Hiện tượng hóc xương cá không khó bắt gặp trong đời sống. Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng đã biết hết về những nguy hiểm mà hiện tượng này đem lại. Đồng thời, trong cuộc sống, đôi khi bắt gặp hiện tượng này, rất nhiều người đang xử lý sai cách. Hãy cùng TCI xem bài viết dưới đây để hiểu hơn về hiện tượng bị hóc xương cá này nha.
Menu xem nhanh:
1. Hóc xương cá – Hiện tượng phổ biến trong đời sống
1.1. Nguyên nhân khiến chúng ta bị hóc xương cá
Tình trạng hóc là hiện tượng bị vướng mắc xương hoặc dị vật ở khu vực cổ họng, khiến chúng ta không thể ăn uống bình thường được. Hóc xương cá chính là tình trạng bị hóc do xương cá gây ra. Có khá nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng hóc xương cá, trong đó là những tai nạn khi ăn cá mà:
– Vừa ăn cá vừa cười đùa, nói cười dẫn đến tình trạng sặc và nuốt vội xương cá trong miệng.
– Uống nước, uống rượu trong khi ăn và vô tình nuốt xương cá.
– Trẻ nhỏ ăn cháo hoặc cơm với cá nhưng không được loại bỏ hết xương trong món ăn nên bị hóc.
– Người chưa đủ răng hoặc thiếu răng nuốt vội cá lẫn xương.
Ngoài ra, còn nhiều trường hợp khác khiến hóc xương cá khá phổ biến trong đời sống hiện nay. Trong đó, đối tượng thường gặp tình trạng này chủ yếu là ở trẻ nhỏ. Nhưng không vì thế mà hóc xương cá ở người lớn hiếm gặp.
1.2. Làm thế nào để nhận ra tình trạng bị hóc xương cá?
Hóc xương cá dễ nhận biết. Bạn có thể nhận ra ngay tình trạng hóc xương cá khi đang ăn cá. Đó là lúc vừa nuốt xong đồ ăn có cá thì có cảm giác có xương đâm ngang họng hoặc chọc vào họng không thể nuốt xuống được. Cảm giác đau nhức khá dễ nhận biết. Thông thường, vị trí xương cá hóc ở đâu thì cảm giác đau sẽ khá rõ ở vị trí đó. Bên cạnh đó là cảm giác nghẹn, khó nuốt, kể cả nước bọt hay đồ ăn.
Một số trường hợp bị hóc xương cá có thể có những biểu hiện khác như nôn ói, ho nhiều, khó thở, mặt đỏ bừng hoặc tím tái,…
Với trẻ em là những đối tượng chưa có trải nghiệm hóc xương cá, cũng không nói được rõ ràng để biểu thị tình trạng hóc, cha mẹ nên chú ý khi trẻ có những biểu hiện hóc khi đang ăn cá:
– Trẻ khóc bất thường và không chịu ăn nữa dù trước đó ăn rất bình thường.
– Trẻ ho nhiều, mặt đỏ gay gắt, có thể kèm theo việc chảy nước dãi.
– Trẻ có biểu cảm đau tức vùng họng, đưa tay lên khu vực cổ họng hoặc đưa tay vào miệng theo chiều muốn móc gì đó.
– Nước bọt của trẻ có màu hồng. Điều này do xương cá đâm vào cổ họng và gây chảy máu và khiến nước bọt của trẻ có nhiễm máu.
2. Hiện tượng bị hóc xương cá liệu có gây nguy hiểm?
Rất nhiều người thường coi hóc dị vật cũng như hóc xương cá là hiện tượng bình thường, không gây ra nguy hiểm nào ngoại trừ cảm giác khó chịu ban đầu. Người ta cũng cho rằng, hết đau, hết khó nuốt là hết hóc và không cần lo lắng. Thế nhưng, đây là những suy nghĩ sai lầm. Không phải bất cứ tình huống hóc nào cũng nguy hiểm, nhưng rất nhiều trường hợp người bị hóc xương cá phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng.
– Hóc xương cá đâm vào thành họng có thể khiến họng bi viêm nhiễm, tại nên các vấn đề như viêm họng, áp xe thành họng và nguy cơ biến chứng dẫn đến các bệnh hô hấp.
– Xương cá có thể rơi xuống khu vực đường thở, gây bít tắc đường thở, khiến người bị hóc đối diện với tình trạng ngạt thở, ngất, tắc thở và có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
– Xương cá mắc ở khu vực phế quản, phổi có thể gây viêm nhiễm, hoại tử các mô xung quanh, áp xe quanh khu vực đường thở, gây các hiện tượng như viêm thanh quản, viêm phổi, xẹp phổi, bít tắc đường thở và khiến người bị hóc ngạt thở, có thể dẫn đến tử vong.
– Hóc xương cá cũng có thể di chuyển từ khu vực đường thở xuống đường tiêu hóa. Nếu xương cá không được xử lý theo quá trình tiêu hóa thông thường mà đâm vào các cơ quan này, người bị hóc có thể đối diện với các vấn đề như thủng dạ dày, viêm phúc mạc,…
3. Cách xử lý khi gặp hiện tượng hóc do xương cá
3.1. Nghiệm pháp Heimlich chữa hóc dị vật đường thở
Nghiệm pháp Heimlich là phương pháp quen thuộc trong điều trị hóc dị vật tại các cơ sở Tai Mũi Họng. Với cơ chế tác động lực vừa đủ lên lưng hoặc cơ hoành của người bị hóc để đẩy dị vật ra ngoài, đây cũng là cách để chữa hóc xương cá hiện nay.
Hình thức cơ bản của nghiệm pháp này như sau: Người hỗ trợ đứng sau và cùng hướng với người bị hóc. Khi đó, vòng hai tay theo tư thế ôm bụng người bị hóc. Hai tay của người hỗ trợ sơ cứu tạo thành nắm đấm và đan vào nhau sao cho vị trí tay ở cơ hoành của người bị hóc (ngay dưới hai xương ức). Sau tư thế chuẩn bị này, hãy dùng lực dứt khoát vào nắm tay để tác động vào cơ hoành của người bị hóc theo hướng sâu vào trong và theo chiều hướng lên ngực. Thực hiện động tác này khoảng 10 lần không liên tiếp.
Với tình trạng người bị hóc không tỉnh táo, sau khi liên hệ cấp cứu, hãy đặt họ ở tư thế nằm. Người hỗ trợ sơ cứu lúc này ở tư thế đối diện người bị hóc, dùng gót 2 tay đan chéo đẩy dị vật cho người bị hóc ở vị trí cơ hoành như cách trên.
Cũng cần chú ý rằng, không phải tất cả mọi trường hợp sơ cứu đều có tác dụng. Xương cá đôi khi không ra khỏi đường miệng sau phương pháp này. Thêm nữa, dù xương cá được lấy hay không, người bị hóc cũng cần đến các cơ sở y tế để khám kiểm tra tình trạng hóc dị vật cũng như xử lý các vấn đề mà xương cá đã gây ra.
3.2. Gắp xương cá để đảm bảo không bị hóc xương cá
Tùy theo từng vị trí xương cá gây hóc mà việc gắp xương cá được tiến hành theo các cách khác nhau.
– Với xương cá gây hóc ở vị trí có thể nhìn trực tiếp qua kiểm tra bằng đèn pin thông thường, các bác sĩ sẽ tiến hành gắp xương cá trực tiếp với kẹp y tế phù hợp sau khi xịt gây tê.
– Với xương cá gây hóc ở vị trí hạ họng hoặc không thể nhìn trực tiếp, bác sĩ sẽ nội soi gắp xương cá cho bệnh nhân.
– Với tình trạng xương cá gây hóc kèm theo các biến chứng nặng như gây viêm nhiễm, hoại tử mô hay tác động đến các cơ quan hô hấp, hình thức phẫu thuật gắp dị vật sẽ được cân nhắc tùy theo tình trạng của người bị hóc. Trong trường hợp xấu, người bị hóc có thể cần được phẫu thuật mở đường cánh từ bên ngoài để điều trị phù hợp.
4. Những sai lầm trong xử trí hóc xương cá
Dù là hiện tượng thông thường và phổ biến, việc xử trí trước hóc xương cá hiện nay có nhiều sai lầm:
– Để người bị hóc xương cá cố gắng ăn cơm, khoai, bánh mì,… để nuốt xương cá xuống hệ tiêu hóa.
– Vỗ lưng hoặc vuốt ngực sai cách cho người hóc.
– Sử dụng các mẹo dân gian để chữa hóc và không tiếp nhận điều trị.
– Không đến các cơ sở Tai Mũi Họng để kiểm tra tình trạng sót xương cá còn bị hóc sau khi hết cảm giác đau và nuốt vướng do bị hóc.
Nhìn chung, hiện tượng hóc xương cá phổ biến nhưng không phải ai cũng xử trí đúng cách khi đối mặt với tình huống này. Nếu không may gặp tình trạng hóc xương cá, điều cần thiết là phải loại bỏ xương cá cho người bị hóc, tránh những biến chứng mà xương cá có thể để lại. Chính vì thế, cần sớm đến các cơ sở y tế để thăm khám và được điều trị phù hợp theo đúng tình trạng và vấn đề xương cá gây ra.