Vắc xin được xem như 1 sự phát triển vượt bậc của y học nhân loại, mang đến “lá chắn” bảo vệ vững vàng cho cộng đồng trước những loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Vậy khái niệm vacxin là gì? Chúng có tác dụng như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây cùng Thu Cúc TCI.
Menu xem nhanh:
1. Khái niệm vacxin là gì?
Khái niệm vacxin là một chế phẩm sinh học tuy nhỏ bé nhưng mang trong mình sức mạnh vượt trội. Vacxin được ví như “người hướng dẫn” cho hệ miễn dịch của con người nhằm đối phó với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: sởi, quai bị, rubella, cúm mùa,…
Thông qua virus hoặc vi khuẩn đã được làm suy yếu, không gây hại, vắc xin giúp “khơi gợi” hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng mạnh mẽ như khi đối mặt với một cuộc “tấn công” của virus thực sự, nhưng không gây bệnh mà chỉ mang đến những triệu chứng nhẹ.
Qua quá trình này, hệ thống miễn dịch của con người “học” cách đối phó với bệnh tật, sẵn sàng và mạnh mẽ hơn khi tiếp xúc với chúng trong tương lai. Với vắc xin, chúng ta hoàn toàn có thể tự tin và đứng vững trong cuộc chiến chống lại các mối đe dọa y tế, bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của cộng đồng.
Hy vọng với khái niệm vacxin trên đây, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về chế phẩm sinh học này và hãy đọc tiếp các thông tin thú vị dưới đây.
2. Thành phần và các tác dụng của vắc xin
2.1. Thành phần thường có trong vắc xin
Khi đã nắm được khái niệm vacxin là gì, chúng ta cùng đi sâu về các thành phần có trong vacxin để hiểu rõ hơn về chế phẩm sinh học này.
Vacxin được tạo thành từ một hỗn hợp các thành phần quan trọng, được thiết kế để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn. Bên cạnh các thành phần khác nhau tùy thuộc vào loại vắc xin và mục đích sử dụng, hầu hết vắc xin chứa những thành phần sau:
– Thành phần chủ đạo gọi là Antigen (kháng nguyên) được xem như “nhân tố chính” của vắc xin. Đây thường là một phiên bản yếu hoặc không gây hại của vi-rút hoặc vi khuẩn, chẳng hạn như protein hoặc đường polysaccharide. Antigen này khi được tiêm vào cơ thể, kích thích hệ thống miễn dịch phản ứng và khám phá cách chống lại bệnh mà không gây bất kỳ hậu quả nào.
– Chất bảo quản được sử dụng để bảo quản vắc xin và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn hoặc nấm.
– Chất bổ trợ miễn dịch được thêm vào để tăng cường phản ứng miễn dịch đối với kháng thể, làm cho vắc xin hoạt động hiệu quả hơn.
– Chất ổn định giúp bảo vệ vắc xin khỏi biến đổi do nhiệt độ hoặc điều kiện lưu trữ.
– Chất tạo vị được thêm vào vắc xin dạng uống để làm cho chúng dễ chịu hơn khi nuốt.
Mỗi loại vắc xin có công thức riêng biệt và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và hướng dẫn của các cơ quan quản lý y tế. Những thành phần này được lựa chọn và sử dụng để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của vắc xin. Để biết rõ về thành phần trong vacxin cụ thể, bạn có thể đọc trên bao bì sản phẩm hoặc nhờ tư vấn từ các chuyên gia y tế.
2.2. Tác dụng của vắc xin
Vắc xin không chỉ có tác dụng quan trọng đối với mỗi cá nhân mà còn ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng. Có thể kể đến các tác dụng của vắc xin như:
– Tạo miễn dịch: Vắc xin kích thích hệ thống miễn dịch phản ứng và sản xuất các kháng nguyên đối với mầm bệnh cụ thể mà không cần phải trải qua quá trình nhiễm bệnh. Điều này giúp cơ thể nhận biết và “đánh bại” mầm bệnh đó trong tương lai.
– Phòng ngừa bệnh tật: Với khả năng tạo miễn dịch, vắc xin giúp ngăn ngừa nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, giảm nguy cơ mắc bệnh và tiết kiệm chi phí điều trị bệnh.
– Giảm tỷ lệ mắc bệnh: Vắc xin giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng và bảo vệ những người không thể tiêm chủng do yếu tố y tế hoặc hệ miễn dịch yếu.
– Tạo miễn dịch cộng đồng: Khi một tỷ lệ lớn dân số được tiêm chủng, cả cộng đồng có thể được bảo vệ nhờ giảm khả năng lây truyền bệnh từ người này sang người khác, đặc biệt là bảo vệ những người không thể tiêm chủng.
– Giảm gánh nặng cho hệ thống y tế: Vắc xin giúp giảm số lượng trường hợp bệnh nặng và nhập viện, giảm áp lực lên hệ thống y tế và tài nguyên y tế.
– Phòng ngừa biến chứng: Nhiều bệnh truyền nhiễm có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong. Vắc xin giúp giảm nguy cơ phát triển các biến chứng này và bảo vệ sức khỏe của cộng đồng.
– Tiết kiệm kinh tế: Việc tiêm chủng giúp giảm chi phí điều trị bệnh, giảm mất thu nhập do bệnh tật và giảm các chi phí khác liên quan đến chăm sóc sức khỏe.
Có thể nói, vacxin mang đến rất nhiều lợi ích về mặt bảo vệ sức khỏe con người. Nắm rõ được khái niệm vacxin và tác dụng của chế phẩm sinh học này sẽ giúp cho mọi người nâng cao ý thức tiêm chủng đúng lịch, tự bảo vệ chính bản thân mình.
3. Khi nào cần tiêm chủng vacxin?
Nếu như khái niệm vacxin nêu lên những lợi ích mà việc tiêm chủng có thể mang lại thì mỗi người, mỗi đối tượng lại có thời điểm tiêm phòng không giống nhau. Đi kèm với đó là các loại vacxin phù hợp mà bạn cần được sự hướng dẫn từ các bác sĩ, chuyên gia y tế chỉ định.
Điều đầu tiên cần lưu ý, thời điểm tiêm vắc xin phòng bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, sức khỏe, địa điểm. Mỗi nhóm đối tượng lại có 1 số vắc xin tiêu biểu cần tiêm để đạt hiệu quả phòng bệnh tốt:
– Đối với trẻ sơ sinh, các vắc xin viêm gan B, bại liệt…được tiêm ngay sau khi chào đời. Trẻ dưới 2 tuổi là khoảng thời gian quan trọng để tiêm chủng các mũi phòng bệnh truyền nhiễm.
– Thanh thiếu niên cần tiêm phòng HPV, uốn ván, ho gà.
– Mọi người đều thường xuyên tiêm cúm, uốn ván mỗi 10 năm.
– Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cần kiểm tra miễn dịch rubella, tiêm phòng ho gà, uốn ván trong thai kỳ để bảo vệ trẻ sơ sinh.
– Trước khi đi du lịch đến một số khu vực có nguy cơ cao về bệnh lây nhiễm như: tiêu chảy, viêm não, viêm gan B,..cần tiêm các vắc xin phòng bệnh phù hợp.
Trên đây là khái niệm vacxin và lợi ích khi tiêm chủng để bạn đọc quan tâm có thể tham khảo thêm các thông tin hữu ích. Nếu bạn đọc còn câu hỏi thắc mắc hoặc muốn đặt lịch, tư vấn tiêm chủng tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ sớm.