Hỏi đáp về bệnh hen suyễn căn bệnh nguy hiểm

Hen suyễn là gì? Hen suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường thở, hậu quả của quá trình tương tác giữa cơ địa dị ứng với các yếu tố gây bệnh hen suyễn từ ngoài môi trường. Hen suyễn gây ra các triệu chứng như ho, khò khè, khó thở, nặng ngực tái đi tái lại nhiều lần, xuất hiện khi cơ thể tiếp xúc với các yếu tố gây triệu chứng hen suyễn như là thay đổi thời tiết, phấn hoa, bụi, mùi nồng, tiếp xúc siêu vi hô hấp. Đây là một bệnh rất thường gặp tại Việt Nam và toàn thế giới.

Hen suyễn gây ra các triệu chứng như ho, khò khè, khó thở, nặng ngực tái đi tái lại nhiều lần.

Hen suyễn gây ra các triệu chứng như ho, khò khè, khó thở, nặng ngực tái đi tái lại nhiều lần.

1. Làm thế nào để phòng ngừa các cơn hen suyễn?

Có rất nhiều cách mà bạn có thể áp dụng để ngăn chặn tiến triển của bệnh hen suyễn và các cơn hen suyễn:
– Giảm thiểu tiếp xúc với các nguyên nhân gây hen suyễn: người bệnh hen suyễn trước hết cần xác định những yếu tố gây ra cơn hen suyễn và có biện pháp để tránh tiếp xúc với các yếu tố này. Ví dụ nếu bị hen suyễn do dị ứng lông chó, mèo, cần hạn chế tiếp xúc với chó, mèo sẽ giúp giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn hen suyễn. Với những trường hợp không thể tránh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, sử dụng một số loại thuốc mà bác sĩ kê đơn có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng.
– Dùng thuốc hen suyễn: Nhiều người bị hen suyễn mạn tính dùng thuốc (thường là một corticosteroid dạng hít) làm giảm các chứng viêm đường hô hấp. Nghiên cứu cho thấy rằng uống những loại thuốc này trên một cơ sở hàng ngày làm giảm nguy cơ bị các cơn hen.

2. Tại sao ở một số người tình trạng bệnh hen suyễn trở nên trầm trọng hơn khi sử dụng thuốc?

Những trường hợp tình trạng hen suyễn trở nên nghiêm trọng hơn khi sử dụng thuốc, cần thông báo ngay cho bác sĩ.

Những trường hợp tình trạng hen suyễn trở nên nghiêm trọng hơn khi sử dụng thuốc, cần thông báo ngay cho bác sĩ.

Trong trường hợp này, có khả năng là người bệnh nhạy cảm với aspirin và thuốc chống viêm không steroid  (còn gọi là NSAIDs) như ibuprofen (Advil hay Motrin) hoặc naproxen (Aleve hoặc Naprosyn). Đây là yếu tố có thể kích hoạt hen suyễn nghiêm trọng và người bệnh  nên tránh sử dụng  tất cả các loại thuốc này. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể để kê đơn thuốc khác phù hợp hơn.

3. Tác dụng phụ của các loại thuốc giãn phế quản là gì?

Tác dụng phụ của thuốc giãn phế quản là:

  • Nhịp tim nhanh
  • Đau đầu
  • Căng thẳng
  • Run rẩy

Những tác dụng phụ thuốc giãn phế quản có xu hướng xảy ra ở các thuốc nhiều hơn thuốc dạng hít. Tuy nhiên, đôi khi ngay cả với thuốc dạng hít, các tác dụng phụ nêu trên cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên các tác dụng phụ không mong muốn sẽ giảm dần sau khi cơ thể bắt đầu thích ứng với thuốc. Nếu vẫn cảm thấy khó chịu và các tác dụng phụ này tiếp tục xảy ra, cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị.

4. Thuốc điều trị hen suyễn có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Với những phụ nữ mang thai, kiểm soát bệnh hen suyễn là điều quan trọng không chỉ với sức khỏe người mẹ mà còn vì sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Với những phụ nữ mang thai, kiểm soát bệnh hen suyễn là điều quan trọng không chỉ với sức khỏe người mẹ mà còn vì sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Với những phụ nữ mang thai, kiểm soát bệnh hen suyễn là điều quan trọng không chỉ với sức khỏe người mẹ mà còn vì sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Do đó  người bị hen suyễn đang mang thai hoặc dự định có con, cần hỏi ý kiến bác sĩ về các biện pháp để ổn định đường thở và những loại thuốc thích hợp có thể sử dụng. Rủi ro của việc không kiểm soát được cơn hen suyễn trong thai kỳ là lớn hơn so với rủi ro của việc sử dụng thuốc hen suyễn khi mang thai.

5. Làm thế nào để phòng ngừa các triệu chứng hen suyễn sau khi tập thể dục?

Người bệnh hen suyễn không nên hạn chế tập luyện thể dục vì lo ngại các triệu chứng. Sử dụng thuốc hít trước khi vận động có thể giúp kiểm soát và ngăn chặn triệu chứng hen suyễn do tập luyện. Ngoài uống thuốc hen suyễn, khởi động làm nóng cơ thể tước khi tập cũng có thể ngăn chặn sự tấn công của cơn hen suyễn. Tuy nhiên cần lưu ý tập thể dục bên ngoài nên được hạn chế khi nhiệt độ xuống thấp hoặc mức độ ô nhiễm không khí cao. Tình trạng lây nhiễm các loại virus, chẳng hạn do cảm lạnh, cũng có thể làm tăng các triệu chứng, vì vậy tốt nhất để hạn chế tập thể dục khi đang bị bệnh.

6. Cần phải làm gì khi cơn hen suyễn xuất hiện?

Cơn suyễn nguy hiểm có thể làm ngừng hô hấp và gây tử vong.

Cơn suyễn nguy hiểm có thể làm ngừng hô hấp và gây tử vong.

Cơn hen suyễn là tình trạng cấp tính trầm trọng của bệnh hen suyễn. Cơn hen suyễn thường tấn công rất đột ngột, gây ra các triệu chứng như ho, khò khè, nặng ngực, khó thở do tình trạng tắc nghẽn luồng khí thở khi các phế quản bị co thắt, sưng phù làm hẹp lòng phế quản và do đờm nhớt làm bít tắc phế quản. Cơn suyễn nguy hiểm có thể làm ngừng hô hấp và gây tử vong. Khi thấy có các dấu hiệu nêu trên, cần nhanh chóng gọi cấp cứu.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital