Hôn mê khi đột quỵ, cách để bệnh nhân tỉnh dậy

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ CKI

Trịnh Thị Khanh

Bác sĩ Nội Khoa

Nếu gặp phải một người bị hôn mê sau khi đột quỵ thì điều quan trọng cần làm là thực hiện sơ cấp cứu đúng cách để bệnh nhân đột quỵ tỉnh lại và hạn chế tối đa tổn thương đến não bộ cho người bệnh. Vậy nên làm thế nào nếu không may người bệnh hôn mê khi đột quỵ?

1. Tình trạng hôn mê và hôn mê sau đột quỵ

1.1 Khái niệm hôn mê sau khi đột quỵ

Khi bệnh nhân hôn mê khi đột quỵ tức là họ đang trong tình trạng bất tỉnh. Bệnh nhân lúc này không có ý thức, không có phản ứng và không thể thức dậy ngay lập tức.

Tình trạng hôn mê tức là người bệnh nhắm mắt và không phản ứng với bất kì thứ gì đối với môi trường như: âm thanh, ánh sáng, cảm giác đau đớn, không có chu kì ngủ-thức như bình thường.

Khi một bệnh nhân rơi vào trạng thái hôn mê thì có thể họ vẫn có khả năng nghe thấy được xung quanh tuy nhiên họ không thể phản ứng lại bởi cơ thể mất đi khả năng hoạt động.

Hôn mê khi đột quỵ

Bệnh nhân hôn mê sau đột quỵ vẫn có thể nghe thấy nhưng không phản ứng lại được

 

1.2 Nguyên nhân dẫn tới hôn mê sau khi đột quỵ

Để hiểu nguyên nhân người bệnh đột quỵ rơi vào hôn mê thì cần hiểu được lý do người bệnh gặp phải đột quỵ. Có nhiều lý do khác nhau dẫn tới đột quỵ trong đó có thể chia thành những dạng chính là: đột quỵ do tắc mạch và đột quỵ do có huyết khối. Cả hai dạng này đều rất nguy hiểm và có khả năng gây hôn mê thậm chí là tử vong.

Đột quỵ(tai biến mạch máu não) xuất hiện bởi nguồn cung cấp oxy và dưỡng chất cho não bị gián đoạn khiến nguồn cung máu lên não bị tắc nghẽn. Điều này cũng xuất hiện bởi máu đông gây tắc động mạch não hoặc mạch máu não vỡ và máy chảy ra đè lên các mô não khiến mô chết đi.

Đột quỵ cũng có thể xảy ra khiến áp lực nội sọ tăng vọt và trường hợp đột quỵ xuất huyết não có thể dẫn tới hôn mê. Sưng não hoặc phù não cũng có thể khiến người bệnh có nguy cơ hôn mê sau khi đột quỵ cao hơn.

1.3 Tình trạng bệnh đột quỵ dẫn tới hôn mê

Hôn mê thường phổ biến nếu người bệnh xảy ra đột quỵ nghiêm trọng và đột quỵ thân não.

Đột quỵ nghiêm trọng có thể khiến người bệnh hôn mê bởi tác động đến não rất lớn. Đột quỵ khiến dễ sưng tấy và tăng áp lực đến nội sọ khiến người bệnh bị hôn mê.

Thân não chứa Hệ thống kích hoạt lưới (RAS) có vai trò như một mạng lưới ở não kiểm soát những trạng thái thức và ngủ. Nếu như hệ thống RAS tổn thương bởi đột quỵ thì có thể khiến người bệnh hôn mê và để bệnh nhân tỉnh lại thì đòi hỏi hệ thống RAS và ít nhất một bán cầu não hoạt động trở lại.

Tuy nhiên, không phải chỉ đột quỵ lớn và đột quỵ thân não khiến người bệnh hôn mê mà hai loại đột quỵ này sẽ có tỷ lệ hôn mê cao hơn. Mỗi tình trạng đột quỵ sẽ có mức độ và hậu quả khác nhau tùy theo nhiều yếu tố.

Hôn mê khi đột quỵ

Mỗi tình trạng đột quỵ sẽ có hậu quả và di chứng khác nhau

1.4 Thời gian bệnh nhân đột quỵ bị hôn mê là bao lâu?

Khó có thể khẳng định chính xác thời gian mà người bệnh đột quỵ hôn mê bởi đột quỵ kéo dài bao lâu là khác nhau ở mỗi người. Người bệnh có thể hôn mê một vài ngày cho đến một vài tuần. Nghiêm trọng hơn, cũng có những trường hợp kéo dài nhiều năm hoặc vĩnh viễn.

Trước đây có nhiều nghiên cứu khẳng định hôn mê do đột quỵ thường không thể hồi phục tuy nhiên có nhiều trường hợp phục hồi muộn thông qua tính mềm dẻo của não bộ.

Khi bệnh nhân hồi phục sau đợt hôn mê thì có thể tỉnh lại chậm và thường bệnh nhân chỉ có thể cử động nhe nhàng sau đó sẽ hồi phục những phản ứng khác sau đó.

2. Hướng dẫn cách xử lý khi bệnh nhân bị hôn mê do đột quỵ

2.1 Người nhà nên làm gì cho bệnh nhân đột quỵ bị hôn mê?

Mặc dù đã hôn mê bất tỉnh nhưng bệnh nhân vẫn có thể nghe được tiếng nói chuyện xung quanh nên để giúp người hôn mê do đột quỵ là hãy nói chuyện với người bệnh nhiều hơn.

Mặc dù khó có thể chắc chắn người bệnh có nghe được hay không nhưng đây cũng là cách để giúp bệnh nhân cảm nhận những điều đã và đang xảy ra khiến người bệnh giải tỏa những lo lắng và căng thẳng khi được chăm sóc.

Hôn mê khi đột quỵ

Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để giải tỏa tâm lý căng thẳng

Bên cạnh đó, người nhà cũng có thể lựa chọn liệu pháp kích thích hôn mê để điều trị chuyên sâu giúp các giác quan của người bệnh được kích thích mạnh mẽ. Phương pháp này có thể áp dụng cho bệnh nhân trong khoảng 8 giờ mỗi ngày.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng liệu pháp kích thích hôn mê này có thể thu ngắn thời gian người bệnh hôn mê. Tuy nhiên, điều này có thể áp dụng với hiệu quả khác nhau cho từng trường hợp nên bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để thực hiện cho người thân.

2.2 Cần làm thế nào khi người hôn mê do đột quỵ tỉnh dậy

Khi người thân bị hôn mê do đột quỵ tỉnh dậy thì người thân và người bệnh cần chuẩn bị tâm lý cho việc hồi phục cơ thể.

Sau khi hôn mê người bệnh có thể gặp phải tình trạng tê liệt sau đột quỵ và điều quan trọng là phục hồi lại chức năng cơ thể cho bệnh nhân càng sớm càng tốt.

Những phương pháp có thể áp dụng cho bệnh nhân bao gồm: liệu pháp điều trị, vật lý trị liệu, bài tập vận động cơ thể… Người bệnh cần thực hiện những bài tập này một cách nghiêm túc và chăm chỉ để tăng tính mềm dẻo và khả năng chữa lành giúp quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn.

Đồng thời bạn cũng nên tham gia vào những hội nhóm hỗ trợ người bệnh đột quỵ để có thể chia sẻ, tâm sự và nhận kinh nghiệm từ những bệnh nhân cùng hoàn cảnh.

Trên đây là những điều cần biết về tình trạng hôn mê khi đột quỵ, bất kì ai đều nên nắm chắc kiến thức này vì không thể chắc chắn bạn có gặp phải tình huống này ngoài đời không. Nắm được kiến thức cơ bản về đột quỵ có thể giúp bạn trong những tình huống khẩn cấp và bảo vệ sức khỏe cho những người xung quanh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital