Hiện tượng bị bệnh trĩ là vấn đề cực kỳ phổ biến trong xã hội hiện nay. Căn bệnh này tuy lành tính nhưng đem lại nhiều khó chịu và phiền toái cho người bệnh mắc phải. Trong bài viết này, cùng nhau lý giải bệnh trĩ cùng những cách hiệu quả để “đối phó”.
Menu xem nhanh:
1. Hiện tượng bị bệnh trĩ và những điều cần biết
1.1. Lý giải cơ chế bệnh sinh dẫn đến hiện tượng bị bệnh trĩ
Bệnh trĩ gây cảm giác vướng víu khó chịu cho người bệnh, hình thành do sự giãn nở, căng phồng quá mức của các tĩnh mạch hậu môn.
Lý giải cho hiện tượng này, các chuyên gia đưa ra hai giả thiết về cơ chế bệnh sinh của trĩ như sau:
– Giải thích theo lý thuyết về mạch máu: Thông thường, máu theo các động mạch từ tim đến các bộ phận và quay về bằng các tĩnh mạch. Trong một vài trường hợp vì một số lí do mà máu ở tĩnh mạch hậu môn không hồi lưu mà ứ trệ tại đó. Lâu dần, sự ứ trệ này tạo ra tình trạng tĩnh mạch căng phồng, hình thành nên các búi trĩ.
– Giải thích theo lý thuyết cơ học: Các mạch máu chịu tác động lực lớn từ các hoạt động bên ngoài của con người nên giãn ra, gây ra bệnh trĩ. Các tác động lực có thể đến từ yếu tố như ngồi lâu, đứng nhiều gây tăng áp lực ổ bụng, tình trạng táo bón, thói quen rặn mạnh khi đại tiện,..
1.2. Hiện tượng bị bệnh trĩ được chia thành những loại nào?
Dựa theo vị trí và một số đặc điểm tính chất mà các chuyên gia thường chia bệnh thành trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.
Trĩ nội là hiện tượng búi trĩ nằm ở bên trong ống hậu môn, phân bố trên đường lược và khó quan sát trong giai đoạn đầu khi búi trĩ chưa sa ra ngoài.
Trĩ ngoại nằm ở bên ngoài ống hậu môn, bên dưới đường lược và có thể phát hiện dễ dàng hơn so với trĩ nội.
Trĩ hỗn hợp là khi bệnh nhân bị cả trĩ nội lẫn trĩ ngoại, trong nhiều trường hợp trĩ nội sa ra ngoài và kết búi với trĩ ngoại bên ngoài.
Ngoài ra, mỗi loại trĩ đều có 4 cấp độ khác nhau tương ứng với độ nặng tăng dần. Nhìn chung, cấp độ 1 thường là giai đoạn bắt đầu của bệnh trĩ, các triệu chứng gần như khó nhận biết. Nhiều bệnh nhân phát hiện trĩ giai đoạn này thông qua thăm khám nội soi bệnh lý khác. Độ 2, 3 là giai đoạn bệnh tiến triển và bắt đầu nặng lên, giai đoạn mà hầu hết bệnh nhân đã nhận ra triệu chứng. Đây cũng là giai đoạn mà bệnh nhân nên loại bỏ trĩ ngay trước khi quá nặng – chuyển sang giai đoạn 4 của bệnh.
1.3. Các biểu hiện giúp bạn nhận biết đã mắc bệnh trĩ
Bệnh trĩ thường có dấu hiệu chung điển hình là tĩnh mạch căng phồng tạo nên búi trĩ. Các búi này gây ngứa ngáy, khi phát triển hơn sẽ dẫn đến đau rát, phiền toái hơn trong lao động và sinh hoạt hàng ngày. Kèm theo đó là hậu môn thường ẩm ướt, chảy dịch rất khó chịu.
Đối với trĩ nội, biểu hiện đặc trưng là chảy máu kèm theo khi đại tiện. Máu có thể chảy lượng nhiều, nhỏ giọt thậm chí chảy theo tia, máu đỏ tươi bởi giàu oxy và thường không kèm lẫn trong phân. Trĩ ngoại cũng gây chảy máu tuy nhiên không nhiều bằng trĩ nội.
Đối với trĩ ngoại, biểu hiện đặc trưng là những cơn đau đớn dữ dội khiến bệnh nhân không thể nằm ngửa hay ngồi ở giai đoạn nặng. Điều này thường được lý giải là do các búi trĩ nằm bên ngoài hậu môn và dễ dàng tiếp xúc với quần áo trang phục, ghế ngồi,..
2. Đối phó với bệnh trĩ: Cần thực hiện như thế nào?
2.1. Điều trị dứt điểm bệnh trĩ tại các cơ sở y tế chuyên khoa
Trĩ là căn bệnh lành tính và có thể điều trị dứt điểm được. Tuy nhiên điều này cần được thực hiện theo chỉ định sau khi thăm khám chuyên khoa bệnh trĩ. Bệnh nhân thay vì điều trị tại nhà thì cần đến bệnh viện khám và có phác đồ cụ thể theo tình trạng bệnh.
Thông thường, với bệnh trĩ ở dạng nhẹ (cấp 1 và một số trường hợp cấp 2) bác sĩ có thể kê đơn thuốc và người bệnh điều trị nội khoa. Các loại thuốc thường có mục đích giảm đau đớn và các triệu chứng do trĩ đem lại, hỗ trợ nhuận tràng và làm tăng độ bền của hệ thống tĩnh mạch hậu môn, tránh để chúng giãn ra thêm. Ngoài ra, một số bệnh nhân mất máu nhiều sẽ được kê thêm thuốc bổ máu.
Với bệnh trĩ tiến triển hoặc đã nặng thì các can thiệp ngoại khoa thường được chỉ định để loại bỏ sớm và triệt để. Các phương pháp được dùng nhiều hiện nay thường bao gồm: Công nghệ Laser Diode không dao kéo, phương pháp Longo ít xâm lấn, phương pháp Milligan – Morgan, Ferguson kinh điển. Mỗi phương pháp phù hợp với tình trạng trĩ khác nhau. Người bệnh nên tới khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của mình. Nếu trĩ ở độ chưa quá nặng, việc can thiệp bằng Laser Diode là ưu tiên hàng đầu nhằm mang lại hiệu quả cao, ít đau, ít biến chứng hẹp hậu môn và nhanh chóng hồi phục.
Nhìn chung, bệnh nhân nên thăm khám sớm để việc điều trị đạt được hiệu quả cao hơn so với khi để trĩ quá nặng mới đi chữa.
2.2. Phòng tránh trĩ hiệu quả từ những việc đơn giản hàng ngày
Bệnh trĩ có thể phòng tránh đơn giản không ngờ bằng những việc sau:
– Tránh xa táo bón bằng cách ăn nhiều rau xanh, quả chín, hạn chế đồ cay nóng khó tiêu, chiên rán, thực phẩm nhiều đạm. Hãy uống đủ nước mỗi ngày để phân mềm, đại tiện dễ dàng hơn, ngoài ra nên tránh các thức uống có cồn như rượu, bia bạn nhé.
– Luôn giữ một chế độ vận động hợp lý, tăng cường tập thể dục thể thao giúp tiêu hóa tốt hơn, hạn chế các bệnh tiêu hóa cũng như giảm khả năng bị trĩ. Ngoài ra, vận động còn giúp bạn tránh ngồi lâu một chỗ tạo áp lực gây trĩ, cũng như giúp tuần hoàn lưu thông. Nên tìm hiểu và tập các bài tập, các bộ môn phù hợp với tình trạng sức khỏe và tránh động tác gây áp lực lớn lên hậu môn.
– Có cho mình một thói quen đại tiện hợp lý và lành mạnh như: đại tiện theo khung giờ cố định giúp ổn định nhu động ruột, không đại tiện quá lâu, không sử dụng điện thoại khi đại tiện, không rặn quá mạnh khi đại tiện,..
Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn có cái nhìn rõ nét hơn về hiện tượng bị bệnh trĩ, cũng như những cách xử trí để phòng và tránh căn bệnh oái oăm này.