Loạn thị có tăng độ không? Cách kiểm soát tăng độ loạn thị

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Xuân Loan

Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt

Loạn thị có tăng độ không là một băn khoăn lớn với những người đang mắc tật khúc xạ này. Trên thực tế, một số tật khúc xạ khác đã khiến mắt bị tăng độ theo thời gian như cận thị và viễn thị. Khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng và tệ hơn, đe dọa không ít đến khả năng thị lực của người bệnh trong tương lai.

Vậy loạn thị có tăng độ không, đeo kính có làm tăng độ loạn thị,… Bạn hãy theo dõi thông tin được phân tích ở bài viết dưới nhé!

1. Tìm hiểu về loạn thị

Loạn thị là một bệnh lý về mắt liên quan đến tật khúc xạ. Ở mắt người bình thường, các tia hình ảnh sau khi đi qua giác mạc thì được hội tụ ở đúng một điểm trên võng mạc. Tuy nhiên, ở mắt của người loạn thị các tia hình ảnh lại được hội tụ ở nhiều điểm khác nhau trên võng mạc. Có thể là trước hoặc sau võng mạc khi kết hợp với các bệnh về mắt khác như cận thị và viễn thị.

Loạn thị khiến mắt không thể nhìn rõ, bị mờ nhòe ở mọi khoảng cách. Tình trạng này xảy ra là do hình dạng của giác mạc bị biến dạng. Khiến khả năng tập trung ánh sáng trên giác mạc bị giảm.

Nguyên nhân phổ biến sinh ra loạn thị là:

– Do di truyền, bẩm sinh. Khi mới sinh ra đã có bất thường ở giác mạc, thủy tinh thể bị cong hoặc lệch, nhãn cầu bị phình,…

– Do gặp các chấn thương sau khi thực hiện các phương pháp phẫu thuật mắt như: rách giác mạc, sẹo giác mạc, điều chỉnh điểm hội tụ quá mức,..

Tuy nhiên, loạn thị hầu hết là do vấn đề ở giác mạc. Khi giác mạc không còn giữ được hình dạng chỏm cầu với tất cả mọi kinh tuyến ở cùng một bán kính cong, mà nó bị thay đổi theo từng kinh tuyến.

loạn thị có tăng độ không

Giác mạc của ở mắt loạn thị có hình dáng quả bóng bầu dục và kinh tuyến bị thay đổi.

2. Loạn thị có tăng độ không?

Theo các bác sĩ nhãn khoa xác định, loạn thị hoàn toàn có thể tăng độ theo thời gian, cho đến khi người bệnh trên 18 tuổi mới có dấu hiệu chậm lại hoặc không thay đổi nhiều. Tùy vào mỗi người và độ tuổi sẽ có mức tăng độ loạn thị khác nhau. Hầu hết loạn thị đều được xuất hiện từ khi mới sinh và có thể hình thành do các thói quen sinh hoạt và mức độ sử dụng mắt. Đôi khi loạn thị có thể phát triển sau khi gặp một chấn thương ở mắt. Ngồi quá gần tivi, đọc sách trong điều kiện ánh sáng kém hay làm việc quá nhiều với thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại di động cũng là yếu tố làm tăng độ loạn thị.

Đặc biệt, nếu trẻ được chẩn đoán loạn thị thì cần duy trì đeo kính thường xuyên để tránh nguy cơ bị nhược thị.

2.1. Đeo kính có làm tăng độ loạn thị không?

Theo các bác sĩ nhãn khoa đã xác định, độ loạn thị có thể thay đổi theo thời gian. Vì vậy, khi phát hiện bị mắc tật loạn thị người bệnh nên đeo kính để mắt có thể nhìn rõ hơn và tránh khỏi việc mắt phải điều tiết quá mức khiến độ loạn thị tăng lên.

2.2. Loạn thị mấy độ thì phải đeo kính?

Thông thường, độ loạn thị phải lớn hơn 1 độ mới gây xáo trộn thị giác nhiều. Nếu như, người mắc tật loạn thị cảm thấy tầm nhìn bị hạn chế và gây khó khăn trong sinh hoạt, tốt nhất nên đeo kính để giúp mắt không phải điều tiết quá nhiều. Trường hợp những người có độ loạn thị thấp, mắt ít khi bị khô và mỏi mà vẫn có thể nhìn rõ thì không nhất thiết phải đeo kính thường xuyên.

Còn đối với trường hợp mắt hay thường xuyên bị khô, nhức và mỏi mắt thì tốt nhất nên đeo kính cho dù độ loạn thị có lớn hay nhỏ.

3. Phương pháp chẩn đoán tăng độ loạn thị

Khi bị mắc các triệu chứng bất thường ở mắt, người bệnh không nên chủ quan. Hãy đến bệnh viện gặp bác sĩ nhãn khoa để được kiểm tra mắt kỹ càng và toàn diện.

Bác sĩ sẽ chẩn đoán thông qua các kiểm tra như:

– Kiểm tra thị lực tối đa bằng đo thị lực.

– Kiểm tra giác mạc có gặp vấn đề bất thường nào không.

– Kiểm tra khúc xạ ở thủy tinh thể.

– Kiểm tra mức độ tập trung ánh sáng trên giác mạc.

Sau kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận và phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.

đo loạn thị có tăng độ không

Kiểm tra mắt định kỳ để kiểm soát xem loạn thị có tăng không

4. Các lưu ý giúp kiểm soát tăng độ loạn thị

Để đảm bảo thị lực luôn hoạt động hiệu quả nhất, người bệnh nên thực hiện các biện pháp sau để kiểm soát tốt loạn thị tăng độ:

– Người bệnh loạn thị nên khám sức khỏe và độ mắt định kỳ 6 tháng 1 lần

– Nếu gặp các chấn thương ở mắt sau phẫu thuật mổ mắt, khả năng hình thành loạn thị sẽ rất cao. Vì vậy, cần được chẩn đoán và tiếp nhận phương pháp điều trị kịp thời.

– Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh để mắt có thể nghỉ ngơi và điều tiết vừa phải.

– Bên cạnh đó, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A như: thịt, cá, cà chua, cà rốt, gấc…

5. Cách điều trị loạn thị

Mục tiêu trong điều trị loạn thị là trung hòa và điều chỉnh lại độ cong không đồng đều ở giác mạc. Lấy lại tầm nhìn cho người bệnh loạn thị. Hai phương pháp an toàn và ít gây biến chứng nhất nhất trong điều trị loạn thị hiện nay là:

5.1. Đeo kính gọng để hiệu chỉnh

Người bệnh sẽ được tư vấn sử dụng một thấu kính hình trụ để tập hợp các tia sáng lại một điểm. Lúc này sẽ giúp tia sáng được hội tụ đúng trên võng mạc. Với phương pháp này, người bệnh có thể tùy chọn đeo kính có gọng hoặc kính áp tròng mềm.

Lựa chọn đeo kính áp tròng sẽ mang lại sự tự tin và thuận tiện hơn cho người bệnh. Đặc biệt là đối với người làm những công việc yêu cầu không được đeo kính. Tuy nhiên, đeo kính gọng là giải pháp hỗ trợ cải thiện thị lực an toàn nhất. Hạn chế tối đa các các rủi ro khi đeo tháo kính áp tròng không cẩn thận hoặc không đúng cách, gây tổn thương cho giác mạc như: trầy xước giác mạc, viêm kết mạc,..

loạn thị có tăng độ không nếu đeo kính nhiều

Đeo kính gọng là giải pháp giúp hỗ trợ cải thiện thị lực cho bệnh nhân loạn thị an toàn nhất

5.2. Điều chỉnh tạm thời hình dạng giác mạc với kính Ortho-K

Ortho-K là phương pháp sử dụng kính tiếp xúc cứng để hỗ trợ điều chỉnh tạm thời độ cong không đều của giác mạc về hình dạng bình thường. Dùng kính áp tròng cứng Ortho K vào thời gian ngủ ban đêm khoảng 6 – 8 giờ sẽ giúp mắt người bệnh loạn thị có thể nhìn rõ mà không cần đeo kính vào ngày hôm sau.

Ngoài ra, còn có phương pháp phẫu thuật khúc xạ cũng được áp dụng trong điều trị tật loạn thị. Tuy nhiên sẽ có khả năng xảy ra các rủi ro không mong muốn.

Hy vong với bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc vấn đề loạn thị có tăng độ không. Nếu bạn đang mắc bệnh loạn thị và nghi ngờ bản thân đang có dấu hiệu tăng độ, hãy đến Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI gặp bác sĩ nhãn khoa để kiểm tra và nhận giải pháp điều trị kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital