Hóc xương cá dễ gặp ở mọi đối tượng trong đời thường. Giải quyết việc bị hóc do xương cá có thể rất dễ, nhưng cũng không hề đơn giản. Trong khi đó, việc bi hóc do xương cá ở các vị trí đặc biệt lại mang những hiểm họa khôn lường. Hiểu đúng về hiện tượng này cùng bài viết ngay sau đây để có cho mình cách xử trí đúng cách khi gặp tình trạng mắc hóc xương cá trong đời sống.
Menu xem nhanh:
1. Hóc xương cá là hiện tượng phổ biến
Theo khảo sát, khoảng 43% người trên 18 tuổi từng bị hóc xương. Ngoài ra, tất cả đều biết hoặc nghe về vấn đề này. Có thể nói, hóc do xương cá rất phổ biến trong đời sống. Đó là hiện tượng hóc dị vật khi ăn uống, do trong quá trình xuống dạ dày, xương cá chưa được nghiền nát hoàn toàn và bị mắc lại trên đường vận chuyển.
1.1. Vì sao rất dễ hóc xương cá?
Hầu hết, cá mà chúng ta ăn hằng ngày đều có lượng xương khá lớn, đặc biệt là xương nhỏ và xương dăm. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu không cẩn thận, chúng ta có thể vô tình nuốt xương cá trong quá trình ăn uống mà không hề hay biết.
Những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng mắc nghẹt xương cá như:
– Răng chưa đủ/răng không đủ ở người già và trẻ nhỏ. Tình trạng này khiến xương nhỏ chưa được xử lý dễ lẫn trong đồ ăn và trôi xuống hầu họng qua quá trình nuốt.
– Ăn cá kèm theo việc uống nước, rượu, bia. Việc vừa ăn vừa uống khiến quá trình nhai không đảm bảo, đồ ăn chưa được nghiền nát hoàn toàn đã được nuốt xuống.
– Trẻ nhỏ ăn cá, nhưng còn sót xương cá trong đồ ăn. Do trẻ nhỏ không tự chủ nhặt bỏ xương cá được, nên nếu cha mẹ cho con ăn cá còn xương, sẽ khiến trẻ dễ dàng bị hóc.
– Bị sặc trong khi đang ăn uống. Khi bị sặc, chúng ta thường có cơ chế nuốt vội. Nếu đang ăn cá và bị sặc, việc hóc xương sẽ rất dễ xảy ra.
– Không tập trung khi ăn, nhai nuốt vội vàng. Điều này là nguyên nhân chủ yếu khiến xương cá dễ dàng bị nuốt và gây hóc. Vì thế, cần tránh việc cười đùa, nói chuyện hoặc khóc khi ăn, đặc biệt là với trẻ nhỏ.
1.2. Nhận biết mắc xương cá nơi cổ họng.
Việc hóc xương cá rất dễ nhận biết với trẻ em trên 6 tuổi và người lớn. Bởi, những đối tượng này có thể nhận thức được việc vừa nuốt xương cá. Thông thường, hóc do xương cá mang theo những biểu hiện như:
– Đau nhói, đau tức nơi cổ họng hoặc vị trí xương cá mắc lại.
– Cảm giác nghẹn, khó nuốt, nuốt không trôi.
– Cảm giác muốn ho, ho nhiều.
– Buồn nôn do thức ăn vào dạ dày bị ngưng trệ tại một vị trí
– Khó thở, ho ra máu – biểu hiện của việc xương cá đâm vào phổi, phế quản
Đặc biệt, không phải lúc nào việc xương cá mắc lại cũng được phát hiện ngay sau khi ăn cá. Do đó, cần chú ý để không chẩn đoán nhầm hay bỏ sót các nguy cơ với bản thân mình.
Ngoài ra, hóc do xương cá còn dễ xảy ra ở trẻ nhỏ. Cha mẹ cần xem xét trẻ có bị hóc sau khi ăn cá không. Hãy chú ý nếu trẻ có biểu hiện: Khó lóc, không chịu ăn, nôn trớ, bức bối khó chịu nơi ngực, đưa tay muốn móc ở ngực hoặc miệng, ho nhiều, ho ra máu,… Trẻ em chưa nói rõ tình trạng của mình được, do đó, cha mẹ nên cẩn trọng quan sát trẻ mỗi khi cho em ăn cá.
2. Hóc xương cá có nguy hiểm không?
Hóc xương cá ban đầu chỉ là việc xương cá đâm vào họng hầu khi ăn. Tuy vậy, nếu tình trạng này để lâu không được giải quyết, thì sẽ tạo ra nhiều hệ lụy:
– Gây tình trạng chán ăn, sa sút.
– Tại vị trí xương cá đâm, niêm mạc bị tổn thương và sưng, gây cảm giác đau đớn cho người bệnh.
– Xương cá để lâu không tiêu tan, lại bị tác động làm đâm sâu vào thành mạch, có thể làm tổn thương niêm mạc họng, tổn thương phế quản, thực quản, tổn thương mạch máu… gây hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là tính mạng.
Thực tế, có rất nhiều dẫn chứng về việc mắc nghẹn xương cá và làm tổn thương họng hầu. Mới đây nhất, một bệnh nhân 61 tuổi ở Cần Thơ cũng được phát hiện biến chứng ho ra máu, viêm phổi nặng sau khi bị mảnh xương của cá ghim vào hầu họng lâu ngày. Chính vì thế, cần khẩn trương loại bỏ tình trạng xương cá mắc trong cổ họng, Đồng thời, cần nâng cao cảnh giác để không gặp phải tình huống khó chịu và nhiều nguy hiểm này.
3. Cách chữa hóc xương cá an toàn, khoa học.
3.1. Chữa mắc nghẹn xương cá tại nhà
Có nhiều mẹo để chữa hóc do xương cá gây nên. Bạn đã nghe về việc dùng chanh, dùng mật ong, tỏi, chuối,… để loại bỏ xương? Tuy nhiên, nếu các đồ ăn mà bạn sử dụng để chữa hóc không những không giúp bạn xử lý vấn đề, mà còn khiến xương đâm sâu hơn vào niêm mạc và các vị trí quan trọng thì sao? Xử trí xương cá mắc nghẹn đúng cách cần làm theo các bước sau:
– Bước 1: Sử dụng đèn pin đủ sáng để soi vào khu vựng hầu họng, kiểm tra xem có nhìn thấy xương cá mắc nghẹn không.
– Bước 2: Nếu thấy xương cá mắc nghẹn ở cổ họng, hãy sử dụng kẹp y tế để lấy ra cần thận. Đặc biệt, tránh việc làm tổn thương đến các cơ quan khác khi gắp xương ra.
– Bước 3: Thử uống nước để kiểm tra xem liệu còn xương cá bị mắc lại không. Nếu có thể uống nước bình thường và không cảm giác đau, nghẹn họng, thì vấn đề hóc xương đã được giải quyết.
– Bước 4: Nếu đã thực hiện các bước trên mà tình trạng không đỡ, hoặc không tìm thấy xương cá để gắp, tốt nhất, bạn nên nhờ các chuyên gia tai mũi họng uy tín để được hỗ trợ.
3.2. Chữa hóc xương cá tại các cơ sở Tai Mũi Họng uy tín
Khi đến các cơ sở y khoa Tai Mũi Họng để giải quyết tình trạng hóc do xương cá, bạn sẽ được các bác sĩ kiểm tra xác định vị trí và hình dạng xương, nhằm đưa ra phương pháp giải quyết an toàn.
– Kiểm tra sơ lược phát hiện xương cá mắc nơi đầu họng.
– Sử dụng thiết bị nội soi để tìm vị trí và kích thước mảnh xương.
– Chụp X-quang trong trường hợp không xác định được vị trí xương (rất ít khi xảy ra).
Ngoài ra, sau khi thực hiện gắp xương cá, các bác sĩ sẽ cân nhắc kê đơn phục hồi. Các bác sĩ cũng hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng đúng cách, phù hợp để hạn chế vấn đề sưng nóng, viêm nhiễm hầu họng do xương cá gây nên.
Điều quan trọng nhất là, hãy nâng cao sự cảnh giác để không bị hóc xương cá. Để làm được điều đó, cần chú ý: ăn chậm, nhai kỹ, cẩn trọng khi ăn cá. Bên cạnh đó, đừng quên luôn chú ý an toàn, liên hệ các cơ sở y khoa uy tín khi cần hỗ trợ vấn đề xương cá mắc nghẹn khi ăn uống để luôn an tâm thực hiện các biện pháp an toàn cho bản thân.