Đau họng nuốt dị vật liệu có sao không? – Đây là thắc mắc rất căn bản và thường được hỏi trong các tình huống hóc dị vật. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu đúng và có cách xử lý phù hợp khi gặp tình trạng này nhé.
Menu xem nhanh:
1. Đau họng nuốt dị vật – Cần xem xét cùng các dấu hiệu khác
Đau họng khi nuốt dị vật là hiện tượng điển hình trong dị vật họng. Tuy nhiên, không phải mọi tình trạng đau họng khi nuốt này đều được kết luận là hóc dị vật. Chúng ta cần kết hợp theo dõi các dấu hiệu đi kèm để có kết luận chính xác và phù hợp nhất.
1.1. Đau họng do hóc dị vật
Trước hết, cần hiểu đúng dị vật là gì. Dị vật họng thường bắt gặp trong đời sống rất đa dạng như:
– Xương cá, các mảnh xương gà, xương các loại động vật,…
– Đồ ăn như: viên kẹo, hạt lạc,…
– Đồ chơi trẻ em: mảnh ghép lego, các đồ chơi kích thước nhỏ
– Đồ vật trong nhà: cây kim, cái cúc, kẹp tam giác, cục pin…
– Vật có sẵn trong miệng: khuyên lưỡi, răng giả,…
– Côn trùng sống.(Trường hợp ít gặp nhưng có thể xảy ra.)
Trong trường hợp đau họng do nuốt một trong những dị vật trên được gọi là hóc dị vật nếu kèm theo các đặc trưng:
– Cảm thấy nghẹn, tắc nghẽn trong cổ họng
– Cảm giác nôn khan, muốn nôn ói để dị vật ra
– Ho nhiều
– Đau kèm cảm giác rát trong cổ họng.
Hóc dị vật thường dễ nhận biết ngay sau khi người bệnh bị hóc. Các dấu hiệu trên có thể có mức độ nặng nhẹ tùy thuộc vị trí và tùy hình dạng của dị vật gây hóc.
1.2. Đau họng không do hóc
Đôi khi, nuốt dị vật không nhất thiết dẫn đến tình trạng hóc. Tức là, dị vật, có cảm giác đau họng nhưng dị vật không vướng ở cổ họng. Với tình huống này, cảm giác đau họng có thể không kéo dài lâu. Một số trường hợp do vật nuốt vào kích thước lớn hoặc bề mặt dị vật gồ ghề, nên dù không gây hóc, vẫn gây đau cho cổ họng trong thời gian dài hơn. Nếu gặp trường hợp này, bạn có thể bảo người đang bị đau họng đó uống nước hoặc nuốt thử để xem có cảm giác bị chặn ngang ở họng không. Nếu không có cảm giác khó nuốt, tức là người đó không bị hóc dị vật họng.
Trong tình huống dị vật không bị nghẹn ở cổ, nhưng là vật có tính nguy hiểm như cây kim, cục pin điện tử, nhẫn,… hãy đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ.
2. Hóc dị vật họng có nguy hiểm không?
Hóc dị vật rất phổ biến và có thể lặp lại nhiều lần với một người. Các dấu hiệu khi mắc dị vật họng có thể có các cấp độ khác nhau tùy theo từng trường hợp. Theo đó, việc hóc dị vật nguy hiểm hay không cũng tùy thuộc từng ca bệnh. Bên cạnh đó, vấn đề ngày cũng phụ thuộc rất nhiều vào cách xử lý cũng như thời điểm điều trị của mỗi người.
2.1. Hóc dị vật gây ra nhiều nguy cơ
– Gây những khó chịu nhất định cho người bệnh. Cảm giác đau họng, nuốt vướng, khó nuốt,… đều là những vấn đề ảnh hưởng đến sinh hoạt của mỗi người. Với trẻ em, điều này càng được chú ý hơn bởi có có thể ảnh hưởng đến cân nặng và sự phát triển của trẻ.
– Nguy cơ nguy hiểm tại chỗ: Nghẹt thở, tắc thở có thể là những nguy cơ lớn với nhiều trường hợp hóc dị vật. Đó là khi dị vật mắc kẹt ở vị trí cản trở đường thở. Nhiều trường hợp hóc dị vật liền có phản ứng khó thở, ngất lim vì thiếu khí cũng do tình trạng này. Nguy hiểm hơn, nếu dị vật khiến tắc thở hoàn toàn và người bệnh không được sơ cứu đúng cách, kịp thời, có thể dẫn đến tử vong.
2.2. Biến chứng xa khi bị hóc dị vật
Một số tình huống hóc dị vật gây tổn thương cho vùng niêm mạc họng. Trong điều kiện thông thường, các tổn thương này có thể tự phục hồi do cơ chế tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, nếu họng người bệnh thường xuyên chịu các yếu tố tổn thương như bia, rượu, thuốc lá, đồ ăn cay nóng,.. thì nguy cơ viêm nhiễm có thể xảy ra, gây viêm họng và các viêm nhiễm khác. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp không gắp dị vật dứt điểm. Vấn đề dị vật lâu dài và gây tổn thương trong cổ họng có thể gây nên tình trạng áp xe, viêm nhiễm cục bộ,… Biến chứng xa, tình trạng này có thể gây các ổ viêm nhiễm hô hấp, nhiễm trùng máu,… nhiều nguy hiểm.
Trường hợp dị vật sắc nhọn như kim, xương cá,… có thể gây nhiều hệ lụy không kiểm soát nếu không được xử lý gắp dị vật. Đặc biệt, nếu dị vật theo đường thức ăn đi qua thực quản, dạ dày,… có thể đâm vào thành các cơ quan này và tạo ra các nguy cơ viêm nhiễm hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Do đó, cần hết sức cẩn trọng trong những tình huống này.
3. Những lưu ý khi bị đau họng nuốt dị vật
Đau họng do nuốt dị vật có nhiều cấp độ và nguy hiểm cũng là một trong những vấn đề phải lưu ý khi bị hiện tượng này. Do đó, khi gặp tình huống này, hãy chú ý:
– Xác định đúng vấn đề để có cách xử lý phù hợp.
– Sớm loại bỏ dị vật họng và các dị vật nguy hiểm đã nuốt phải đúng cách.
– Đến các cơ sở y khoa Tai Mũi Họng uy tín để an tâm lấy dị vật đúng cách.
– Tránh những yếu tố gây tổn thương cao khi bị hóc dị vật:
+ Cố ăn miếng lớn để nuốt vật hóc trong họng.
+ Cố dùng tay móc dị vật
+ Sử dụng mẹo để làm mềm dị vật nhưng gây tổn thương cho họng, dạ dày và sức khỏe.
Những trường hợp cố móc dị vật họng đều có thể gây hậu quả xấu. Đặc biệt, điều này có thể khiến dị vật đâm sâu vào thành họng, hoặc đến các vị trí gây khó khăn cho việc điều trị sau này.
Đau họng nuốt dị vật có thể nói là hiện tượng rất dễ bắt gặp. Bạn nên cảnh giác và chú ý quan sát khi gặp tình huống này. Khi đó, cần chú ý không để vấn đề dị vật họng trở nên nguy hiểm và khó lường. Nếu không thể xử lý đúng cách, hãy tìm đến các cơ sở y khoa uy tín để được hỗ trợ phù hợp.