Bệnh trĩ và ung thư trực tràng đều nằm trong danh sách những bệnh lý về hậu môn – trực tràng. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp cho quý độc giả thông tin cũng như cách phân biệt hai loại bệnh lý này.
Menu xem nhanh:
1. Giải thích: Bệnh trĩ và bệnh ung thư trực tràng được hiểu như thế nào?
1.1. Lý giải bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là căn bệnh cực kỳ phổ biến với tỷ lệ mắc rất cao. Bệnh hình thành khi các đám rối tĩnh mạch hậu môn giãn nở, căng phồng trong thời gian dài. Tình trạng này dẫn đến việc tạo ra các búi trĩ. Khi búi trĩ lớn lên sẽ sa ra ngoài hoặc gây tắc mạch. Chúng gây ra rất nhiều những phiền toái cho người bệnh trong sinh hoạt, đặc biệt là hoạt động đại tiện.
Bệnh trĩ chia thanh hai loại: trĩ nội và trĩ ngoại, với 4 cấp độ tăng dần từ nhẹ đến nặng. Ngoài ra, trĩ hỗn hợp là tình trạng kết hợp các đặc điểm, tính chất của bệnh trĩ nội và trĩ ngoại.
Bệnh trĩ là bệnh có thể chữa được nếu bệnh nhân được thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị hợp lý. Tuy nhiên cần chú trọng tính kịp thời. Bệnh trĩ khi còn nhẹ rất dễ điều trị. Tuy nhiên, với mức độ nặng hơn hoặc bệnh nhân không đáp ứng điều trị nội khoa thì các bác sĩ sẽ phải chỉ định mổ cắt trĩ.
1.2. Lý giải ung thư trực tràng
Ung thư trực tràng là bệnh được gây ra bởi các tế bào ung thư, những tế bào này bắt nguồn từ ruột kết. Sự phát triển bất thường của các tế bào này có thể gây xâm lấn hoặc lan ra các tế bào khỏe khác trong cơ thể.
Bệnh ung thư trực tràng là căn bệnh nguy hiểm do mang tính chất của bệnh ung thư, khó điều trị. Ngoài ra, đây cũng là biến chứng của một số bệnh đường tiêu hóa và bệnh trĩ. Ung thư trực tràng nếu không phát hiện và chữa trị sớm thì có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.
2. Tại sao lại nhầm lẫn bệnh trĩ và bệnh ung thư trực tràng
Bệnh trĩ và bệnh ung thư trực tràng thường bị nhầm lẫn với nhau do vị trí. Cả hai bệnh đều xảy ra ở khu vực hậu môn, trực tràng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực này. Ngoài ra, dấu hiệu nhận biết của hai bệnh có phần khá tương đồng với nhau. Tình trạng đi ngoài ra máu xảy ra ở cả hai bệnh. Điều này rất dễ khiến cho người bệnh nhầm lẫn và hoang mang.
Cách tốt nhất để nhận biết được bệnh vẫn là đến thăm khám bác sĩ. Tuy nhiên, ngoài ra bạn có thể tham khảo một số điểm khác biệt giữa hai loại bệnh này dưới đây.
3. Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư trực tràng
3.1. Phân biệt bệnh trĩ và ung thư trực tràng dựa vào máu khi đại tiện
Mặc dù cả hai bệnh đều có triệu chứng là xuất hiện máu khi đi đại tiện, tính chất của máu khác nhau giúp phân biệt dễ dàng hơn.
Đối với bệnh ung thư trực tràng
Người bệnh sẽ bị chảy máu nhưng màu máu đỏ thắm, kèm theo dịch, mủ gây nhớt. Ngoài ra, lượng máu chảy không phụ thuộc vào quy luật nào. Máu chảy không thường xuyên và có lúc ít, lúc nhiều.
Đối với bệnh trĩ
Máu chảy ra là loại máu đỏ tươi, giàu oxy, hiếm khi lẫn vào phân mà đi kèm với phân. Tình trạng chảy máu có đặc trưng là tăng dần theo từng cấp độ bệnh. Bệnh trĩ ở dạng nhẹ thì chảy máu khá ít. Khi bệnh trở nặng, đặc biệt với trĩ nội, lượng máu sẽ nhiều bất thường, đôi khi chảy máu theo tia hoặc nhỏ giọt. Điều này nguy hiểm vì có thể gây ra bệnh thiếu máu.
3.2. Phân biệt bệnh trĩ và ung thư trực tràng dựa vào các triệu chứng khác
Ngoài chảy máu, hai loại bệnh còn có những triệu chứng khác nhau như sau:
Đối với các triệu chứng ung thư đại tràng
– Người bệnh sẽ đi ngoài nhiều hơn, phân mỏng và hẹp hơn so với bình thường. Bên cạnh đó, chất nhầy sẽ đi kèm với phân nhiều hơn.
– Thường xuyên mót rặn nhưng không thể rặn hay đi vệ sinh như bình thường.
– Tình trạng táo bón và tiêu chảy xen lẫn nhau gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
– Tình trạng đau bụng quặn thắt, bệnh càng nặng càng đau. Điều này khác với bệnh trĩ do bệnh trĩ không gây đau bụng.
– Cơ thể suy nhược, chán ăn, mệt mỏi và khó thở, chóng mặt thường xuyên.
Đối với triệu chứng của bệnh trĩ:
– Người bệnh nhận biết rõ ràng qua búi trĩ và cảm giác cộm ngứa, vướng víu. Đặc biệt, khi búi trĩ quá to và sa ra ngoài (trĩ nội) hoặc quá to gây tắc mạch (trĩ ngoại), các biểu hiện trở nên rất rõ ràng và khó để nhầm lẫn với ung thư trực tràng.
– Dịch nhầy quanh hậu môn. Dịch nhầy sẽ xuất hiện quanh rìa hậu môn và nhiều lên khi bệnh trĩ nặng dần lên.
– Cảm giác ngứa ngáy, sưng, phù nề ở hậu môn, khiến người bệnh khó khăn khi ngồi hoặc thậm chí là khi đi lại.
3.3. Những ai dễ mắc bệnh trĩ và bệnh ung thư trực tràng
Bên cạnh triệu chứng và tính chất bệnh, đối tượng mắc bệnh cũng có nhiều điểm khác nhau.
Bệnh trĩ: Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh. Mọi độ tuổi, mọi giới tính đều có nguy cơ mắc bệnh trĩ. Đặc biệt những nhóm đối tượng có nguy cơ mắc cao hơn là người cao tuổi, người bị táo bón, người ngồi nhiều, phụ nữ sau sinh,…
Bệnh ung thư trực tràng: Căn bệnh này được ghi nhận là phổ biến hơn ở nhóm tuổi trung niên: 40-55 tuổi. Đặc biệt, những đối tượng sau có nguy cơ cao hơn: Người bị viêm đại tràng, loét đại tràng, người có người thân bị ung thư,…
Ngoài ra, cần nhớ rằng cách sinh hoạt và chế độ ăn uống cũng là nguyên nhân tăng nguy cơ bị bệnh. Những người có chế độ ăn ít chất xơ, quá nhiều đạm sẽ rất dễ bị các bệnh về tiêu hóa và hậu môn – trực tràng.
3.4. Xét nghiệm là cách chính xác nhất để phân biệt bệnh
Đối với chẩn đoán bệnh trĩ, các bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng. Sau đó có thể nội soi để phát hiện bệnh.
Đối với chẩn đoán ung thư trực tràng, bệnh nhân sẽ được khám sàng lọc theo các bước: thăm khám trực tràng, chụp hình trực tràng. Sau đó, bệnh nhân sẽ được xét nghiệm các bước tìm máu ẩn trong phân và xét nghiệm DNA phân. Cuối cùng, các bác sĩ sẽ chụp cắt lớp trực tràng để xác định bệnh.
Trên đây là những thông tin về bệnh trĩ và ung thư trực tràng, cùng các cách để phân biệt hai loại bệnh này. Hãy đi khám để được chẩn đoán rõ ràng và nhanh chóng, việc điều trị ở thời điểm bệnh còn nhẹ sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn.