Việc đưa trẻ đi tiêm phòng đúng lịch và đầy đủ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ hình thành kháng thể để chống lại các bệnh nguy hiểm, trong đó vắc xin 5 trong 1 (5in1) cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên vì một số nguyên nhân, một số trẻ 3 tháng tuổi vẫn chưa được tiêm mũi 5 trong 1 đầu tiên. Trong bài viết dưới đây, TCI sẽ giúp bố mẹ tìm hiểu về lịch tiêm vắc xin 5 trong 1 và trẻ 3 tháng tiêm mũi 5 trong 1 đầu tiên có sao không? Bố mẹ cùng đọc để tìm hiểu và biết hướng xử trí khi con mình thuộc trường hợp này nhé.
Menu xem nhanh:
1. Giới thiệu vắc xin 5 trong 1
1.1. Vắc xin 5in1 phòng bệnh gì?
Vắc xin 5 trong 1 là vắc xin kết hợp thành phần của 5 loại vắc xin khác nhau trong cùng một mũi tiêm, nhằm giúp bảo vệ trẻ khỏi 5 bệnh nguy hiểm.
Vắc xin 5 trong 1 bảo vệ trẻ em bằng cách kích thích hệ miễn dịch sản sinh ra các kháng thể chống lại 5 loại bệnh nguy hiểm có trong vắc xin. Đến khi trẻ tiếp xúc với vi khuẩn hoặc virus thực sự ở tương lai, những kháng thể này sẽ nhanh chóng ngăn chặn sự lây nhiễm và giảm nguy cơ mắc bệnh cũng như biến chứng nguy hiểm từ bệnh.
Những bệnh nguy hiểm mà vắc xin 5 trong 1 giúp trẻ em phòng tránh là:
– Bạch hầu: Bạch hầu là bệnh gây ra bởi vi khuẩn Corynebacterium diphtheria, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm cơ tim, suy thận, thậm chí là tử vong.
– Ho gà: Bệnh ho gà là một bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, gây ra các triệu chứng như ho liên tục kéo dài, suy hô hấp, và có thể dẫn đến tử vong, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
– Uốn ván: Uốn ván là một bệnh do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra, có thể làm co 1 vùng cơ cụ thể hoặc co cứng cơ toàn thân, khiến trẻ bị đau nhức nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong.
– Viêm phổi + Viêm màng não do Hib: Vi khuẩn Hib khi xâm nhập vào cơ thể có thể dẫn đến phù nề họng,làm ngạt thở hoặc viêm màng não và phù não, gây ra các biến chứng nghiêm trọng như điếc, mù một phần, bại não, chậm phát triển trí tuệ, động kinh, thậm chí là tử vong.
– Bại Liệt hoặc Viêm gan B tùy thuộc vào loại vắc xin: Hiện nay có hai loại vắc xin 5 trong 1 được sử dụng phổ biến là Pentaxim và ComBE Five. Cả hai đều giúp phòng ngừa 5 bệnh nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, bao gồm 4 bệnh kể trên và có sự khác biệt về bệnh số 5. Vắc xin Pentaxim giúp phòng bệnh bại liệt gây ra bởi virus Polio, có thể dẫn đến liệt tủy sống hoặc liệt cơ hô hấp dẫn đến tử vong hoặc là để lại di chứng tàn tật suốt đời cho người bệnh. Vắc xin ComBE Five giúp phòng bệnh viêm gan B, có thể dân đến suy gan, xơ gan, ung thư gan.
1.2. Lịch tiêm vắc xin 5 trong 1
Dưới đây là chi tiết về lịch tiêm vắc xin 5 trong 1 được khuyến nghị rộng rãi tại Việt Nam:
– Trẻ cần tiêm vắc xin 5 trong 1 đầu tiên khi trẻ 8 tuần tuổi (tức 2 tháng tuổi).
– Tiêm các mũi tiêm tiếp theo khi trẻ đạt 3 và 4 tháng tuổi, mũi tiêm nhắc lại là 12 tháng sau mũi 3
– Lưu ý rằng trẻ cần hoàn thành 4 mũi tiêm kể trên trước khi được 2 tuổi
– Nếu bỏ lỡ lịch tiêm, cần sắp xếp cho trẻ tiêm phòng bù trong thời gian sớm nhất.
Lịch tiêm vắc xin 5 trong 1 được thiết kế để đảm bảo rằng trẻ nhận đủ số mũi tiêm cần thiết giúp xây dựng miễn dịch mạnh mẽ và phòng ngừa hiệu quả các loại bệnh nguy hiểm. Bố mẹ cần theo dõi và đưa trẻ đến cơ sở y tế đúng lịch để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả của vắc xin.
Trong một số trường hợp, trẻ em tiêm mũi vắc xin 5 trong 1 muộn có thể là do:
– Trẻ đang ốm, sốt, mệ mỏi hoặc trẻ đang mắc các bệnh cấp tính khi 2 tháng tuổi.
– Tình trạng khan hiếm vắc xin 5 trong 1 trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia và cả trong tiêm chủng dịch vụ.
3. Trẻ 3 tháng tiêm mũi 5 trong 1 đầu tiên có sao không?
Ban đầu, trẻ sinh ra sẽ nhận được miễn dịch từ mẹ thông qua rau thai và bú sữa mẹ. Tuy nhiên, miễn dịch này sẽ giảm dần theo thời gian, trong khi đó, hệ miễn dịch của trẻ còn “non yếu” khiến trẻ dễ nhiễm phải các bệnh nguy hiểm như bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt,…
Lịch tiêm vắc xin 5 trong 1 được thiết kế để đảm bảo trẻ có kháng thể mạnh mẽ để chống lại các bệnh nguy hiểm mà không gặp các vấn đề nguy hiểm liên quan đến tiêm vắc xin quá sớm hoặc quá muộn.
– Nếu tiêm quá sớm, trẻ chưa đủ sức khỏe để phản ứng lại với vắc xin, tiêm vắc xin có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và hiệu quả tiêm phòng.
– Nếu tiêm muộn, trẻ có nguy cơ mắc bệnh, gặp biến chứng nguy hiểm liên quan đến bệnh và khả năng tạo ra kháng thể khi tiêm có thể không đạt được tối ưu.
Đôi khi, trẻ có thể tiêm mũi 5 trong 1 ở thời điểm muộn hơn do nhiều lý do khác nhau như trẻ bị ốm, mũi tiêm khan hiếm hoặc hết, hoặc cha mẹ bận rộn quên mất lịch tiêm của con, khiến cha mẹ cảm thấy lo lắng về khả năng phòng ngừa bệnh.
Dù trẻ 3 tháng mới tiêm mũi 5 trong 1 đầu tiên không phải là lịch tiêm được khuyến nghị, tuy nhiên, vẫn có thể mang lại sự bảo vệ cho bé khỏi những bệnh truyền nhiễm. Quan trọng nhất là trẻ được duy trì lịch trình tiêm chủng và trước khi tiêm cần được thảo luận với bác sĩ để đảm bảo rằng tiêm chủng là an toàn và hiệu quả.
4. Vắc xin 5 trong 1 khan hiếm có thể cho con tiêm vắc xin 6 trong 1
Việc trẻ tiêm vắc xin muộn đôi khi là không tránh khỏi, đặc biệt khi vắc xin 5 trong 1 đang trong thời gian khan hiếm. Trong trường hợp này, bố mẹ có thể cân nhắc lựa chọn cho con tiêm vắc xin 6 trong 1 để đảm bảo rằng con nhận vắc xin đúng lịch và có đủ khả năng phòng ngừa trước các bệnh truyền nhiễm.
Vắc xin 6 trong 1 bao gồm các thành phần để phòng ngừa một loạt các bệnh nguy hiểm, bao gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não do Hib. Lựa chọn vắc xin 6 trong 1 giúp lịch tiêm phòng của con được thực hiện thuận lợi hơn và giảm thiểu tình trạng khan hiếm vắc xin.
Hiện nay Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI có cung cấp đầy đủ vắc xin 6 trong 1 cho trẻ em, bao gồm cả hai loại vắc xin 6 trong 1 phổ biến hiện nay là vắc xin 6 trong 1 Hexaxim và 6 trong 1 Infanrix Hexa.
Trước khi tiêm chủng, bác sĩ tại TCI sẽ tư vấn thông tin chi tiết cho bố và mẹ về việc tiêm vắc xin 6 trong 1 có phù hợp với con hay không, lịch tiêm chủng cụ thể như thế nào, sau khi tiêm trẻ cần được chăm sóc ra sao để giảm nhẹ tác dụng phụ và đạt hiệu quả phòng ngừa ở mức tối đa.
Để được tư vấn chi tiết về tiêm phòng vắc xin cho con, bố mẹ vui lòng liên hệ với TCI để được hỗ trợ.