Trên thực tế, hầu hết mọi người đều từng trải qua quá trình mọc răng khôn. Trong đó, tình trạng hôi miệng do mọc răng khôn có lẽ là một vấn đề nhức nhối. Điều này đã gây không ít ảnh hưởng tới sức khỏe và cả sinh hoạt hàng ngày. Sau đây là những nguyên nhân và cách để khắc phục tình trạng hôi miệng răng khôn.
Menu xem nhanh:
1. Tình trạng mọc răng khôn và răng khôn bị mọc lệch
Răng khôn thường là chiếc răng mọc lên sau cùng và nằm ở vị trí sâu bên trong miệng. Giai đoạn mọc răng khôn thường sẽ rơi vào khoảng 10-17 tuổi tùy từng người. Ngoài ra, một số trường hợp cũng mọc răng khôn muộn hoặc thậm chí không có mầm răng khôn.
Thông thường một người sẽ có từ 2-4 răng khôn mọc ở góc hàm. Trong đó, răng khôn hàm dưới có hay bị thiếu chỗ vì mọc sau cùng. Từ đó, tình trạng răng mọc lệch, mọc ngầm dễ xảy ra.
Hiện nay, những câu hỏi như mọc răng khôn gây hôi miệng hay mọc răng khôn lệch có nên nhổ không được đưa ra khá nhiều. Trên thực tế, nếu như một chiếc răng khôn còn đủ chỗ mọc thì không nhất thiết nhổ bỏ. Thế nhưng, những trường hợp mọc lệch sẽ gây ra những tác hại nhất định với răng hàm ở bên cạnh, với lợi, với xương ở xung quanh thì nên được nhổ bỏ.
2. Nguyên nhân gây hôi miệng răng khôn
Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm thường kéo theo nhiều vấn đề. Đặc biệt là tình trạng gây nên mùi khó chịu cho hơi thở. Vậy thì hiện tượng hôi miệng răng khôn thường xảy ra vì nguyên do gì. Sau đây là một vài nguyên nhân thường gặp để lý giải cho vấn đề này:
2.1 Thức ăn phân hủy
Khi răng khôn mọc kẹt hay mọc ngầm sẽ dẫn tới tình trạng thức ăn bị mắc ở kẽ răng. Tuy nhiên, vì nướu vị trí mọc răng khôn luôn sưng và đau nhức nên nhiều người hay bỏ qua bước làm sạch tại vị trí này. Sau một vài ngày, những thức ăn bám lại không được xử lý sẽ phân hủy protein bởi những vi khuẩn. Từ đó, chúng gây nên những mùi hôi khó chịu.
2.2 Nhiễm trùng
Khi răng khôn mọc sẽ gây nên tình trạng nứt lớp nướu răng ở phía trên. Điều này để giúp cho răng có thể trồi ra ngoài. Lúc này, vùng nướu sẽ rất nhạy cảm và dễ bị tấn công bởi vi khuẩn. Từ đó, việc nhiễm trùng dễ xảy ra và gây mùi hôi khó chịu.
2.3 Răng sâu
Răng khôn nằm ở chỗ trong cùng của cung hàm nên sẽ khó để vệ sinh sạch sẽ. Khi không được làm sạch hoàn toàn, những thức ăn sẽ bám lâu ngày trong sẽ răng. Đó chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tiếp tục tấn công dẫn tới những vấn đề răng miệng. Điển hình nhất là tình trạng răng sâu, hôi miệng.
2.4 Nguyên nhân khác
Hôi miệng do răng khôn còn có thể xuất phát từ một số yếu tố khác như:
– Miệng bị ám mùi do ăn một số loại thực phẩm như tỏi, hành, mắm, cá, …
– Miệng bị khô dẫn tới vi khuẩn dễ dàng sinh sôi, tấn công. Từ đó, chúng gây nên tình trạng hôi miệng.
– Nhiễm trùng ở những mô mềm nằm quanh răng khôn như má, lưỡi, …
– Những thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu, đồ uống có cồn, …
3. Cách khắc phục tình trạng hôi miệng răng khôn
Có thể thấy, mọc răng khôn là quá trình tạo điều kiện thuận lợi cho sự tấn công của những vi khuẩn. Để xử lý tình trạng hôi miệng răng khôn, ta cần thực hiện những biện pháp sau:
3.1 Răng khôn mọc thẳng
Với trường hợp răng khôn mọc thẳng, mọc đúng vị trí thì không nhất thiết ta phải nhổ bỏ. Tuy nhiên, phần nướu răng vẫn sẽ chịu những tổn thương dẫn tới viêm nhiễm trong quá trình mọc răng khôn. Do đó, ta cần thực hiện một số phương pháp điều trị để khắc phục:
– Thực hiện vệ sinh răng miệng sạch sẽ, chải răng đều đặn 2-3 lần mỗi ngày, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa.
– Với những trường hợp bị viêm, súc miệng với nước muối loãng đem lại hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn tốt. Điều này là bởi ở trong muối có thành phần giúp diệt khuẩn, ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi.
– Trong những trường hợp răng mọc thẳng nhưng vẫn bị viêm nặng, ta nên điều trị bằng kháng sinh. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc phù hợp để khắc phục bệnh.
3.2 Răng khôn mọc lệch, viêm nhiễm
Với những bệnh nhân gặp tình trạng răng khôn mọc lệch dẫn tới viêm nặng thì cần nhổ bỏ. Đây là biện pháp giúp loại bỏ đi tình trạng bị hôi miệng do răng khôn triệt để. Sau khi thực hiện nhổ răng khôn, ta cần lưu ý: không súc miệng trong ít nhất 6 tiếng đầu để tránh nguy cơ bị chảy máu, hạn chế ăn các loại đồ ăn rắn, thô, đồ cay, nóng, không khạc nhổ nhiều và mạnh, không uống rượu bia, …
4. Cách phòng tránh tình trạng hôi miệng răng khôn
Tình trạng hôi miệng do răng khôn gây nhiều ảnh hưởng, khiến người bệnh thiếu tự tin. Để ngăn ngừa tình trạng này, ta cần lưu ý những điều sau:
– Vệ sinh răng miệng: Ta nên sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng dễ dàng. Đồng thời, việc ngậm nước muối loãng nên được duy trì mỗi ngày.
– Cải thiện chế độ ăn uống: Hạn chế những đồ uống có cồn và chất kích thích như rượu, bia, cà phê, những đồ uống nhiều đường. Ngoài ra, các món ăn gây mùi như hành, tỏi, cá, … cũng nên được hạn chế.
– Ta nên sử dụng những loại thực phẩm có khả năng hỗ trợ làm sạch răng miệng như dâu tây, táo, trà bạc hà, trà xanh, … để có khoang miệng sạch, hơi thở thơm mát.
– Không hút thuốc lá để tránh tình trạng bị khô miệng, vi khuẩn sinh sôi tạo mùi hôi khó chịu.
– Nếu như gặp tình trạng nướu răng sưng to, đau nhức khi răng khôn mọc, ta cần tới ngay bệnh viện để được kiểm tra, điều trị kịp thời.
– Thăm khám nha khoa mỗi năm 1-2 lần để có thể kiểm soát tình trạng răng miệng.
Trên đây là một vài thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng hôi miệng răng khôn. Tốt hơn hết, ta nên tới nha khoa ngay khi mọc răng khôn để có thể kiểm tra tình trạng, tránh những ảnh hưởng, biến chứng gây hại tới sức khỏe.