Hóc xương cá uống thuốc gì để có thể ổn định tình hình, phòng các biến chứng? Điều này chắc hẳn không nhiều người nghĩ đến bởi thực tế, hầu như các tình huống xương cá trôi tự nhiên sau khi hóc thường không để ý tình trạng này. Thế nhưng, không ít trường hợp vì thế mà phải đối mặt với tình trạng viêm nhiễm khu vực họng hầu.
Hóc xương cá là tình huống rất dễ xảy ra trong đời sống. Tuy nhiên, đây là một hiện tượng mang tính tác động từ ngoại lực trực tiếp từ vật chất. Vì thế, điều trị căn bản dựa trên việc gắp xương cá khỏi vị trí hóc qua đường miệng. Đây cũng là cách để phòng tránh các biến chứng lâu dài mà xương cá gây hóc để lại.
Menu xem nhanh:
1. Trả lời vấn đề hóc xương cá, bệnh nhân cần uống thuốc gì
Về vấn đề uống thuốc gì khi hóc xương cá được các bác sĩ cho biết: Không có loại thuốc nào để chữa hóc hiện nay, Khi bị tình trạng hóc, xương cá đâm cổ và cần được xử lý gấp để tránh những tình trạng như đau đớn, nuốt nghẹn, thậm chí là khó thở, bệnh nhân cần nhanh chóng được lấy dị vật xương ra tại các cơ sở y tế Khi này, các bác sẽ xem xét xem, xương các có làm tổn thương, viêm nhiễm hầu họng cũng như vị trí hóc không, từ đó quyết định xem có chỉ định thêm thuốc cho bệnh nhân phòng ngừa và chống viêm nhiễm cũng như loại bỏ các vấn đề mà hóc để lại. Tuy nhiên, không nhiều trường hợp nhất thiết sử dụng đến thuốc.
Một số tình trạng nguy kịch vì vấn đề hóc xương cá thường được cân nhắc thuốc sử dung sau thủ thuật điều trị. Đó là những tình huống xương cá gây tình trạng viêm tấy, áp xe thành thực quản, hoặc xương cá tại khu vực đường thở, gây áp xe, bít tắc đường thở. Một số khác, người bệnh cố móc họng lấy xương cá hoặc cố ăn đẩy xương cá xuống đường tiêu hóa, trong quá trình đó, xương cá va chạm với niêm mạc và gây trầy xước, viêm nhiễm. Khi này, sau nội soi gắp dị vật, bác sĩ sẽ kê chống nhiễm trùng bằng kháng sinh, chống viêm phù hợp cho bệnh nhân.
2. Chữa hóc xương cá nhanh chóng, đúng cách cho người bệnh
2. 1. Nhận biết triệu chứng của người bệnh bị hóc xương cá
Tùy theo từng trường hợp, vị trí hóc, kích thước xương cá mà người bị hóc có thể có những biểu hiện khác nhau:
– Nghẹn ứ nơi cổ họng, nuốt cảm giác không trôi
– Nuốt đau, không ăn uống ngon hoặc không ăn uống được
– Tăng tiết đờm dãi nên dễ bị chảy dãi, nhất là với trẻ em
– Dãi có màu đỏ do máu từ việc niêm mạc bị chảy máu do xương cá đâm vào
– Ho nhiều do cơ chế đẩy xương cá ra ngoài. Một số trường hợp có hiện tượng buồn nôn khi bị hóc.
– Tình trạng ho có thể dữ dội, mặt mày từ đỏ sang tím tái, có thể kèm theo hiện tượng khó thở, nghẹt thở, thậm chí là tắc thở hoặc bất tỉnh.
Với những trường hợp nguy kịch ảnh hưởng đến đường thở, cần thực hiện sơ cứu cho bệnh nhân để đảm bảo tính mạng, trong khi đó, cần không quên gọi cấp cứu để phòng ngừa trường hợp sơ cứu bất thành hoặc tình trạng nguy kịch hơn của bệnh nhân.
2.2. Phương pháp chữa hóc với người bệnh tỉnh táo
Một số trường hợp hóc xương cá không quá khó xử lý. Đó là khi xương cá hóc ngay đầu miệng họng. Khi này, các bác sĩ sẽ dùng đèn clar để soi họng, xác định vị trí xương hóc và dùng kẹp phù hợp để khéo léo gắp xương cá ra khỏi vị trí hóc. Trong trường hợp xương cá không được nhìn thấy khi soi đèn clar, các bác sĩ sẽ xác định vị trí xương bằng cách nội soi, chụp CT hoặc X-quang.
2.3. Chữa hóc cho người bệnh bất tỉnh hoặc đang nguy kịch
Đây là những trường hợp hóc xương cá cần gọi cấp cứu gấp, đồng thời tiến hành sơ cứu nhằm giúp bệnh nhân thoát khỏi tình trạng nguy kịch do xương cá gây nên.
2.3.1. Với bệnh nhân hóc bất tỉnh
Nếu người bị hóc xương cá bất tỉnh hoặc không có ý thức, cần nhanh chóng đặt bệnh nhân nằm trên mặt phẳng nhẵn. Sau đó, thực hiện sơ cứu chữa hóc cho bệnh nhân bằng cách:
– Ngồi ở vị trí đối mặt với người bị hóc từ thế nửa ngồi, nửa quỳ, hai đầu gối dạng ở vị trí hai đùi ngoài của bệnh nhân.
– Khi này, xác định vùng thượng vị (dưới xương sườn, trên rốn) của bệnh nhân.
– Đặt gót 1 bàn tay lên vùng thượng vị bệnh nhân, tay còn lại đặt trên mu bàn tay này để tăng thêm lực đẩy, đồng thời ấn vào vùng này 5 lần mạnh mẽ theo hướng từ ngoài vào trong và hướng lên phần ngực của bệnh nhân.
– Sau khi thực hiện thao tác này, hãy kiểm tra xem bệnh nhân đã tỉnh hoặc thở lại bình thường chưa. Nếu chưa, hãy thực hiện thao tác này tiếp tục cho đến khi bác sĩ cấp cứu đến tiếp nhận xử lý.
Nếu bệnh nhân bất tỉnh có tình trạng ngưng thở, cần tiến hành hà hơi thổi ngạt cho bệnh nhân trong khi kết hợp với phương pháp đẩy dị vật trên.
2.3.2. Với bệnh nhân hóc kèm khó thở
Thực hiện sơ cứu cho bệnh nhân bằng cách:
– Để bệnh nhân đứng và đứng sau bệnh nhân để chuẩn bị sơ cứu.
– Vòng tay qua bụng với tư thế ôm bệnh nhân.
– Một tay nắm thành nắm đấm, tay còn lại ôm tay này và đặt vào vị trí thượng vị của bệnh nhân.
– Dùng lực dứt khoát giật 5 lần theo hướng từ ngoài vào trong và hướng lên trên để khiến dị vật rơi khỏi khu vực chèn ép đường thở.
– Nếu bệnh nhân chưa hồng hảo, tỉnh tảo lại, có thể thực hiện động tác này từ 5 đến 10 lần trong lúc chờ bác sĩ cấp cứu đến.
Lưu ý: Nếu bệnh nhân không đủ sức lực để đứng, hãy đặt bệnh nhân nằm như sơ cứu với người bệnh hóc bất tỉnh.
2.4. Với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi bị hóc
Với trẻ nhỏ, cần thực hiện việc ấn ngực, vỗ lưng cho trẻ khi trẻ bị hóc. Nguyên tắc thực hiện sơ cứu này là đặt đầu trẻ thấp hơn so với chân (dù ở tư thế úp hay ngửa) và tác động đúng vào vùng ngực và lưng giữa hai xương bả vai của trẻ để đẩy dị vật xương.
Cần chú ý rằng, sau sơ cứu, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế tai mũi họng để được bác sĩ kiểm tra tình trạng sót dị vật, đề phòng đúng cách với tình trạng xương cá để lại những biến chứng cũng như được tư vấn hóc xương cá uống thuốc gì sau sơ cứu gắp dị vật hợp lý.