Điều trị giảm tiểu cầu tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng này. Mục tiêu chính của điều trị là ngăn ngừa tử vong và tàn tật do chảy máu. Vì tiểu cầu là thành phần của máu giúp tạo thành cục máu đông để làm ngưng chảy máu (khi mạch máu bị tổn thương). Nếu thiếu tiểu cầu sẽ gây ra hiện tượng không hình thành được cục máu đông.
Menu xem nhanh:
1. Điều trị giảm tiểu cầu như thế nào?
Những người giảm tiểu cầu nhẹ có thể không cần điều trị. Vì người bệnh có thể không có triệu chứng hoặc tình trạng giảm tiểu cầu có thể tự biến mất.
Điều trị y tế được chỉ định cho các trường hợp giảm tiểu cầu nặng hoặc kéo dài. Tùy thuộc vào nguyên nhân khiến cho lượng tiểu cầu giảm sút, cách điều trị có thể bao gồm:
2. Điều trị nguyên nhân tiềm ẩn gây giảm tiểu cầu
Nếu có thể xác định được một bệnh lý hay một loại thuốc nào đó là nguyên nhân gây giảm tiểu cầu, thì giải quyết nguyên nhân đó sẽ ngăn chặn được tiểu cầu giảm.
Ví dụ nếu người bệnh bị giảm tiểu cầu do thuốc heparin gây ra, bác sĩ sẽ chỉ định ngừng sử dụng heparin và kê đơn một loại thuốc giảm loãng máu khác. Giảm tiểu cầu có thể kéo dài trong 1 tuần hoặc lâu hơn kể cả khi đã ngừng sử dụng thuốc heparin.
2.1. Truyền tiểu cầu
Đây là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa hoặc điều trị chảy máu cho các bệnh nhân giảm tiểu cầu hoặc có khiếm khuyết chức năng tiểu cầu nặng.
2.2. Thuốc
Nếu tình trạng giảm tiểu cầu có liên quan đến vấn đề về hệ miễn dịch, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để làm tăng tiểu cầu. Corticosteroid là loại thuốc thường được sử dụng đầu tiên. Nếu loại này không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể kê đơn thuốc khác mạnh hơn để kiềm chế hệ thống miễn dịch của người bệnh.
2.3. Phẫu thuật
Nếu đã áp dụng các phương pháp điều trị nêu trên nhưng không mang lại hiệu quả, người bệnh có thể sẽ phải phẫu thuật để cắt bỏ lá lách.
2.4. Ngăn chặn giảm tiểu cầu
Việc có thể ngăn chặn được giảm tiểu cầu hay không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Thông thường không thể ngăn ngừa được giảm tiểu cầu. Tuy nhiên có một số biện pháp có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe liên quan đến giảm tiểu cầu, chẳng hạn như:
- Hạn chế sử dụng rượu,bia: đồ uống có cồn làm chậm quá trình sản sinh tiểu cầu.
- Tránh tiếp xúc với hóa chất độc: các hóa chất như thuốc trừ sâu, asen, và benzene có thể làm chậm sự sản sinh tiểu cầu.
- Tránh sử dụng các loại thuốc đã từng làm giảm tiểu cầu trước đây.
- Biết được các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến tiểu cầu và làm tăng nguy cơ chảy máu, chẳng hạn như aspirin và ibuprofen. Những loại thuốc này có thể làm loãng máu.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp chẩn đoán và điều trị giảm tiểu cầu hiệu quả.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc còn có đội ngũ bác sĩ quốc tế giàu kinh nghiệm, tiếp xúc với nhiều nền y tế hiện đại trên thế giới, luôn thăm khám – tư vấn điều trị nhiệt tình, giúp bạn san sẻ nỗi lo về sức khỏe. Xem thêm thông tin chi tiết về đội ngũ bác sĩ quốc tế tại đây.
Tất cả những thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo. Tốt nhất người bệnh nên tới bệnh viện để được kiểm tra, thăm khám và tư vấn cách điều trị phù hợp.