Khàn tiếng là bệnh gì? phải hắng giọng khi nói

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê

Chào bác sĩ. Mẹ cháu bị khàn tiếng 2 năm nay không phải do bị ốm vì sức khỏe mẹ cháu bình thường. Đi khám thì được chẩn đoán bình thường nhưng mẹ cháu cứ phải hắng giọng khi nói. Xin bác sĩ tư vấn giúp khàn tiếng là bệnh gì? Điều trị như thế nào? (Hoàng Hương – Lý Nhân, Hà Nam)
Trả lời
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về địa chỉ hòm thư contact@thucuchospital.vn của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Với thắc mắc “khàn tiếng là bệnh gì?”, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Khàn tiếng, hoặc đôi khi mất tiếng là triệu chứng rất thường gặp trong lâm sàng. Người bệnh bị thay đổi tiếng nói, phát âm rất khó khăn, tiếng nói thều thào khó nghe và đôi khi không còn phát ra tiếng nói được nữa. Khàn tiếng có thể xuất hiện trong một thời gian ngắn và sẽ tự khỏi, nhưng cũng có khi kéo dài dai dẳng.

khan-tieng-la-benh-gi

Khàn tiếng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh

Để xác định khàn tiếng là bệnh gì cần phải hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh.

  • Do có hạt dây thanh sẽ làm người bệnh phát âm nặng nề, tình trạng giọng nói ngày càng khàn, hay hụt hơi, nói gắng sức, đau ngực khi nói.
  • Do cố gắng nói nhiều, nói to liên tục trong một thời gian, làm căng quá mức các cơ nhỏ của thanh quản
  • Do nhiễm trùng đường hô hấp trên, cảm lạnh, viêm họng, viêm phế quản mạn tính… dẫn đến viêm thanh quản.
  • Thanh quản bị kích thích nhiều và thường xuyên do hút thuốc, uống rượu quá nhiều.
  • Lệch vách ngăn mũi, viêm mũi dị ứng hoặc viêm xoang làm dịch nhầy đi vào thanh quản và gây kích thích, do polyp dây thanh âm.
  • Thiểu năng tuyến giáp, do có sự tân tạo mô trên dây thanh âm.

Trong trường hợp của bạn, mẹ bị khàn tiếng 2 năm nay, không phải do bị ốm, sức khỏe thì bình thường. Như vậy có thể loại trừ các nguyên nhân viêm nhiễm hay ung thư vì nếu do nguyên nhân này thì mẹ bạn đã bị gầy sút cân hay có biểu hiện mệt mỏi.

khan-tieng-la-benh-gi1

Chuyên khoa Tai mũi họng – Bệnh viện Thu Cúc là địa chỉ tin cậy được nhiều người bệnh tìm đến khám chữa bệnh

Nếu mẹ bạn không biết uống bia rượu thì có thể là bị hạt xơ dây thanh. Hạt dây thanh là tổn thương dạng khối nhỏ, đối xứng vị trí 1/3 giữa dây thanh hai bên, chân khối thường rộng. Vị trí tổn thương nằm 1/3 giữa được cho là hậu quả của những “chấn thương” trong quá trình phát âm. Thường hạt xơ dây thanh không gây đau, chủ yếu do thanh môn khép không kín, hay rung không đều, mức độ khàn tùy thuộc vào kích thước hạt xơ. Tăng nặng khi có cảm lạnh hay có viêm họng hoặc sau một lần la (hét)…
Nếu hạt xơ thanh quản không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể phải phẫu thuật. Để tránh tình trạng bệnh nặng hơn, điều trị phức tạp hơn, bạn nên đưa mẹ đi khám lại bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital