Khàn tiếng ở trẻ dẫn đến tổn thương dây thanh

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê

Ở trẻ em, khàn tiếng chủ yếu do la hét, dùng giọng quá sức. Việc điều trị khàn tiếng ở trẻ rất khó lại hay tái phát, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tổn thương dây thanh không hồi phục, ảnh hưởng tới giọng nói.
Vì sao trẻ thường bị khàn tiếng?
Khàn tiếng ở trẻ em thường gặp ở tuổi từ 5 – 10. Khàn tiếng ở trẻ em thường do dùng giọng quá sức, do cách phát âm sai của trẻ chủ yếu là la hét, nô đùa ở những nơi tập trung đông như trường học, trại hè…

khan-tieng-o-tre

Khàn tiếng ở trẻ em thường do dùng giọng quá sức, do cách phát âm sai …

Khàn tiếng ở trẻ có nhiều mức độ khác nhau và có thể là triệu chứng của nhiều bệnh như viêm thanh quản cấp hoặc mạn tính, các khối u lành hoặc ác tính, liệt dây thần kinh thanh quản, nhược cơ dây thanh…
Đối với trẻ khàn tiếng, thăm khám bên ngoài không có biểu hiện gì bất thường. Soi thanh quản sẽ thấy biến đổi ở dây thanh theo từng giai đoạn:
– Giai đoạn đầu: chỉ là các rối loạn cơ năng, bản thân thanh quản hoàn toàn bình thường nhưng khi trẻ phát âm thanh thiệt và các sụn phễu siết lại, thanh môn co thắt mạnh.
– Giai đoạn sau: xuất hiện các thay đổi thực thể do hậu quả của các kích thích cơ giới. Giai đoạn này giọng bị khàn, siết, phối hợp với một áp lực phát âm quá mức khi nói.

khan-tieng-o-tre1

Nếu không được điều trị sớm, chứng khàn tiếng kéo dài gây khó khăn trong việc phát âm của trẻ

Phòng và điều trị chứng khàn tiếng ở trẻ thế nào?
Đối với đa số các trường hợp chữa khàn tiếng chủ yếu là điều trị phục hồi giọng với việc uốn sửa cách phát âm, cần phải giữ trẻ yên tĩnh, không được la hét.
Đối với các trường hợp có hạt xơ ở dây thanh thì cần can thiệp phẫu thuật (cắt hạt), tuy nhiên ngay cả sau khi cắt hạt rồi vẫn cần điều trị phục hồi giọng và tránh la hét để bảo đảm hạt không tái phát.
Điều trị chống viêm chỉ áp dụng trong các trường hợp có kèm hiện tượng viêm. Việc cắt hạt xơ dây thanh ở trẻ dưới 15 tuổi cũng cần phải cân nhắc vì tỷ lệ tái phát rất cao.

khan-tieng-o-tre2

Cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện có chuyên khoa Tai mũi họng để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm bệnh (nếu có)

Phòng bệnh: Ở những trẻ hay bị những đợt khàn tiếng hoặc ở những trẻ mà bố mẹ bị khàn cần chú ý tới việc phòng ngừa bệnh sớm. Cần tránh cho trẻ mọi ảnh hưởng có thể gây ra mệt giọng như la hét và tránh các nguy cơ mắc bệnh chủ yếu là dự phòng các viêm nhiễm đường hô hấp trên, thể trạng dị ứng, la hét hoặc hát ở những nơi có nhiều bụi bặm.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần chú ý tới việc vệ sinh răng miệng cho bé hàng ngày, súc miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý. Nên bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng gồm các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, giọng nói của trẻ như các loại rau xanh, trái cây màu đỏ…
Những phương pháp điều trị chứng khàn tiếng ở trẻ em trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết chính xác Bệnh viện Thu Cúc áp dụng phương pháp nào vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 hoặc 0936 388 288 để được tư vấn cụ thể. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital