Đột quỵ khi ngủ khó phát hiện, cấp cứu kịp thời và có thể để lại di chứng nặng nề, nghiêm trọng hơn là gây tử vong.
Menu xem nhanh:
1. Dấu hiệu đột quỵ khi ngủ
Nhìn chung, các triệu chứng, dấu hiệu đột quỵ khi ngủ cũng giống với triệu chứng đột quỵ xảy ra hằng ngày. Thế nhưng, điểm đáng lo ngại hơn là các triệu chứng có thể không được phát hiện cho đến khi người bệnh thức giấc. Lấy ví dụ như người bị đột quỵ lúc ngủ khi thức giấc sẽ cảm thấy thị lực mờ dần, ngồi dậy khó khăn, không cởi ga trải giường một cách thuận tiện…
Nhận biết sớm các dấu hiệu có vai trò quan trọng, để chúng ta không bỏ qua “thời gian vàng” trong phòng ngừa, cấp cứu đột quỵ, tránh gặp các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo bệnh đột quỵ trong khi ngủ có thể xảy ra mà bạn cần chú ý. Các dấu hiệu đột quỵ có thể nhận biết trong khi ngủ (hoặc đang ngủ thức giấc mới nhìn thấy) hoặc sau khi tỉnh dậy.
1.1. Cơ thể tê cứng là dấu hiệu đột quỵ khi ngủ
Tay chân bị tê trong khi nằm cũng là một trong những dấu hiệu đột quỵ khi ngủ đáng chú ý. Người bệnh phải hết sức cẩn thận nếu triệu chứng tê xuất hiện ở một bên của cơ thể. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp triệu chứng không cầm, nắm đồ vật được.
1.2. Chảy nước dãi một bên là dấu hiệu đột quỵ khi ngủ
Vùng lưỡi sẽ bị tác động bởi việc thiếu oxy, thiếu máu. Từ đó làm chức năng dưới lưỡi suy yếu, dẫn đến tình trạng chảy nước dãi một bên, mắt trợn, há miệng. Đặc biệt, người bệnh có thể hay ngáp ngủ khi bị thiếu máu não, thiếu oxy trầm trọng, xơ vữa động mạch.
1.3. Các dấu hiệu bất thường cảnh báo đột quỵ khi ngủ
Để phòng ngừa đột quỵ khi ngủ, bạn cũng cần cẩn thận với các dấu hiệu như khó thở, nói ngọng bất thường, nhìn kém, suy giảm thị lực đột ngột…
2. Yếu tố nguy cơ gây đột quỵ khi ngủ
Chúng ta đã biết dấu hiệu đột quỵ khi ngủ hoặc các dấu hiệu khác cảnh báo tình trạng đột quỵ ra làm sao. Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về các yếu tố nguy cơ có thể xảy ra đột quỵ trong khi ngủ. Từ đó, mỗi người có thể chủ động phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ gặp phải bệnh lý nguy hiểm này.
2.1. Tắm đêm trước khi ngủ
Nhiệt độ cơ thể sẽ đột ngột thay đổi nếu bạn tắm đêm trước khi ngủ, khiến các mạch máu co lại. Điều này cũng sẽ tác động xấu đến việc tuần hoàn máu lên não, làm nguy cơ mắc đột quỵ tăng.
2.2. Sử dụng rượu bia trước khi ngủ
Thường xuyên uống rượu bia trước lúc ngủ cũng là nguy cơ tiềm ẩn cao xảy ra bệnh. Thói quen này có thể làm tắc nghẽn mạch máu, tăng khả năng bị xơ vữa động mạch, sinh ra cục máu đông.
Ngoài ra, sử dụng rượu bia trước khi ngủ cũng có thể làm huyết áp tăng đột ngột trong thời gian ngắn, dẫn đến nguy cơ đột quỵ.
2.3. Thói quen ăn đêm
Ăn khuya sẽ không có lợi đối với cơ thể. Đặc biệt là khi bạn chọn những thức ăn có nhiều chất béo, thức ăn nhanh, nước có gas… Nếu bạn giữ thói quen này sẽ dễ dàng gây ra hiện tượng tăng huyết áp, khiến nồng độ mỡ máu tăng cao, kích thích quá trình xơ vữa động mạch, hình thành những cục máu đông dẫn đến hiện tượng đột quỵ.
2.4. Căng thẳng, lo lắng
Lo lắng, căng thẳng quá độ cũng là yếu tố làm gia tăng nguy cơ xuất hiện triệu chứng đột quỵ khi ngủ. Hệ thần kinh trung ương sẽ bị ảnh hưởng khi tình trạng lo âu, stress kéo dài. Lúc này, cơ thể sẽ tiết nhiều hormone làm huyết áp tăng, có thể bị co thắt mạch máu não trong một khoảng thời gian ngắn. Từ đó làm nguy cơ đột quỵ tăng cao hơn nữa.
2.5. Dùng thiết bị điện tử nhiều
Dùng các thiết bị điện tử như vi tính, tivi, điện thoại di động… quá lâu trước khi ngủ sẽ khiến bạn thức khuya hơn. Đây cũng chính là lý do khiến cơ thể mỏi mệt, thường xuyên bị khó thở, làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ.
3. Biện pháp phòng tránh đột quỵ khi ngủ
Ngoài việc biết được những dấu hiệu, bạn cần biết cách phòng ngừa chứng đột quỵ nhằm đảm bảo sức khỏe cho bản thân. Dưới đây là một vài gợi ý giúp bạn phòng ngừa hoặc hạn chế đột quỵ, cụ thể như sau:
3.1. Thực hiện lối sống lành mạnh
Áp dụng một lối sống khoa học sẽ giúp bạn có thêm sức khoẻ, giảm nguy cơ mắc phải các bệnh nguy hiểm trong đó có đột quỵ lúc ngủ. Bạn được khuyến khích nên làm những việc sau:
– Ngủ đủ giấc, nâng cao chất lượng giấc ngủ và không thức khuya thường xuyên.
– Tránh căng thẳng, lo lắng và dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn sau khi làm việc.
– Tắm gội nhiều với nước lạnh, khăn lạnh. .. trước khi ngủ không phải là điều đáng lo ngại, bạn cần tránh.
– Luyện tập thể thao hằng ngày với tần suất và mức độ vừa phải.
– Khi thời tiết trở lạnh, nên chủ động bảo vệ sức khỏe bằng việc mặc ấm nhằm phòng tránh cảm lạnh và huyết áp tăng.
– Trước khi ngủ, bạn nên tránh sử dụng thiết bị điện tử.
3.2. Ăn uống khoa học
Bổ sung cho cơ thể đủ những dưỡng chất thiết yếu bằng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học.Việc làm này sẽ giúp bạn cải thiện trí nhớ, tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế nguy cơ mắc phải các bệnh nền liên quan đột quỵ khi ngủ như cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường…
Cụ thể, bạn cần ăn đúng, đủ bữa mỗi ngày. Bạn không nên ăn vào ban đêm, hạn chế ăn đồ ngọt hay mặn quá, tránh xa thức ăn nhanh, chế biến sẵn, có nhiều dầu mỡ… Song song đó, bạn cần thêm vào thực đơn nhiều loại hoa quả, rau củ, uống nhiều nước lọc, tránh các đồ uống có chứa chất kích thích, rượu bia. ..
3.3. Điều trị các bệnh tim mạch
Một số bệnh lý có thể là yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ lúc ngủ, chẳng hạn bệnh tiểu đường, vấn đề về tim mạch, huyết áp… Do đó, nhóm bệnh nhân này nên chủ động đến cơ sở y tế khám, điều trị, kiểm soát bệnh tật và giữ cho cơ thể khoẻ mạnh hơn.
3.4. Tầm soát nguy cơ đột quỵ
Để biết rõ về tình trạng sức khỏe của bản thân và đánh giá nguy cơ đột quỵ, bạn nên tầm soát sớm nguy cơ đột quỵ. Thông qua thăm khám, bác sĩ có thể kịp thời phát hiện những yếu tố nguy cơ gây đột quỵ. Ngoài ra, nếu nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường, bạn nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt.