứa nhiều protein, canxi, photpho, vitamin A và D để răng bé thêm chắc khỏe, giảm thiểu tối đa nguy cơ bị vi khuẩn tấn công gây sâu răng.

– Người chăm sóc không nhai thức ăn cho trẻ nhằm tránh truyền vi khuẩn sang cho bé, tăng nguy cơ sâu răng ở trẻ.

– Trẻ từ 1 tuổi không nên ăn kẹo sau bữa cơm hoặc trước khi đi ngủ.

– Xây dựng cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày. Với trẻ dưới 1 tuổi, mẹ có thể dùng răng mềm lau răng lợi cho bé trước khi đi ngủ.

Trên đây bài viết đã lý giải tới bạn đọc vì sao trẻ em ăn kẹo sâu răng. Nếu nhà có trẻ nhỏ bị sâu răng, Quý phụ huynh hãy sớm đưa con đi khám tại các cơ sở nha khoa uy tín như Thu Cúc TCI để được bác sĩ nha khoa giỏi, giàu kinh nghiệm hỗ trợ điều trị sớm nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital